Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 19-30

I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh:

 - Nắm được phương pháp nhân giống hoa và cây cảnh bằng hạt

 - Có thể vận dụng kiến thức vào thực tế để nhân giống một số loại hoa và cây cảnh ở địa phương bằng hạt.

 II.Chuẩn bị của GV - HS:

 - GV: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thêm một số tư liệu có liên quan để bồi dưỡng thêm kiến thức về hoa và cây cảnh.

 - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

 III. Tiến trình lên lớp::

 1. Ổn định tổ chức 2/:

 

doc24 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 19-30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy: PHẦN II: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TRỒNG, CHĂM SÓC HOA VÀ CÂY CẢNH BÀI 1. TIẾT 19 HOA VÀ CÂY CẢNH. PHÂN LOẠI HOA VÀ CÂY CẢNH I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Nắm được khái niệm về hoa và cây cảnh. Biết được vai trò của hoa và cây cảnh trong đời sống của con người. - Biết được cách phân loại hoa và cây cảnh - Có hứng thú trong học tập phần giáo dục địa phương “ Trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh”. II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thêm một số tư liệu có liên quan để bồi dưỡng thêm kiến thức về hoa và cây cảnh - HS: Đọc SGK. III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV: Hoa và cây cảnh là những loại cây trồng rất gần gũi với con người. Hoa và cây cảnh gồm những loại nào? Hs suy nghĩ hướng đến nội dung bài học HĐ2. Tìm hiểu khái niệm của hoa và cây cảnh GV: Đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức. GV: Hoa và cây cảnh cũng là những loại cây trồng nhưng khác với các loại cây trồng khác ở điểm nào? HS: Trả lời. (ở mục đích sử dụng) HĐ3. Tìm hiểu về vai trò của hoa và cây cảnh GV: Cho học sinh kể tên một số loại hoa và cây cảnh. GV: Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, những loại hoa và cây cảnh đó được trồng để làm gì? HS: Học sinh thảo luận và phát biểu tự do, nhiều cách trả lời khác nhau GV:Tổng kết câu trả lời của hs và ghi bảng HS: Ghi chép. HĐ4.Tìm hiểu về cách phân loại hoa và cây cảnh GV : Dựa vào tài liệu để phân loại hoa và cây cảnh. Giới thiệu có 3 loại hoa và cây cảnh và đặc điểm của từng loại - Bằng phương pháp gợi mở, giáo viên nêu câu hỏi đàm thoại. GV: Ở địa phương em có những loại hoa và cây cảnh thuộc nhóm nào? HS: Trả lời theo hiểu biết các em ở địa phương GV: Nhận xét câu trả lời của hs. Bổ sung và nêu thêm một số ví dụ cho từng loại trong từng nhóm cây I.Khái niệm: - Hoa và cây cảnh là những loại cây được trồng và chăm sóc trong những điều kiện đặc biệt nhằm phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ tinh thần của con người. II.Vai trò của hoa và cây cảnh - Phục vụ cho đời sống tinh thần của con người - Góp phần cải thiện môi trường - Là những sản phẩm có giá trị kinh tế (hàng hóa đặc biệt, có thể xuất khẩu) III. Phân loại hoa và cây cảnh 1. Hoa và cây cảnh thân cỏ: Cây thân mềm, thấp, thân cỏ, không có phần gỗ - Cây một năm: Cúc, mào gà - Cây hai năm: cẩm chướng.. - Cây nhiều năm: Lay ơn, súng... 2 Hoa và cây cảnh thân gỗ: Thân hóa gỗ, cứng, sinh trưởng nhanh, cao to. Ví du: Mai, đào 3. Hoa và cây cảnh thân leo: Thân dài, không thẳng đứng, mọc bò lan Vi du: Tigon, kim ngân, hoàng anh... 4. Củng cố: - Vai trò của hoa và cây cảnh đối với đời sống con người? - Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ ở cuối bài 5. Dặn dò - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. Học phần ghi nhớ cuối bài - Đọc và xem trước bài 2: “ Phương pháo nhân giống hoa và cây cảnh bằng hạt” Bổ sung .