Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 24: Nhân giống vật nuôi

A- Mục tiêu.

- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.

- Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân thuần chủng giống vật nuôi .

- Áp dụng vào chăn nuôi trong thực tế sản xuất của gi đình.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ bài 34 SGV, SGK và các tài liệu tham khảo, chuẩn bị các tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 34 SGK, tìm đọc các tài liệu liên quan, tìm hiểu các phương pháp nhân giống vật nuôi trong thực tế chăn nuôi của gia đình.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

 ? Em hãy cho biết nội dung của phương pháp chọn lọc đang được dùng ở nước ta?

? Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi chúng ta cần phải làm gì?

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Trong chăn nuôi muốn suy trì và phát huy đặc điểm tốt ũng như số lượng các giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọnnhững con đực tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hay khác giống, sử dụng con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hay làm giống tiếp tục tạo giống mới người ta gọi việc làm đó là nhân giống vật nuôi. Để tìm hiểu công việc này chúng ta cùng nghiên cứu nội dung của bài học hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 24: Nhân giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29. Tuần 24. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 34. Nhân giống vật nuôi. Mục tiêu. Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối. Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân thuần chủng giống vật nuôi . áp dụng vào chăn nuôi trong thực tế sản xuất của gi đình. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ bài 34 SGV, SGK và các tài liệu tham khảo, chuẩn bị các tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 34 SGK, tìm đọc các tài liệu liên quan, tìm hiểu các phương pháp nhân giống vật nuôi trong thực tế chăn nuôi của gia đình. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy cho biết nội dung của phương pháp chọn lọc đang được dùng ở nước ta? ? Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi chúng ta cần phải làm gì? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong chăn nuôi muốn suy trì và phát huy đặc điểm tốt ũng như số lượng các giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọnnhững con đực tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hay khác giống, sử dụng con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hay làm giống tiếp tục tạo giống mới người ta gọi việc làm đó là nhân giống vật nuôi. Để tìm hiểu công việc này chúng ta cùng nghiên cứu nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động 2: Chọn phối. ? Muốn vật nuôi con có những đặc điểm tốt thì vật nuôi chọn làm bố, mẹ phải như thế nào? ? Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt? ? Sau khi có được con đực và con cái tốt ngừi chăn nuôi phải làm như thế nào để có thể tăng số lượng đàn vât nuôi? Học sinh suy nghĩ trả lời. Gv nhận xét và đưa ra kết luận chung. ? Khi đã có một giống vật nuôi tốt làm thế nào để tăng số lượng của giống đó lên? GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong SGK. Thế nào là chọn phối. Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối gọi tắt là chọn phối. Chọn phối nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống. Các phương pháp chọn phối. Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực và con cái trong cùng gióng đó cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể giống đó lên. Chọn phối khác giống nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai giống khác nhau. Hoạt động 3: Nhân giống thuần chủng. Gv yêu cầu học sinh đọ thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Nhân giống thuần chủng là gì? ? Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì? ? Phương pháp nhân giống thuần chủng? ? Kết quả của nhân giống thuần chủng? Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. Nhân giống thuần chủng là gì? Nhân giống thuần chủng là cách ghép đôi con đực và cái trong cùng một giống hay còn gọi là chọn phối cùng giống. + Mục đích của nhân giống thuần chủng là: Tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm tốt của giống. + Phương pháp nhân giống thuần chủng là: Chọn cá thể đực, cái tốt của giống. Cho giao phối để sinh con. Chọn con tốt trong cùng đàn con nuôi lớn lại tiếp tục chọn. + Kết quả nhân giống thuần chủng là: Tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm tốt của giống. 2- Làm thế nào để nhân gống đạt kết quả cao. Phải có mục đích rõ ràng. Biết cách chọn lọc và quản lí, biết được quan hệ huyết thống để tránh cho giao phối cận huyết. Biết cách nuôi dưỡng và chăm sóc và chọn lọc giống vật nuôi. Củng cố. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập trang 92 SGK. Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành bài tập trong SGK. Đọc và chuẩn bị trước bài 35. .. Tiết 30. Tuần 24. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 35: Thực hành. Nhận biết và chọn một số giống gà Qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. Mục tiêu. Nhận biết được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình . Biết chọn gà mái đẻ trứng dựa vào cách đo một số chiều đo đơn giản. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi làm việc. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, các tranh ảnh mẫu vật và thước dây. HS: Sưu tầm các tranh ảnh, đặc điểm của một số giống gà. Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu mục tiêu của và yêu bài thực hành. Nêu nội quy và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn khi làm bài thực hành, giữ trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phân chia nhóm thực hành: Chia lớp làm 4 nhóm. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. Quan sát và nhận xét ngoại hình. Gv làm mẫu và hướng dẫn học sinh quan sát và rút ra nhận xét về ngoại hình của một số giống gà. Gv dùng tranh và mẫu vật cho học sinh quan sát. Gv nhận xét và kết luận chung. Về hình dáng toàn thân. + Thân ngắn: Cho thịt. + Thân dài: Cho trứng. Màu sắc lông da: Đặc trưng của mỗi giống. Một số đặc điểm nổi bật: Mào, chân 2- Đo một số chiều đo để chọn gà mái đẻ trứng. Gv hướng dẫn họ sinh cách đo theo trình tự các bước theo mẫu. Các nhóm học sinh thực hành và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành theo mẫu trong sách giáo khoa. Bước 1: Đo khoảng cách giữa hai xương háng. Dùng hai hay ba ngón tay đặt vào khoảng cách iữa hai xương háng của gà mái. Nếu lọt 3 ngón tay trở lên là gà tốt sẽ đẻ trứng to. Nếu chỉ để lọt hai ngón tay, khoảng cách giữa hai xương háng hẹp, gà sẽ đẻ trứng nhỏ. Bước 2: Đo khoảng cách giữa hai xương lưỡi hái và xương háng của gà mái. Dùng các ngón tay đặt vào khoảng cách giữa hai xương lưỡi hái và xương háng của gà mái. Nếu chỉ lọt hai ngón tay là gà có koảng cách hẹp, sẽ đẻ trứng nhỏ, nếu để lọt 3 ngón tay trở lên là gà có khoảng cách rộng , gà sẽ đẻ trứng to. Chuyển sang đơn vị đo là cm: Dùng thước để đo độ rộng của ngón tay. Củng cố. Gv hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành của nhóm theo mục tiêu bài học. HS thu dọn vật liệu.đồ dùng thực hành và vệ sinh môi trường nơi thực hành. GV nhận xét đánh giá về ý thức thái độ làm việc của học sinh trong bài thực hành. 5- Hướng dẫn về nhà. Dùng kiến thức đã học vào việc chọn gà trong thực tế. Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành 36. .. Hết tuần 24.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_24_nhan_giong_vat_nuoi.doc