I. Mục tiêu bài kiểm tra:
1. Kiến thức:
- Biết các công việc làm đất, các biện pháp chăm sóc cây trồng.
- Hiểu được vai trò của rừng trong sản xuất và đời sống.
- Biết nền đất gieo ươm cây rừng và các công việc chăm sóc vườn gieo ươm, chăm sóc rừng sau khi trồng. Mục đích của khai thác rừng và cách trồng rừng bằng cây con có bầu.
- Trình bày mục đích, biện pháp của việc bảo vệ rừng cũng như cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
- Biết cách phân loại giống vật nuôi.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học về trồng trọt, lâm nghiệp vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề, ma trận, đáp án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập kiến thức phần trồng trọt và lâm nghiệp, chăn nuôi.
III. Hình thức kiểm tra:
- Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27: Kiểm tra học kì 1 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/12/2012 Tiết 27 KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày KT:20/12/2011 Môn: Công Nghệ 7
I. Mục tiêu bài kiểm tra:
1. Kiến thức:
- Biết các công việc làm đất, các biện pháp chăm sóc cây trồng.
- Hiểu được vai trò của rừng trong sản xuất và đời sống.
- Biết nền đất gieo ươm cây rừng và các công việc chăm sóc vườn gieo ươm, chăm sóc rừng sau khi trồng. Mục đích của khai thác rừng và cách trồng rừng bằng cây con có bầu.
- Trình bày mục đích, biện pháp của việc bảo vệ rừng cũng như cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
- Biết cách phân loại giống vật nuôi.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học về trồng trọt, lâm nghiệp vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề, ma trận, đáp án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập kiến thức phần trồng trọt và lâm nghiệp, chăn nuôi.
III. Hình thức kiểm tra:
- Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
- Biết cách sử dụng phân chuồng.
Số câu
Số điểm tỉ lệ %
câu 3
0,5
1
0,5 = 5%
Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Hiểu được tác dụng của phân bón đối với chất lượng nông sản.
Số câu
Số điểm tỉ lệ %
câu 2
0,5
1
0,5 = 5%
Phòng, trừ sâu bệnh hại.
- Biết được nội dung biện pháp sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại.
Số câu
Số điểm tỉ lệ %
câu 1
0,5
1
0,5 = 5%
Làm đất gieo ươm cây rừng.
- Biết được thành phần nền đất gieo ươm cây rừng.
- Phân biệt công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng với chăm sóc rừng sau khi trồng.
Số câu
Số điểm tỉ lệ
câu 4
0,5
câu 5
0,5
2
1 = 10%
Trồng cây rừng.
- Giải thích việc trồng rừng bằng cây con được áp dụng phổ biến.
- Liên hệ thực tế sản xuất trồng rừng bằng cây con có bầu
Số câu
Số điểm tỉ lệ %
câu 8.a
1,5
câu 8.b
0,5
Khai thác rừng
Biết được mục đích của việc khai thác rừng
Số câu
Số điểm tỉ lệ %
câu 6
0,5
Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Trình bày mục đích của việc bảo vệ rừng.
- Liên hệ bản thân các biện pháp bảo vệ rừng và cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
Số câu
Số điểm tỉ lệ %
câu 7a
1
câu 7.b
3
1
4 = 40%
Giống vật nuôi
- Hiểu cách phân loại giống vật nuôi.
câu 9
1
1
1 = 10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
2,5
25
3
4
40
1
3,5
35
9
10
V. Đề:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng cho các câu dưới đây:
Câu 1: Biện pháp sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại là:
A. Phòng là chính. C. Dùng ong mắt đỏ
B. Vệ sinh đồng ruộng D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
Câu 2: Bón phân có tác dụng:
A. Thay đổi cơ cấu cây trồng. C. Làm giảm chất lượng nông sản.
B. Làm tăng chất lượng nông sản D. Tăng vụ gieo trồng trong năm.
Câu 3. Phân chuồng dùng để:
A. Bón vãi C. Bón lót
B. Bón theo hàng. D. Bón thúc.
Câu 4. Nền đất gieo ươm cây rừng gồm:
A. Luống đất hoặc bầu đất.
B. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ.
C. Phân chuồng ủ hoai, phân supe lân, đất mặt tơi xốp.
D. Độ pH của đất từ 6 – 7.
Câu 5. Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng là:
A. Tác động bằng lực. C. Làm rào bảo vệ
B. Làm giàn che mưa, nắng. D. Phát quang.
Câu 6. Mục đích của khai thác rừng là:
A. Thu hoạch lâm sản và phục hồi rừng.
B. Trồng rừng
C. Khai thác trắng
D. Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi.
Phần II – Tự luận( 7 điểm)
Câu 7(4 điểm). Mục đích của việc bảo vệ rừng là gì? Là một học sinh em đã, sẽ và đang làm gì để bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường cũng như bảo vệ rừng?
Câu 8 (2 điểm). Có mấy cách trồng rừng bằng cây con, kể tên? Cách trồng nào được áp dụng phổ biến? Tại sao? Liên hệ gia đình em?
Câu 9 (1 điểm). Hãy nêu các cách phân loại giống vật nuôi? Cho ví dụ?
VI. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần I Trắc nghiệm khách quan( 3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
C
A
B
A
Phần II Tự luận( 7 điểm)
Câu 7:(4 điểm)
* Mục đích của việc bảo vệ rừng là:( 1 điểm)
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao.
* Bản thân là học sinh cần có biện pháp bảo vệ rừng:(3 điểm)
- Tuyên truyền tới gia đình, bạn bè vai trò, lợi ích to lớn của rừng. Tích cực trồng và chăm sóc rừng.
- Không tham gia phá hoại tài nguyên rừng và đất rừng: không chặt phá rừng bừa bãi, không gây cháy rừng. Chỉ khai thác rừng khi được sự cho phép của nhà nước.
- Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng và tài nguyên rừng: Báo cơ quan chức năng nếu thấy các hành động vi phạm.
- Tham gia chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo khu vực của lớp: Tưới nước, bón phân, xới xáo quanh gốc, nhặt rác, không bẻ cây xanh, hái hoa trong khuôn viên.
Câu 8:(2 điểm)
* Trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần. (0,5 điểm)
* Gia đình trồng rừng bằng cây con có bầu.(0,5 điểm)
* Vì :( mỗi ý 0,5 điểm)
- Địa hình đồi núi dốc.
- Trong bầu đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, rễ cây con không bị tổn thương trong quá trình trồng.
Câu 9: ( 1điểm): Mỗi ý được 0,5 điểm.
- Phân loại theo địa lí: lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An.....
- Phân loại theo hình thái, ngoại hình: chó đốm...
- Theo mức độ hoàn thiện giống: giống nguyên thủy, giống quá độ, giống gây thành.
- Theo hướng sản xuất: Vịt siêu trứng, lợn siêu nạc....
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_27_kiem_tra_hoc_ki_1_ban_hay.doc