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn Ngày dạy: BÀI 2. TIẾT 20 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HOA VÀ CÂY CẢNH BẰNG HẠT I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Nắm được phương pháp nhân giống hoa và cây cảnh bằng hạt - Có thể vận dụng kiến thức vào thực tế để nhân giống một số loại hoa và cây cảnh ở địa phương bằng hạt. II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thêm một số tư liệu có liên quan để bồi dưỡng thêm kiến thức về hoa và cây cảnh. - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu các vai trò của hoa và cây cảnh đối với đời sống con người? Theo ở cây hoa giấy, tigon, hoa mai, đào thuộc loại ( nhóm ) hoa và cây cảnh gì? 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV: Muốn trồng hoa và cây cảnh trước hết phải có giống tốt. Theo em có bao nhiêu phương pháp nhân giống hoa và cây cảnh? Nhân giống vô tính Nhân giống hữu tính Chúng ta sẽ tìm hiểu một kĩ thuật nhân giống hoa và cây cảnh bằng phương pháp hữu tính phổ biến. Đó là nhân giống bằng hạt HĐ2. Tìm hiểu những điều kiện để có thể nhân giống hoa và cây cảnh bằng hạt thành công GV: Để có được những cây con tốt thì cần có những điều kiện gì? HS: Hs trả lời GV: Từ những hiểu biết thực tế em hãy miêu tả một số các cách chăm sóc và quản lý, những điều kiện môi trường thuận lợi cho một số loại cây cụ thể? HS: Trả lời. (tùy theo hiểu biết ở địa phương) HĐ3. Tìm hiểu về kĩ thuật thu hái và bảo quản hạt của hoa và cây cảnh GV: Cho học sinh trình bày việc thu hái và bảo quản hạt của một vài loại hoa phổ biến ở địa phương GV: Nhận xét khả năng quan sát thực tế của HS ( chính xác hay không chính xác) HS: Học sinh thảo luận và phát biểu tự do, nhiều cách trả lời khác nhau GV:Tổng kết câu trả lời của hs, nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý trong kĩ thuật và ghi bảng HS: Ghi chép. HĐ4.Tìm hiểu về kĩ thuật ủ mầm và gieo hạt GV : Yêu cầu hs trình bày một số kĩ thuật ủ mầm và gieo hạt ở một vài loại hoa phổ biến ở địa phương .HS: Trả lời theo hiểu biết các em ở địa phương GV: Nhận xét câu trả lời của hs. Bổ sung và nêu thêm một số ví dụ cho từng loại. Trình bày theo những điểm chú ý trong tài liệu - Trình bày từng đặc điểm của phương pháp gieo hạt I.Những điều kiện để có thể nhân giống hoa và cây cảnh bằng hạt thành công - Chất lượng hạt giống tốt - Điều kiện môi trường thuận lợi cho việc nảy mầm, sinht trưởng và phát triển của cây - Kĩ thuật gieo đúng, cách chăm sóc, quản lý đúng II.Kĩ thuật thu hái và bảo quản hạt 1. Chọn cây để lấy hạt: Giống cây tốt, không sâu bênh 2. Thu hái: Kịp thời ( Đúng độ chín), kiểm tra và xử lý hạt giống 3. Bảo quản hạt: Một loại hạt có một cách bảo quản khác nhau III. Kĩ thuật ủ mầm và gieo hạt 1.Ủ mầm: Ngâm hạt ở nước ấm... 2 Chuẩn bị đất gieo hạt: Xử lý đất: Xới đất, phơi ải, khử trùng đất.. 3.Kỉ thuật gieo hạt - Mùa gieo hạt: Xuân, thu - Chỗ gieo hạt: Gieo ở chậu, gieo ở luống - Phương pháp: Gieo hố, gieo vãi gieo hàng. 