I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
- Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Một số ảnh các loại thực vật, động vật thuỷ sinh.
- Phóng to hình 76, 77, 78 sgk
Trò: - Đọc trước bài 50 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội ?
? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì ?
36 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 43-51, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 4- Thuỷ sản
Chương I: Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản.
Tiết 43: Bài 49:
Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Hiểu được vai trò của nuôi thuỷ sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Hình 75 sgk.
- Thông tin về ngành thuỷ sản
Trò: - Đọc trước bài 49 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
GV: Để phát triển kinh tế gia đình người ta có mô hình V.A.C.
? Ai có thể cho thầy biết các từ viết tắt của cụm từ V.A.C là gì ?
HS: V: Vườn
A: Chuồng
C: Chuồng
Để thực hiện mô hình V.A.C chúng ta cần:
Nắm được kĩ thuật làm vườn.
Nắm được cách nuôi thuỷ sản.
Nắm được kĩ thuật nuôi gia súc, gia cầm..
Trong các phần trước chúng ta đã được học:
Kỹ thuật trồng trọt - Biết cách làm vườn
Kĩ thuật chăn nuôi - Biết cách sử dụng chuồng trại để chăn nuôi.
Để biết cách khai thác tiềm năng của Ao, hồ, nắm được kĩ thuật nuôi thuỷ sản, chúng ta sang 1 nội dung mới:
Như chúng ta đã biết nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi thuỷ sản, do đó nghề này đã trở thành nghề truyền thống lâu đời. Nghề nuôi thuỷ sản đã và đang đóng một vai trò trong nền kinh tế quốc dân.
Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nuôi thuỷ sản.
I. Vai trò của nuôi thuỷ sản.
? Em hãy kể tên những động vật thuỷ sản mà chúng ta thường nuôi ở ao, hồ?
? Nuôi thuỷ sản có những vai trò gì trong nề kinh tế và đời sống XH ?
Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành phiếu học tập.
GV: Phát phiếu và yêu cầu học sinh đọc nội dung của phiếu.
GV hướng dẫn: Các vai trò của nuôi thuỷ sản thể hiện qua các hình nhỏ trong hình 75 sgk, quan sát và ghi các vai trò vào các ô trống trong phiếu học tập.
Sau khoảng 7 phút GV thu phiếu học tập
GV: Cho 2 nhóm báo cáo kết quả.
GV: Cho học sinh quan sát từng tranh nhỏ và nhận xét kết quả của các nhóm.
GV: Chỉ vào hình a và nêu tên các loại thực phẩm có trong tranh sau đó so sánh với kết quả của các nhóm và ghi bảng( Vai trò thứ nhất)
? Ngoài sản phẩm ở trong hình 75 .a, ai có thể kể tên thêm một số thực phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản mà chúng ta đã được ăn ?
GV: Chỉ vào hình 75.b và nêu ý nghĩa của của nó ( Nhà máy, cần cẩu, công ty nơ) sau đó dựa vào kết quả của các nhóm và ghi bảng vai trò thứ 2 của nuôi thuỷ sản.
? Em hãy kể tên một số loại thuỷ sản có thể xuất khẩu được ?
GV: Ngoài ra còn xuất khẩu một số sản phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản như nước mắm, nước tương
GV: Chỉ vào hình 75.c và nêu ý nghĩa của của nó ( Một vài con cá được thả trong một cái bể) sau đó dựa vào kết quả của các nhóm và ghi bảng vai trò thứ 3 của nuôi thuỷ sản.
GV: Giới thiệu thêm, một số nhà máy hoặc khu công nghiệp sau khi nguồn nước thải đã được sử lí, bể chứa nước cuối cùng trước khi đưa ra môi trường người ta thường thả vào đấy một vài con cá nhằm mục đích gì ? (Báo cho chúng ta biết trong nước có còn chất độc không )
GV: Chỉ vào hình 75.b và nêu ý nghĩa của của nó ( )
sau đó dựa vào kết quả của các nhóm và ghi bảng vai trò thứ 4 của nuôi thuỷ sản.
