I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nêu được đặc điểm ngoại hình một số giống lợn nuôi ở nước ta.
- Biết dùng số đo để đo chiều dài thân và vòng ngực của lợn.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Nhận biết qua quan sát và đo kích thước các chiều.
- Đo Chiều dài thân và vòng ngực của lợn .
3. Thái độ: Giáo dục HS
- Tính cẩn thận khi quan sát, nhận dạng, phân biệt, đo vòng ngực, chiều dài thân lợn.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển chăn nuôi giúp gia đình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh hình 62/ SGK98, thước đo, mô hình lợn.
2. Học sinh: Tranh các giống lợn, phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, Trực quan, hợp tác nhóm, thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : (không)
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 33: Thực hành nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT: 33 THỰC HÀNH:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO)
QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
Ngày dạy :..
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nêu được đặc điểm ngoại hình một số giống lợn nuôi ở nước ta.
- Biết dùng số đo để đo chiều dài thân và vòng ngực của lợn.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Nhận biết qua quan sát và đo kích thước các chiều.
- Đo Chiều dài thân và vòng ngực của lợn .
3. Thái độ: Giáo dục HS
- Tính cẩn thận khi quan sát, nhận dạng, phân biệt, đo vòng ngực, chiều dài thân lợn.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển chăn nuôi giúp gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tranh hình 62/ SGK98, thước đo, mô hình lợn.
Học sinh: Tranh các giống lợn, phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, Trực quan, hợp tác nhóm, thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : (không)
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Để nhận biết một số giống lợn ta dựa vào đâu? ( quan sát ngoại hình và đo một số chiều đo). Hôm nay chúng ta thực hành “Nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Giới thiệu mục tiêu bài
HS nêu mục tiêu bài.
- GV giới thiệu và kiểm tra vật liệu, dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành.
* Hoạt động3: Giới thiệu quy trình thực hành
HS đọc thông tin SGK/ 97, 98
- GV treo tranh hình 61, 62 giới thiệu qui trình thực hành.
HS nhìn tranh mô tả lại qui trình
Các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
- GV làm mẫu bước 2 cho HS quan sát
- GV nhấn mạnh một số điểm cần chú ý của qui trình thực hành: Màu sắc, lông, da. Đo lợn và tính khối lượng lợn.
* Hoạt động 4 : Tổ chức học sinh thực hành
- GV kiểm tra tranh các giống lợn của các nhóm.
- GV nhắc lại công việc của từng học sinh, từng nhóm.
* Hoạt động 5: Thực hiện qui trình
HS quan sát tranh đã chuẩn bị:Nêu tên các giống lợn trên tranh dựa vào đặc điểm ngoại hình, ghi vào phiếu học tập.
HS thực hành bước 2 đồng thời nhận xét, ghi kết quả vào phiếu học tập (SGK/96).
- GV theo dõi uốn nắn thao tác của học sinh. Nhắc nhở HS trật tự khi thực hành.
I. Yêu cầu
- Nêu được một số đặc điểm ngoại hình của một số giống lợn nuôi ở địa phương.
- Rèn kĩ năng nhận biết qua quan sát ngoại hình và đo kích thước: Chiều dài, vòng ngực.
II. Quy trình thực hành
1. Bước 1: Quan sát đặc điểm ngoại hình
- Hình dạng: Mõm, đầu, lưng, chân
- Màu sắc, lông, da.
2. Bước 2: Đo chiều dài thân và vòng ngực
Tính khối lượng (p) bằng Kg
Hoặc
P=
III. Tổ chức thực hành
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS
IV. Thực hiện qui trình
HS thực hành và báo cáo kết quả
4. Củng cố và luyện tập ( Đánh giá kết quả )
- Học sinh thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành.
- Các nhóm chấm chéo kết quả trong phiếu thực hành.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả: Chuẩn bị, thao tác, thái độ thực hành.
- GV kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm. Giới thiệu một số nhóm chuẩn bị tốt, thực hành tốt.
- GV đánh giá chung: nhận xét quá trình chuẩn bị, thực hành, kết quả thực hành của các nhóm và bình điểm: Tinh thần(2đ) ; kết quả trên phiếu học tập (6đ) ; giữ trật tự, vệ sinh (2đ)
- GV phân ưu điểm và tồn tại để tiết sau các em khắc phục.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Đọc lại bài thực hành, nắm vững qui trình thực hành SGK/ 97, 98.
- Đọc trước bài 37: “Thức ăn vật nuôi”
( Soạn bài dựa vào câu hỏi 1, 2 SGK/101 và ghi lại tên các loại thức ăn thường dùng cho trâu, bò, gà, vịt ăn )
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_33_thuc_hanh_nhan_biet_mot_so_g.doc