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ ở cuối bài 5. Dặn dò - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. Học phần ghi nhớ cuối bài - Đọc và xem trước bài 3 “ Phương pháp nhân giống hoa và cây cảnh bằng phương pháp nhân giống vô tính” Bổ sung: BÀI 3. TIẾT 21 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HOA VÀ CÂY CẢNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Nắm được phương pháp nhân giống hoa và cây cảnh bằng phương pháp nhân giống vô tính - Có thể vận dụng kiến thức vào thực tế để nhân giống một số loại hoa và cây cảnh ở địa phương bằng phương pháp nhân giống vô tính II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thêm một số tư liệu có liên quan để bồi dưỡng thêm kiến thức về hoa và cây cảnh. - Tìm hiểu cách nhân giống hoa và cây cảnh ở địa phương bằng phương pháp nhân giống vô tính - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: - Theo em những điều kiện gì giúp cho việc nhân giống hoa và cây cảnh bằng hạt thành công? Nêu ví dụ tiến trình chuẩn bị và nhân giống một loại hoa ở địa phươ/ng mà em biết? 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp nhân giống hữu tính (bằng hạt), bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về kĩ thuật của nhân giống vô tính HĐ2. Tìm hiểu những ưu điểm của nhân giống vô tính ( nhân giống sinh dưỡng) GV:Ưu điểm nổi bật của việc nhân giống vô tính là gì? HS: Hs trả lời GV: Dựa vào kiến thức sinh học giải thích thêm cho hs nắm rõ ý nghĩa của các ưu điểm kể trên HĐ3. Tìm hiểu về các phương pháp nhân giống vô tính GV: Có bao nhiêu phương pháp nhân giống vô tính? GV: Trình bày phương pháp tách cây: Là phương pháp tách rời bộ phận rễ cây con từ cây mẹ hoặc chỉ đào bên cạnh cây mẹ rồi cắt cây con đem trồng. Ví dụ: Môn cảnh, cau cảnh GV: Cho hs nêu một số ví dụ khác ở địa phương mà em biết? HS Học sinh thảo luận và phát biểu tự do, nhiều cách trả lời khác nhau GV: Các phương pháp giâm hom (cành), chiết cành, ghép cành yêu cầu hs trả lời để ôn lại kiến thức, cho hs quan sát hình ảnh trong sgk để hiểu rõ hơn phần kĩ thuật đã trình bày GV:Tổng kết câu trả lời của hs, nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý trong kĩ thuật và ghi bảng HS: Ghi chép. GV: Mở rộng kiến thức cho hs thêm một số phương pháp hiện đại, đặc thù cho từng loại cây: Nhân giống bằng nuôi cấy mô, nhân giống bào tử ( Cho quyết) I. Ưu điểm của nhân giống vô tính ( nhân giống sinh dưỡng) - Giữ được những đặc tính của bố mẹ - Có thể nhân giống một số loại cây và hoa không thể gieo hạt do nhị, nhụy hoặc do điều kiện môi trường không thuận lợi II. Các phương pháp nhân giống vô tính 1. Phương pháp tách cây Thích hợp với cây bụi, cây có rễ chùm 2. Phương pháp chiết cành Dùng cho cây giâm cành khó ra rễ 3. Phương pháp giâm hom - Giâm cành - Giâm lá - Giâm chồi - Giâm rễ 4. Phương pháp ghép cành - Cành ghép phải chọn cây có đặc tính tốt - Gốc ghép phải chọn thường là cây dại hoặc cây mọc từ hạt có bộ rễ phát triển mạnh 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ ở cuối bài - Trả lời câu hỏi sgk để củng cố kiến thức 5. Dặn dò - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. Học phần ghi nhớ cuối bài - Đọc và xem trước bài 4 “Chiết cành hoa hồng” - Chuẩn bị cho bài thực hành gồm: Một số cành hoa hồng, dao nhọn, đất, túi nilong, dây buộc Bổ sung: .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn Ngày dạy: BÀI 4. TIẾT 22 Thực hành: CHIẾT CÀNH HOA HỒNG I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Biết được cách chiết hoa hồng - Rèn luyện được kĩ năng thực hiện kĩ thuật chiết cành - Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, thực tập cách chiết hoa hồng - HS: Chuẩn bị một số cành hoa hồng, dao, đất nhào, dây buộc III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu các ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính? Chọn một phương pháp nhân giống vô tính để trình bày? 