I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.
- Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước.
2. Kỹ năng
- Biết cách sử dụng hợp lý thức ăn trong thực tiễn.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Một số tranh ảnh động vật, thực vật
- Phóng to H. 82,83 - SGK , Sơ đồ 16.
2. Chuẩn bị của Học sinh: SGK - Vở ghi
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 42-45 - Nguyễn Thị Duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 42
Ngày soạn: 05/03/2011
Ngày dạy :
Môi trường nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nêu được ba đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
- Phân biệt được các tính chất của nước
2. Kỹ năng
- Biết được một số biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thuỷ sản.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Một số tranh ảnh động vật, thực vật
- Phóng to H76,77,78 - SGK
2. Chuẩn bị của Học sinh: SGK - Vở ghi
III. Các hoạt động của thầy và trò
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò của nuôi thuỷ sản
- Gv nhận xét và cho điểm
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
GV yêu cầu HS đọc mục I trang 133 - SGK
GV: Có một chậu nước ao, hồ, nếu ta cho vào đó 3 - 5g muối hoặc phân đạm.
+ Hiện tượng gì xảy ra?
+ Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước?
+ Trong nuôi thuỷ sản người tathường cung cấp thức ăn cho động, thực vật bằng cách nào?
+ Tại sao mùa hè lại thích tắm ở ao, biển?
GV giới thiệu: ở những vùng xứ lạnh lớp nước dưới sâu ấm hơn không khí nên nước không đóng băng và động vật, thực vật thuỷ sản vẫn sống được
? O2 và CO2 trong nước do đâu mà có.
GV nhận xét và kết luận về 3 đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản như trong SGK.
1 HS lên bảng trả lời miệng
HS đọc
HS trả lời
- Hạt đam, muối tan nhanh
- Có khả năng hoà tan các chất như đạm, muối....
HS: Bón, rắc, vãi phân đạm, phân hữu cơ.
HS: Vì mùa hè nước mát hơn
- Do O2 không khí hoà tan vào còn CO2 cũng do không khí hoà tan + thêm CO2 do động vật, thực vật phân huye các chất thải ra.
HS ghi vào vở.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của vực nước nuôi thuỷ sản
- GV yêu cầu HS đọc mục II trang 133 và 134 SGK
? Tính chất lý học của nước nuôi thuỷ sản gồm các yếu tố nào.
? Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm, cá.
? Độ trong của nước nói lên điều gì.
? Nước màu xanh nõn chuối tốt hay xấu.
? Vì sao nước có màu đên , mùi hôi thối không thể nuôi động vật thuỷ sản được.
? Nước có những hình thức chuyển động nào.
? Hỹa nêu tính chất của nước
? O2 hoà tan trong nước nhiều nhất vào lúc nào.
? Tại sao vào mùa hè tôm cá thường nổ đầu vào buổi sớm.
? Muối hoà tan trong nước có vai trò gì đối với động vật thuỷ sản.
GV yêu cầu HS cho biết tên những SV trong hình 78 SGK.
GV kết luận về 3 t/c của nước nuôi thuỷ sản.
HS đọc
HS: Gồm: Nhiệt độ, màu nước, độ trong và sự chuyển động của nước.
HS: Tôm 250C - 350C
Cá 200C - 300C
HS: Trong nước có nhiều chất vẩn, thực vật, động vật phù du hay không.
HS: Tốt vì có nhiều tảo, thức ăn tốt cho tôm, cá.
Hs: Vì có nhiều khí độc và vi trùng gây bệnh.
HS: Chuyển động sóng, đối lưu. Làm hoà tan thức ăn và phân bố đều O2.
- Hs nêu: 3 t/c
HS: Lúc 14 - 17h hàng ngày.
HS: Vì đêm - Thực vật không quang hợp mà hô hấp là chính thải CO2 nhiều.
- Vi sinh vật phân huỷ thải ra nhiều khí độc.
HS: Làm cho thực vật phát triển, vi khuẩn phát triển lamf thức ăn cho đv thuỷ sản.
HS kể tên.
- HS ghi vào vở.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đáy ao
? Cải tạo nước nhằm mục đích gì?
? Tại sao phải cải tạo đát đáy ao?
? Làm thế nào để cải tạo nước ao?
? Làm thế nào để cải tạo đáy ao?
