Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10: Phòng trừ sâu, bệnh hại - Trường THCS Đạ M'Rông

MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 Nêu được các nguyên tắc chung về phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

 Nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

 Vận dụng vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

2. Kĩ năng:

 Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

 Bảng phụ ghi các bài tập củng cố.

2. HS:

 Học bài cũ, coi trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): 7A1 / . 7A3 / .

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Nêu những tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? Thế nào là biến thái hoàn toàn? Cho biết giai đoạn nào sâu phá hoại cây trồng nhiều nhất?

HS2: Thế nào là bệnh cây? Biểu hiện? Thế nào là biến thái không hoàn toàn?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năg suất cây trồng. Vậy, phải làm sao để phòng tránh bệnh hài cây trồng?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10: Phòng trừ sâu, bệnh hại - Trường THCS Đạ M'Rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn:13/09/2009 Tiết 10 Ngày dạy: 18/09/2009 Bài 12. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Nêu được các nguyên tắc chung về phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Vận dụng vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương. 2. Kĩ năng: Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ ghi các bài tập củng cố. 2. HS: Học bài cũ, coi trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 7A1/.. 7A3/. 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu những tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? Thế nào là biến thái hoàn toàn? Cho biết giai đoạn nào sâu phá hoại cây trồng nhiều nhất? HS2: Thế nào là bệnh cây? Biểu hiện? Thế nào là biến thái không hoàn toàn? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năg suất cây trồng. Vậy, phải làm sao để phòng tránh bệnh hài cây trồng? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. -GV: Nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh. -GV: Yêu cầu HS thao luận nhóm 3 phút , trả lời câu hỏi: 1. Làm thế nào để phòng bệnh cho cây? 2. Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng triết để nhằm mục đích gì? 3. Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để trừ sâu, bệnh hại. -HS: trả lời và ghi vở. -HS: Thảo luận nhóm, trả lời: 1. Vệ sinh môi trường sống của cây trồng. 2. Sớm ngăn chặn, tiêu diệt bệnh, tiêu diệt mầm bệnh. 3. Vì bệnh phát triển mới tiêu diệt thì tốn công, tốn tiền, có khi không có hiệu quả. I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. - Phòng là chính. - Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. -GV hỏi: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? -GV: Yêu cầu HS thảo luan nhóm, nêu cách tiến hành, ưu điểm, nhược điểm từng biện pháp: + N1: Biện pháp canh tác. +N2: Biện pháp thủ công. + N3: Biện pháp hoá học. + N4: Biện pháp sinh học. + N5: Biện pháp kiểm dịch. -HS: Trả lời các biện pháp. -HS thảo luận nhóm, trả lời. + Biện pháp canh tác: Làm đat, VS đồng ruộng, luân canh, gieo trồng đúng thời vụ, biện pháp dùng giống chống chịu sâu bệnh: Để chống lại các tác nhân gây hại, tăng khả năng tự bảo vệ của cây trồng. + Biện pháp thủ công( làm bằng tay) Ưu : Đơn giản, dễ thực hiện. Nhược : Hiệu quả thấp, tốn công + Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc hoá học. Ưu : Diệt nhanh, ít tốn công. Nhược: Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi; Làm ô nhiễm môi trường. + Biện pháp sinh học:( dùng nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa) Ưu : Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường. + Biện pháp kiểm dịch thực vật: Ưu : Ngăn chặn được sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm. II.Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. 1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. 2. Biện pháp thủ công 3. Biện pháp hoá học 4. Biện pháp sinh học 5. Biện pháp kiểm dịch thực vật 4.Củng cố: Đọc phần có thể em chưa biết. HS đọc phần ghi nhớ SGK/33 Trả lời các câu hỏi trong SGK. 5. Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị một số mẫu thuốc trừ sâu, vỏ chai thuốc trừ sâu. Kẻ bảng kết quả bài thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_10_phong_tru_sau_benh_hai_truon.doc