I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : HS nắm được một số kiến thức cơ bản:
- Mục đích, điều kiện khai thác rừng.
- Các biện pháp phục hồi rừng.
- Ý nghĩa, mục đích, biện pháp của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Muc đích đối tượng và biện pháp phục hồi rừng.
2. Kỹ năng :
- Biết cách khai thác và phục hồi rừng.
- Phân biệt giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
3. Thái độ :
- Ý thức bảo vệ rừng.
- Vận động mọi người không khai thác rừng bừa bãi, sử dụng rừng hợp lý và phát triển rừng ở địa phương.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26: Khai thác và bảo vệ rừng - Trường THCS Hảo Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II:
THAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : HS nắm được một số kiến thức cơ bản:
- Mục đích, điều kiện khai thác rừng.
- Các biện pháp phục hồi rừng.
- Ý nghĩa, mục đích, biện pháp của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- MuÏc đích đối tượng và biện pháp phục hồi rừng.
2. Kỹ năng :
- Biết cách khai thác và phục hồi rừng.
- Phân biệt giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
3. Thái độ :
- Ý thức bảo vệ rừng.
- Vận động mọi người không khai thác rừng bừa bãi, sử dụng rừng hợp lý và phát triển rừng ở địa phương.
***********************************
Tiết PPCT: 26 KHAI THÁC RỪNG
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Trình bày dược mục đích của việc khai thác rừng. Phân biệt và nắm được đặc điểm của loại rừng khai thác.
- Biết được điều kiện khai thác rừng ở nước ta.
- Biết được các biện pháp phục hồi rừng, khai thác rừng.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng nhận biết các cách khai thác rừng và phục hồi rừng.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, vận động mọi người không khai thác rừng bừa bãi, sử dụng rừng hợp lý.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phân loại khai thác rừng SGK/ 71, hình 46/ 72.
Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu và soạn bài theo câu hỏi SGK/74
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Rừng có lợi ích gì? ( Bảo vệ môi trường, sản xuất, điều hoà không khí, cung cấp lâm sản ) Vậy khai thác rừng như thế nào mà vẫn đảm bảo duy trì được rừng. Chúng ta đi vào tìm hiểu bài “Khai thác rừng”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là khai thác rừng.
? Theo em khai thác rừng là làm những việc gì? ( chặt cây lấy gỗ)?
? Ta phải làm như thế nào đảm bảo gỗ được chặt nhưng vẫn duy trì được rừng?
( Phục hồi rừng )
HS nêu khái niệm khai thác rừng
- GV bổ sung hoàn chỉnh cho HS ghi bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại khai thác rừng.
- GV treo bảng phân loại khai thác rừng SGK/ 71
HS Nghiên cứu thảo luận:
? Có mấy loại khai thác rừng và đặc điểm của từng cách khai thác?
? So sánh khai thác dần và khai thác chọn?
( Khai thác dần: Chặt toàn bộ cây trong nhiều lần 3-4 lần, và nhiều năm mới hết.
Khai thác chọn: Chọn cây để chặt theo yêu cầu, thời gian kéo dài)
? Những nơi có độ dốc lớn hơn 15o khai thác trắng có lợi hay có hại vì sao?
( Có hại vì đất bị bào mòn, rửa trôi , dòng chảy có khối lượng và tốc độ rất lớn dễ gây ra lũ lụt)
? Rừng đất dốc khai thác trắng được không ?( Không vì đất bị xói mòn )
? Khai thác rừng nhưng không trồng rừng có hại gì? ( Cây hoang dại phát triển, đất bị xói mòn, rửa trôi, không chắn được gió bụi phục hồi lại rừng khó khăn )
Ú Vậy thực tế ở Việt Nam áp dụng cách khai thác nào có lợi nhất?
* Hoạt động 4: Tìm hiểu điều kiện khai thác rừng ở nước ta.
? Tình hình rừng nước ta hiện nay? ( Diện tích rừng giảm, độ che phủ thu hẹp, đồi trọc tăng, đất hoang tăng. Nguyên nhân: chặt phá rừng bừa bãi )
- Nếu lớp HS yếu GV gợi ý HS liên hệ vai trò nhiệm vụ của rừng SGK/55, 56.
? Do tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng nên việc khai thác rừng ở Việt nam áp dụng cách khai thác nào?
- GV bổ sung: Lượng gỗ khai thác < lượng gỗ của khu rừng khai thác.
- GV nêu mục đích của khai thác rừng ở nước ta:
Duy trì bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt, bảo vệ đầu nguồn và bảo vệ đất không phải trồng lại rừng.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác.
? Sau khi khai thác rừng ta phải làm thế nào để rừng sớm được phục hồi và phát triển?
? Khai thác trắng trồng lại rừng bằng cách nào?( theo hướng xen canh nông lâm kết hợp )
? Khai thác dần và khai thác chọn phải chăm sóc rừng như thế nào để rừng tái sinh tốt? ( Chăm sóc cây giống, phát dọn cỏ hoang dại để mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi. Dặm hoặc gieo hạt vào nơi có ít cây tài sinh hoặc nơi không có cây )
I. Khái niệm khai thác rừng
Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng.
II. Các loại khai thác rừng
Khai thác trắng.
Khai thác dần.
Khai thác chọn.
III. Điều kiện áp dụng khai thác rừng ở nước ta
Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
IV. Phục hồi rừng sau khi khai thác
Trồng lại rừng sau khi đã khai thác.
4. Củng cố và luyện tập
- Khai thác rừng phải tuân theo các điều kiện nào? ( Khai thác chọn với các rừng có trữ lượng gỗ cao, chỉ được chặt cây cao, to)
- Biện pháp để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng? ( vừa thu hoạch lâm sản vừa tạo điều kiện cho rừng tái sinh nhanh).
- Các loại khai thác rừng? (Khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn )
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 7 4.
- Đọc mục: “ Em có thể chưa biết” SGK/74
- Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”
( Trả lời các câu hỏi cuối bài /77SGK vào vở bài tập hoặc vở bài soạn)
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_26_khai_thac_va_bao_ve_rung_tru.doc