- GV kết luận về các biện pháp cải tạo nước và đáy ao.
HS: Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, O2... nhiệt độ cho thuỷ sản phát triển tốt.
Vì đất đáy ao có lớp bùn là vi sinh vật phân huỷ chất mùn là thức ăn cho đv, tv đáy.
HS: Thiết kế ao có chỗ nòng sâu khác nhau.
HS: Bùn dày quá phải tát nước vớt bớt. Chỉ để 5 - 10 cm.
4. Củng cố
- Gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ
- Hs đọc phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà
- Dặn HS học bài, chuẩn bị cho tiết thưcj hành sau.
C. Những lưu ý khi sử dụng GA:
- Nội dung kiến thức rộng nên chuẩn bị tốt các hình, sơ đồ, tranh ảnh liên quan tới nội dung của bài sẽ làm cho tiết học sôi nổi hơn.
Tiết 43
Ngày soạn: 05/03/2011
Ngày dạy :
thức ăn của động vật thuỷ sản
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.
- Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước.
2. Kỹ năng
- Biết cách sử dụng hợp lý thức ăn trong thực tiễn.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Một số tranh ảnh động vật, thực vật
- Phóng to H. 82,83 - SGK , Sơ đồ 16.
2. Chuẩn bị của Học sinh: SGK - Vở ghi
III. Các hoạt động của thầy và trò
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu tính chất của nước nuôi thuỷ sản và một số biện pháp cải tạo nước và đáy ao.
- Gv nhận xét và cho điểm
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá
GV yêu cầu HS đọc mục I trang 140,141 - SGK và quan sát hình 82/ 141.
? Thức ăn của tôm, cá gồm có mấy loại? Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào?
? Kể tên những thực vật phù du và động vật phù du?
? Thức ăn nhân tạo là gì?
- Yêu cầu HS quan sát H. 83 - SGK
? Thức ăn tinh gồm những loại nào? Thức ăn thô gồm những loại nào? Thức ăn hỗn hợp là gì?
GV kết luận lại và đưa ra sơ đồ về các laọi thức ăn của tôm, cá.
1 HS lên bảng trả lời miệng
HS đọc và quan sát
HS: 2 loại là Tự nhiên và nhân tạo
Thức ăn tự nhiên gồm 4 loại.
HS kể.......
HS: Là thức ăn do con người cung cấp trực tiếp cho động vật thuỷ sản.
- Hs quan sát
HS trả lời
Thức ăn tinh: Cám, bột ngô,...
Thức ăn thô: Rau, cỏ,phân vô cơ.
Thức ăn hỗn hợp là có nhiều thành phần dinh dưỡng trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học.
HS ghi vào vở.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về quan hệ thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thuỷ sản
- GV yêu cầu HS đọc mục II và quan sát sơ đồ 16 SGK
? Thưca ăn của thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn là gì?
? Thức ăn của động vật phù du và động vật đáy gồm những loại nào?
? Thức ăn trưvj tiếp của tôm, cá là gì?
? Thức ăn gián tiếp của tôm, cá?
- GV nhận xét và kết luận về thức ăn của tôm, cá.
? Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước ta phải làm gì?
HS đọc và quan sát sơ đồ
Hs: Là chất dinh dưỡng hoà tan trong nước.
HS: ĐV phù du là chất vẩn, thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn.
Động vật đáy là: Chất vẩn và động vật phùb du.
HS: Thực vật thuỷ sinh, đv thuỷ sinh, đv đáy, vi khuẩn.
HS: Là mọi nguồn vật chát trong nước làm thức ăn cho các loài sv.
HS: Bón thêm phân vô cơ, hữu cơ, tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển.
4. Củng cố
- Gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài
- Hs đọc phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà
- Dặn HS học bài, chuẩn bị cho bài thực hành sau.
C. Những kiến thức khi sử dụng GA
- HS tiếp thu được kiến thức
- Hăng hái xây dựng bài.
Tuần 28
Tiết 44
Ngày soạn: 12/03/2011
Ngày dạy :
Thưc hành: xác định nhiệt độ -
độ trong và độ ph của nước nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- HS biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa xếch xi, biết xác định độ PH bằng giấy đo PH.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nuôi thuỷ sản của gia đình.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, giữ gìn vệ sinh khi thực hành.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhiệt kế có dây buộc
- Đĩa xếch xi, giấy quỳ và thang màu chuẩn.