? Em hãy kể tên thức ăn của gia súc gia cầm có nguồn gốc từ thuỷ sản?
GV: Kết luận về 4 vai trò của nuôi thuỷ sản.
HS: Kể tên một số loại động vật thuỷ sản như: Tôm, cá
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Nhận phiếu học tập và đọc nội dung của phiếu.
HS: Chú ý lắng nghe hướng dẫn để hoàn thành phiếu học tập.
HS: Các nhóm nạp phiếu học tập.
HS: Các nhóm báo cáo kết quả.
HS: Quan sát từng tranh nhỏ ở hình 75.a
HS: Cung cấp thực phẩm cho con người.
HS: Lươn, ếch
HS: Ghi vào vở.
Cung cấp nguyên liệu chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản.
HS: Cá ba sa, tôm đông lạnh, cá cha,
HS: Ghi vào vở.
Làm sạch môi trường nước.
HS: Báo cho chúng ta biết trong nước có còn chất độc không vì có chất độc cá sẽ chết.
HS: Ghi vào vở.
Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
HS: Bột cá, cá thải loại
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản.
II. Nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản.
GV: Đặt câu hỏi.
? Muốn nuôi thuỷ sản cần phải có điều kiện gì ?
? Tại sao nói nước ta có điều kiện phát triển thuỷ sản ?
? Vậy nhiệm vụ thứ nhất cuả nuôi thuỷ sản là gì ?
GV: Như chúng ta đã biết nước ta có tới hơn 500 loài cá trong đó có gần 100 loài có giá trị kinh tế. Trong những năm tới nhiệm vụ của ngành nuôi thuỷ sản phải thuần hoá và tạo thêm các giống mới.
? Trong gia đình em thường sử dụng những loại thực phẩm nào ?
? Tại sao nói nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người ngày càng tăng ?
GV: Chúng ta xem trên TV đang bình bầu cho Vịnh Hạ Long thành kì quan thiên nhiên thế giới có thêm khách du lịch
? Thực phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người ?
Mặc dù nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng như vậy nhưng để đảm bảo sức khoẻ cho con người thì thuỷ sản phải cung cấp thực phẩm đạt yêu cầu gì ?
Vậy nhiệm vụ thứ 2 của ngành nuôi thuỷ sản là gì ?
? Thuỷ sản như thế nào được gọi là thuỷ sản tươi sạch là?
GV: Đưa ra thông tin cách ướm cá bằng phân đạm và đá.
GV: Đưa ra thông tin về nước tương Chin xu của việt nam có chất gây ung thư.
3. ứng dụng những tiến bộ khoa học vào nuôi thuỷ sản.
? Cần ứng dụng những tiến bộ khoa học vào nhứng công việc gì trong nuôi thuỷ sản ?
Từ các câu trả lời của học sinh giáo viên đi đến kết luận.
HS: Có vực nước và giống thuỷ sản.
HS: Có nhiều ao hồ mặt nước lớn và có nhiều giống cá có giá trị kinh tế.
HS:: Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống.
HS: Kể tên các loại thực phẩm thường dùng của gia đình.
HS: Do đời sông ngày càng nâng cao và ngành du lịch phát triển.
HS: Cung cấp 40-50% lượng thực phẩm.
HS: Ghi kết luận.
HS: Tươi, sạch
2. Cung cấp thực phẩm tươi sạch.
HS: Mới bát lên mặt nước được chế biến để làm thực phẩm.
HS: Các công việc là:
Sản xuất giống.
Sản xuất thức ăn
Phòng trừ dịch bệnh
Bảo vệ môi trường
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV:Cho học sinh làm bài tập được ghi trong bảng phụ.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
GV: Dặn học sinh về nhà trả lời câu hỏi ở cuối bài học và đọc chuẩn bị cho tiết 44.
NS: 5/4/09
NG: 9/4/09
Tiết 44: Bài 50:
Môi trường nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Một số ảnh các loại thực vật, động vật thuỷ sinh.
