Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Trường THCS Đạ M'Rông

MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

 Nắm được mục đích và biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng.

 Vận dụng vào sản xuất lâm nghiệp tại địa phượng.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát, làm việc với SGK.

3. Thái độ:

 Học tập nghiêm túc, tham gia vào bảo vệ rừng tại địa phương.

 II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

 Hình 48, 49 SGK/ 75 – 76.

 Tài liệu liên quan đến việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

2. HS:

 Học bài cũ, coi trước bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Trường THCS Đạ M'Rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 02/11/2009 Tiết 26 Ngày dạy: 05/11/2009 Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Nắm được mục đích và biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng. Vận dụng vào sản xuất lâm nghiệp tại địa phượng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát, làm việc với SGK. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, tham gia vào bảo vệ rừng tại địa phương. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hình 48, 49 SGK/ 75 – 76. Tài liệu liên quan đến việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. 2. HS: Học bài cũ, coi trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 7A1./.. 7A3../. 2. Bài cũ(7’): HS1: Nêu các loại khai thác rừng và đặc điểm từng loại khai thác. HS2:Nêu các điều kiện khai thác rừng và cách phục hồi rừng sau khai thác. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Đồng thời với khai thác rừng chúng ta cần phải bảo vệ và khoanh nuôi, phát triển rừng. Vậy, cách bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng ra sao? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng(5’). -GV hỏi: Những tác hại của việc phá rừng gây ra? Làm thế nào để khắc phục được tác hại do việc phá rừng gây nên? GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của việc bảo vệ, nuôi dưỡng rừng? -HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. -HS: Suy nghĩ, tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi và ghi vở. I. Ý nghĩa: Rừng là bộ phận của hệ sinh thái, có vai trò to lớn với đời sống và sản xuất. Hoạt động 2. Tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ rừng(12’). -GV hỏi: Mục đích của việc bảo vệ rừng là gì? -GV hỏi: Làm thế nào để thực hiện được mục đích bảo vệ rừng? Các biện pháp bảo vệ rừng? -GV: Phân tích thêm về các biện pháp bảo vệ rừng. -GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tê nêu dẫn chứng về tác hại của phá rừng, cháy rừng. Liên hệ thực tế và nêu những biện pháp bảo vệ rừng tại địa phương. -HS: Suy nghĩ và trả lời: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật. + Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. -HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu các biện pháp bảo vệ rừng. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Liên hệ thực tế tại địa phương và trả lời yêu cầu của GV. II. Bảo vệ rừng: 1. Mục đích: - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. 2. Biện pháp: - Xử lý những vi phạm luật bảo vệ rừng. - Có kế hoạch định canh, định cư và chăn nuôi. - Khai thác rừng phải kết hợp bảo vệ và phát triển rừng. Hoạt động 3 . Tìm hiểu về khoanh nuôi phục hồi rừng(13’). -GV hỏi: Mục đích của việc khoanh nuôi rừng là gi? -GV: Đối tượng nào được đưa vào diện khoanh nuôi phục hồi rừng? -GV: Vậy, biện pháp nào để khoanh nuôi và phục hồi rừng? -HS: Tìm hiểu thông tin SGK và trả lời yêu cầu của GV. -HS: Trả lời và ghi vở theo các nội dung như SGK đã đề cập. -HS: + Bảo vệ: cấm thả gia súc, chống chặt phá cây. + Dọn cây dây leo, bụi rậm, cây hoang dại. + Trồng cây vào nơi có khoảng đất trống lớn. III. Khoanh nuôi phục hồi rừng. 1. Mục đích: phục hồi và phát triển rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng: (SGK) 3. Biện pháp: + Bảo vệ: cấm thả gia súc, chống chặt phá cây. + Dọn cây dây leo, bụi rậm, cây hoang dại. + Trồng cây vào nơi có khoảng đất trống lớn. 4. Cũng cố(6’): Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” Đọc phần ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Dặn dò(1’): Học bài cũ. Coi trước bài mới: “Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_26_bao_ve_va_khoanh_nuoi_rung_t.doc