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài: - Về nội dung: Hs nắm được cách chiết cành hoa hồng - Về ý thức, thái độ: Gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, thực hành trật tự - Nêu nội quy, quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Giới thiệu quy trình thực hành: Giới thiệu cách bước thực hành. Yêu cầu 1-2 Hs nhắc lại quy trình thực hành HĐ2. Tổ chức thực hành GV: Phân lớp thành 6 nhóm. (4-5hs/nhóm) GV: Kiểm tra các dụng cụ và mẫu vật của từng nhóm hs đã chuẩn bị GV: Đánh giá về thái độ của từng học sinh, cho điểm chuẩn bị (tối đa 2điểm) HĐ3. Thực hiện quy trình thực hành GV: Thao tác mẫu chiết hoa hồng. HS: Quan sát GV:Phân công công việc cho từng học sinh từng nhóm ( chọn nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí viết biên bản tường trình thực hành) HS: Chú ý lắng nghe, ghi chép các bước viết bản tường trình thực hành GV: Yêu cầu hs bắt đầu tiến trình thực hành. Đi từng nhóm và hướng dẫn, trả lời thắc mắc của hs trong tiến trình thực hành HS: Thực hành GV: Nhắc nhở hs chú ý không làm tổn thương không làm tổn thương phần gỗ khi khoanh vỏ HĐ4. Đánh giá kết quả thực hành GV: Yêu cầu hs kết thúc thời gian thực hành HS :Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi nhóm mình thực hành. GV: Yêu cầu hs tự đánh giá kết quả thực hành.( Tốt, Đạt, chưa Đạt) GV: Đánh giá kết quả thực hành của hs dựa vào bản tường trình thực hành, kết quả chiết cành, quá trình thực hành, an toàn vệ sinh lao động theo thang điểm (tối đa 8 điểm) GV: Thu bài tường trình và kết quả từng nhóm, cho điểm thực hành I.Vật liệu và dụng cụ - Cành hoa hồng - Túi nilong trong, dao, dây nhựa, đất mùn, dao nhỏ sắc, dây buộc II. Quy trình thực hành Quy trình gồm các bước: 1. Khoanh vỏ 2. Làm bầu đất cho cành chiết 3. Buộc bầu đất III. Thực hành IV. Kết quả 4. Dặn dò - Về nhà tìm hiểu thêm về phương pháp chiết cành, thực hiện phương pháp chiết cành với một loài cây khác ngoài hoa hồng - Đọc và xem trước bài 5: “ Những nhân tố ảnh hưởng đến sính trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh” Bổ sung: ................................................................................................................................ Ngày soạn Ngày dạy: BÀI 5. TIẾT 23 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Hiểu được vai trò của nước, đất và dinh dưỡng trong sự sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh. Trên cơ sở đó giúp học sinhg biết được kĩ thuật trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh hợp lý - Vận dụng vào thực tế để chăm sóc hoa và cây cảnh ở gia đình - Có thái độ yêu thích học phần: “ Giáo dục địa phương” II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học - HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV: Ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh. Vậy ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh? Bài học này sẽ giúp ta trả lời những câu hỏi đó. HĐ2. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh GV: Cho HS nhắc lại vai trò của quang hợp. Quang hợp ở cây xanh cần những yếu tố gì? GV: Nhấn mạnh vai trò của ánh sáng dối với sự sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh GV: Yêu cầu hs nêu một số ví dụ về cây ưa bóng và cây ưa sáng HS: Trả lời tự do GV: Tổng kết và nêu thêm một vài ví dụ HĐ3. Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh GV: Nhiệt độ tác động đến hoa và cây cảnh bao gồm những thành phần nào? GV: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hoa và cây cảnh? HS: Trả lời (Nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất, nhiệt độ nước) GV:Nêu rõ sự sinh trưởng phát triển của hoa và cây cảnh đều có nhiệt độ tối thích, tối cao và tối thấp. Tuy nhiên, yêu cầu nhiệt độ giữa các hoa có thể không giống nhau. Yêu cầu hs nêu một số ví dụ về một số loài hoa nước ta có nhu cầu nhiệt độ khác nhau? HS: Trả lời tự do GV: Tổng kết, nhận xét. Nêu thêm một số ví dụ so sánh ( Hoa đào thích hợp với nhiệt độ thấp ở miền Bắc, mai thích hợp với nhiệt độ cao ở niềm Nam) GV: Chốt lại kiến thức dựa vào tài liệu I.Ánh sáng: Ánh sáng có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của Hoa và cây cảnh. - Loài ưa sáng: Hoa mai, hướng dương. - Loài ưa bóng: hoa lan, hổ leo tường - Loài nữa ưa sáng, nữa ưa bóng: Hoa hồng, hoa anh đào - Căn cứ vào thời gian chiếu sáng trong ngày có thể chia ra: + Cây ưa sáng dài: 12-14 giờ. + Cây ưa sáng ngắn: 8-10 giờ. + Cây ưa sáng trung bình: 10-12 giờ. II. Nhiệt độ - Nhiệt độ là điều kiện sống rất quan trọng của Hoa và cây cảnh. Mỗi loài hoa có nhiệt độ tối thích, tối cao và tối thấp khác nhau. - Dựa vào tính thích ứng với nhiệt độ, người ta chia Hoa và cây cảnh thành 3 nhóm : cây không chịu rét, cây chịu rét và cây nữa chịu rét. 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. Trả lời câu hỏi 1. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh? 2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh? 5. Dặn dò - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị bài 6: “ Những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh (tt) Bổ sung: .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn Ngày dạy: BÀI 6. TIẾT 24 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH (tt) I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Hiểu được vai trò của nước, đất, và dinh dưỡng trong sự sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh. Trên cơ sở đó giúp học sinhg biết được kĩ thuật trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh hợp lý - Vận dụng vào thực tế để chăm sóc hoa và cây cảnh ở gia đình - Có thái độ yêu thích học phần: “ Giáo dục địa phương: Trồng và chăm sóc hoa và cây cảnh” II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học - HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ đối với hoa và cây cảnh, cho ví dụ ? 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV:Bên cạnh những yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, thì nước, đất, và dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng với sự sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta tìm hiểu về bài học hôm nay. HĐ2. Tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh GV: Cho HS nhắc lại vai trò chung của nước đối với cây xanh? GV: Trên cơ sở những vai trò chung của nước, nhấn mạnh vai trò của nước dối với sự sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh GV: Làm rõ cho hs hiểu, nhu cầu nước của các loại cây khác nhau là khác nhau. Yêu cầu hs cho một vài ví dụ các loại hoa và cây cảnh ở địa phương có nhu cầu về nước khác nhau HS: Trả lời tự do GV: Tổng kết và nêu thêm một vài ví dụ (hoa xương rồng-cần ít nước, hoa súng- sống trong môi