- Phóng to hình 76, 77, 78 sgk
Trò: - Đọc trước bài 50 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội ?
? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung phần I. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi.
? Nước nuôi thuỷ sản bao gồm mấy đặc điểm ? Đó là những đặc điểm nào ?
? Em hãy lấy ví dụ về các đặc điểm trên của nước nuôi thuỷ sản ?
? Oxi trong nước do đâu mà có ?
? Vận dụng các đặc điểm nêu trên trong nuôi thuỷ sản như thế nào ?
GV: Nhận xét và trả lời.
HS: Nghiên cứu nội dung phần I sgk.
HS: Nước nuôi thuỷ sản bao gồm có 3 đặc điểm sau:
Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.
Có khả năng điều hoà nhiệt độ.
Thành phần Ôxi thấp và CO2 cao.
HS: Lấy ví dụ.
HS: Ôxi trong không khí hoà tan vào.
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Ghi kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của vực nước nuôi thuỷ sản.
GV: Nêu câu hỏi.
? Tính chất lí học của nước nuôi thuỷ sản bao gồm các yếu tố nào ?
? Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm, cá là bao nhiêu ?
? Hãy nêu những tính chất hoá học của nước ?
? Muối hoà tan trong nước có vai trò gì ?
Từ các câu trả lời giáo viên đi đến kết luận chung.
HS: Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ trong, màu nước, sự chuyển động.
HS: - Tôm từ 250C - 350C
- Cá từ 200C - 300C
HS: Gồm có 3 tính chất.
Các chất khí hoà tan.
Các muối hoà tan.
Độ pH
HS: Giúp thực vật, động vật thuỷ sản phát triển.
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đáy ao.
? Cải tạo nước nhằm mục đích gì ?
? Biện pháp để cải tạo nước ao là gì ?
? Biện pháp để cải tạo đất đáy ao là gì ?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, ôxi
HS: Thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau.
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Ghi nhận xét.
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
GV: Dặn học sinh về nhà trả lời câu hỏi ở cuối bài học và đọc chuẩn bị cho tiết 45.
NS: 10/4/09
NG: 14/4/09
Tiết 45: Bài 51: Thực hành
Xác định nhiệt độ, độ trong
và độ ph của nước nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Thông qua bài thực hành HS
Biết cách xác định nhiệt độ, độ trong và đọ pH của nước nuôi thuỷ sản.
Vận dụng kiến thức học ở trường vào thực tiễn nghề nuôi thuỷ sản ở gia đình.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Đĩa sếch xi.
- Thang đo màu pH.
- Nhiệt kế thuỷ ngân.
Trò: - Mẫu nước ao.
- Thùng nhựa.
- Nhiệt kế thuỷ ngân.
- Báo cáo thực hành theo mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản ?
? Em hãy nêu tóm tắt tính chất lí học của nước nuôi thuỷ sản ?
? Em hãy nêu biện pháp để cải tạo nước và đáy ao ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học
GV: Chia nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 5 - 6 học sinh.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
GV: Cho học sinh thảo luận về mục tiêu của bài học.
GV: Gọi 2 nhóm nêu mục tiêu cần đạt của bài học.
GV: Nhận xét
Sau đó giáo viên nêu những nội qui khi làm thực hành.
HS: Ngồi theo nhóm thực hành.
HS: Đưa dụng cụ và vật liệu đã chuẩn bị vào vị trí.
HS: Thảo luận về mục tiêu bài học.
HS: Nêu mục tiêu bài học
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
GV: Yêu cầu các nhóm nêu công việc phải làm trong tiết thực hành.
GV: Gọi đại diện của 2 nhóm nêu quy trình thực hành của những công việc trên.
GV: Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu học sinh quan sát.
HS: Nêu các công việc phải làm trong bài thực hành.
Đo nhiệt độ
Đo độ trong
Đo độ pH.
HS: Nêu quy trình thực hành, các nhóm khác bổ sung nếu cần của những công việc trên.