2. Chuẩn bị của Học sinh:
- Thùng đựng nước ao.
III. Các hoạt động của thầy và trò
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Chuẩn bị và ổn định tổ chức
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng và phân chia vị trí thực hành của các nhóm và chia công việc cho các nhóm.
- Chia dụng cụ cho các nhóm.
- Các nhóm nhận vị trí.
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ cho nhóm mình.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
- GV hướng dẫn quy trình đo nhiệt độ, độ trong và độ PH.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- GV hướng dẫn mẫu cách đo các chỉ số và cách xác định kết quả.
- GV yêu cầu HS về vị trí tiến hành các bước của quy trình.
GV hướng dẫn HS viết báo cáo:
Các ý
Kết quả
Nhận xét
Tổ
Mẫu1
Mẫu2
Tốt
Xấu
Nhiệt độ
Độ trong
Độ PH
4. Củng cố
- GV yêu cầu các nhóm thu dọn vệ sinh và trả dụng cụ
- GV nhận xét về kết quả thực hành và thái độ tham gia của HS.
- HS đọc SGK.
- HS nghe
Nhóm 1: Thực hành đo nhiệt độ
Nhóm 2: Thực hành đo độ trong
Nhóm 3: Đo độ PH
- HS điền kết quả thực hành vào báo cáo.
- Nhóm trưởng trả dụng cụ.
5. Hướng dẫn về nhà
- Dặn HS chuẩn bị cho bài thực hành sau.
6. Những lưu ý khi sử dụng giáo án
- HS thực hành đúng quy trình, an toàn, vệ sinh.
- Thực hành sôi nổi.
Tuần 29
Tiết 45
Ngày soạn: 18/03/2011
Ngày dạy :
THực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- HS biết quan sát bằng mắt thường để nhận biết, đọc tên phân biệt một số loại thức ăn của động vật thuỷ sản.
- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
2. Kỹ năng
- Biết Sử dụng được kính hiển vi để quan sát và nhận biết một số động thực vật phù du.
3. Thái độ
- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ - tập nghiên cứu quan sát kính hiển vi.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Một số loại bột: bột ngô, bột sắn.....2 lạng
- Kính hiển vi: 4 cái
- Lọ đựng nước ao, hồ.
2. Chuẩn bị của Học sinh:
- Một số động vật thân mềm: trai, ốc, hến.
III. Các hoạt động của thầy và trò
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Giao dụng cụ, vật dụng cho từng nhóm.
-GV hướng dẫn quy trình bài thực hành
- Gv hướng dẫn HS cách sử dụng kính hiển vi( cách chỉnh và quan sát).
- Cách hút nước vào tiêu bản.
- Xác định tên một số sinh vật phù du.
- Ghi chép, mô tả được dặc điểm, cấu tạo.
* GV hướng dẫn HS phân biệt được các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo và cách ghi kết quả theo bảng ( GV treo mẫu bảng).
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành
- GV yêu cầu nhóm 1, 2 quan sát động vật phù du trong nứoc ao, hồ.
- Nhóm 3, 4 nhận dạng phân biệt các loại thức ăn.
- GV thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và nhắc nhở HS thực hành đúng quy trình, đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- Hết thời gian quy định GV yêu cầu các nhóm trở về vị trí và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và cho điểm một số nhóm có kết quả tốt.
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu cho nhóm mình.
- HS chú ý nghe, theo dõi.
- HS nghe.
- HS quan sát bảng.
- HS các nhóm về vị trí và thực hành theo hướng dẫn.
- Từng nhóm báo cáo kết quả
4. Củng cố
- GV hướng dẫn HS các nhóm kiểm tra chéo.
- Yêu cầu các nhóm trả dụng cụ, vật liệu
- Yêu cầu các nhóm vệ sinh khu vực thực hành.
- Các nhóm kiểm tra chéo.
- Các nhóm nộp dụng cụi , vật liệu.
HS vệ sinh nơi thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà chuẩn bị trước bài 54 - SGK
6. Những lưu ý khi sử dụng giáo án
- HS thực hành đúng quy diịnh, an toàn, vệ sinh.
- Sôi nổi.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_42_45_nguyen_thi_duyen.doc