trường nước) HĐ3. Tìm hiểu ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng, phát triển của hoa và cây cảnh GV: Giới thiệuTính chất của đất có 2 dạng - Tính chất lý học và tính chất hóa học GV: Tính chất vật lý của đất bao gồm những yêu cầu gì? (độ kết dính, tơi xốp..) Tính chất hóa học của đất bao gồm những yêu cầu gì? ( độ pH) GV: Lưu ý một số ví dụ về các loại hoa và cây cảnh phù hợp với các tính chất đất ( đất hơi chua phù hợp với hoa và cây cảnh hơn, làm thế nào để cải thiện độ pH của đất phù hợp với các loại hoa và cây cảnh?) HS: Trả lời tự do GV: Tổng kết, nhận xét. HĐ4. Tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh GV: Nhắc lại bài cũ, Cây trồng cần chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Vậy các chất dinh dưỡng được lấy từ đâu? (Đất và phân bón), phân bón được chia thành bao nhiều nhóm? (Hóa học, hữu cơ, vi sinh) HS: Trả lời GV: Mở rộng kiến thức cho hs bằng một số cách bón phân cho một số hoa và cây cảnh phổ biến ở địa phương I. Nước: Nước cần cho quang hợp, quá trình hoạt động sinh lý hấp thu dinh dưỡng của cây - Cây thích mọc nơi khô: Sứ, xương rồng - Cây thích mọc nơi ẩm: Lan, quyết - Cây thích mọc trong nước: Sen,... II. Đất Yêu cầu: - Tính chất vật lý: Thoáng khí, tơi xốp, thoát nước tốt - Tính chất hóa học: Đất hơi chua hoặc trung tính ( pH: 5,5 – 7,5) III. Dinh dưỡng: Có trong đất và phân bón Có 3 loại phân bón - Hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh - Hóa học( vô cơ): Đạm, Lân, Kali - Vi sinh 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị bài 7: “Thực hành: Trộn đất dinh dưỡng cho hoa và cây cảnh” - Chuẩn bị: ½ kg mỗi loại đất bùn, đất cát, đất thịt, đất vườn rau, thuổng, cân đồng hồ, chậu đựng đất, găng tay Ngày soạn Ngày dạy: BÀI 7. TIẾT 25 Thực hành: TRỘN ĐẤT DINH DƯỠNG CHO HOA VÀ CÂY CẢNH I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Biết được cách trộn các loại đất dinh dưỡng phổ biến cho hoa và cây cảnh - Rèn luyện được kĩ năng thực hiện kĩ thuật trộn laoij đất dinh dưỡng phổ biến dùng cho hoa và cây cảnh - Có ý thức lao động cẩn thận chính xác II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Thao tác thử ở nhà, chuẩn bị một số mẫu đất, nghiên cứu tài liệu - HS: SGK, vở ghi, vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu ảnh hưởng của nước, dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh? 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài: - Về nội dung: Hs nắm được cách tính toán và trộn đất dinh dưỡng cho hoa và cây cảnh - Về ý thức, thái độ: Phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, không làm mất trật tự trong khi thực hành - Nêu nội quy, quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Giới thiệu quy trình thực hành: Giới thiệu cách bước thực hành. Yêu cầu 1-2 Hs nhắc lại quy trình thực hành HĐ2. Tổ chức thực hành GV: Phân lớp thành 6 nhóm. (4-5hs/nhóm) GV: Kiểm tra các dụng cụ và mẫu vật của từng nhóm hs đã chuẩn bị GV: Đánh giá về thái độ của từng học sinh, cho điểm chuẩn bị (tối đa 2điểm) HĐ3. Thực hiện quy trình thực hành GV: Thao tác mẫu. HS: Quan sát GV:Phân công công việc cho từng học sinh từng nhóm ( chọn nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí viết biên bản tường trình thực hành) HS: Chú ý lắng nghe, ghi chép các bước viết bản tường trình thực hành GV: Yêu cầu hs bắt đầu tiến trình thực hành. Đi từng nhóm và hướng dẫn, trả lời thắc mắc của hs trong tiến trình thực hành. HS: Thực hành GV:Lưu ý hs khi cân đất, trộn đất đem pha trộn HĐ4. Đánh giá kết quả thực hành GV: Yêu cầu hs kết thúc thời gian thực hành HS :Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi nhóm mình thực hành. GV: Yêu cầu hs tự đánh giá kết quả thực hành.( Tốt, Đạt, chưa Đạt) GV: Đánh giá kết quả thực hành của hs dựa vào bản tường trình thực hành, kết quả mẫu đất đã trộn, quá trình thực hành, an toàn vệ sinh lao động theo thang điểm (tối đa 8 điểm) GV: Thu bài tường trình và kết quả từng nhóm, cho điểm thực hành ( tổng điểm của 2 phần: chuẩn bị + thực hành) I.Vật liệu và dụng cụ Vật liệu: 1kg đất vườn, 0,5kg đất mùn, 0,5kg đất cát thô, 0,5kg đất bùn - Cân đồng hồ loại nhỏ - Thuổng nhỏ xúc đất - Chậu đựng đất - Găng tay II. Quy trình thực hành Quy trình gồm các bước: 1. Cân đất 0,35kg đất vườn 0,3 kg đất mùn 0,2kg đất cát thô 0,15kg đất bùn 2. Trộn đất dinh dưỡng: Cân đúng trọng lượng từng loại đất, trộn đều => 1kg loại đất dinh dưỡng phổ biến để trồng hoa và cây cảnh 3. Tập tính toán cho số lượng đất dinh dưỡng nhiều hơn: Câu hỏi: Tính toán cần cho 5kg, 10kg, 15kg, 1000kg đất dinh dưỡng thì cần bao nhiêu đất vườn, đất mùn, đất cát thô, đất bùn? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị bài 8: “Kĩ thuật tưới nước cho hoa và cây cảnh” Ngày soạn Ngày dạy: BÀI 8. TIẾT 26 KĨ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO HOA VÀ CÂY CẢNH I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Nắm được kĩ thuật tưới nước cho hoa và cây cảnh - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế để tưới nước cho hoa và cây cảnh ở gia đình II.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học - HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Giới thiệu bài học. GV:Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh? Vậy làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nước cho hoa và cây cảnh. Đó là nội dung của bài học hôm nay HĐ2. Tìm hiểu loại nước thích hợp để tưới cho hoa và cây cảnh GV: Ở địa phương em thường sử dụng nguồn nước nào để tưới cho hoa và cây cảnh? HS: Trả lời(nước giêng, nước máy, nước sông, ao) GV: Theo em loại nước nào thích hợp để tưới nước cho hoa và cây cảnh, ưu nhược điểm của từng loại nước cụ thể? HS: Trả lời tự do GV: Nhận xét, tổng kết câu trả lời của hs (Chốt lại câu trả lời, nước mưa, nước sông, nước ao vì những nước này có độ phì lớn) – Giống như đất nên chọn những nước trung tính hay hơi chua sẽ thích hợp để tưới cho hoa và cây cảnh. GV: Lưu ý hs phải chú ý không nên sử dụng nguồn nước bẩn, có tính kiềm có nhiễm độc để tưới nước cho hoa và cây cảnh. Khuyến khích hs nên hứng nước mưa để tưới cho hoa và cây cảnh HĐ3. Tìm hiểu thời gian tưới nước, số lần tưới và lượng nước thích hợp cho hoa và cây cảnh GV: Yêu cầu hs nêu một số ví dụ về các phương pháp tưới nước cho một số loại hoa và cây cảnh phổ biến ở địa phương ( thời gian tưới trong ngày, số lần tưới trong ngày, lượng nước tưới...) HS: Trả lời tự do theo vốn hiểu biết thực tế quan sát ở địa phương. GV: Nhận xét tổng kết câu trả lời của hs Chốt lại và đưa ra kinh nghiệm tưới nước giới thiệu cho hs. Nguyên tắc khi tưới nước cho hoa và cây cảnh: “Nhìn trời ( thời tiết), nhìn đất, nhìn cây.” GV: Giải thích ý nghĩa từng nguyên tắc Thời tiết: mùa, nắng, gió, độ ẩm không khí, nhiệt độ. Đất: Loại đất ( cát, bùn, sét ) Cây: Loại cây (Cây ưa ẩm, cây ưa khô.), tập t

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_19_30.doc