HS: Quan sát giáo viên làm thao tác mẫu.
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành.
GV: Tổ chức cho các nhóm làm thực hành theo đúng quy trình.
GV: Hướng dẫn học sinh ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
GV: Đi đến các nhóm quan sát và uốn nắn những chỗ học sinh làm chưa đúng.
HS: Tiến hành làm thực hành theo quy trình.
HS: Ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
HS: Làm thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
GV: Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi mình thực hành.
GV: Yêu cầu các nhóm nộp báo cáo thực hành.
GV: Nhận xét về giờ học thực hành.
GV: Dặn học sinh về chuẩn bị trước Tiết 46 bài 52 SGK.
NS: 20/4/09
NG: 21/4/09
Tiết 46: Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (Tôm, cá)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải
Biết được thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào ?
Hiểu được mối quan hệ về thức ăn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Hình 82, 83 sgk.
- Sơ đồ 16 sgk .
Trò: - Đọc trước bài 52 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá.
GV: Cho học sinh quan sát hình 82 và đặt câu hỏi.
? Thức ăn tôm, cá gồm có mấy loại ?
? Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào ?
? Em hãy kể tên những thực vật phù du ?
? Hãy kể tên những động vật đáy ?
? Thức ăn nhân tạo là gì ?
? Thức ăn tinh bột gồm những loại nào ?
? Thức ăn thô gồm những loại nào ?
Từ những câu trả lời của học sinh giáo viên nhận xét và kết luận.
HS: Quan sát hình 82 sgk.
HS: Gồm có 2 loại sau:
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn nhân tạo.
HS: Gồm có 4 loại.
Thực vật phù du.
Động vật phù du.
Thực vật bậc cao.
Động vật đáy.
HS: Các loại tảo.
HS: Giun, ốc, trai
HS: Là thức ăn do con người cung cấp trực tiếp cho động vật thuỷ sản.
HS: Cám, bột ngô, bột sắn
HS: Rau, cỏ
HS: Ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 2: Quan hệ về thức ăn.
GV: Cho học sinh đọc sơ đồ 16 sgk.
? Thức ăn động vật thuỷ sinh, vi khuẩn là gì ?
? Thức ăn động vật phù du gồm những loại nào ?
? Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào ?
? Thức ăn trực tiếp của tôm, cá là gì ?
? Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì ?
Từ đó giáo viên kết luận về nguồn thức ăn của tôm, cá.
? Muốn tăng nguồn thức ăn cho động vật thuỷ sản cần làm những công việc gì ?
GV: Nhận xét.
HS: Đọc sơ đồ 16 sgk.
HS: Là chất dinh dưỡng hoà ta trong nước.
HS: Chất vẩn, thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn
HS: Chất vẩn và động vật phù du.
HS: Động vật thuỷ sinh, động vật đáy, thực vật thuỷ sinh
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Ghi kết luận vào trong vở.
HS: Phải là các công việc sau:
Bón phân hữu cơ, vô cơ.
Tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển.
Thường xuyên làm vệ sinh ao, hồ.
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
? Thức ăn động vật thuỷ sản gồm mấy loại? Đó là những loại nào ?
? Trình bày mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá?
GV: Dặn học sinh về nhà trả lời câu hỏi ở cuối bài học và đọc chuẩn bị cho tiết 47 bài 53 trong SGK.
NS: 20/4/09
NG: 23/4/09
Tiết 47: Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại
thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu cảu tôm, cá.
Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Kính hiển vi.
- Lam ( phiến kính) .
- Các mẫu thức ăn .
- Vẽ to hình 78, 82, 83 sgk.
Trò: - Mẫu nước ao.
- Thùng nhựa.
- Các mẫu thức ăn.
- Khay men
- Báo cáo thực hành theo mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thức ăn động vật thuỷ sản gồm mấy loại? Đó là những loại nào ?
? Trình bày mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học
GV: Chia nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 5 - 6 học sinh.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
GV: Cho học sinh thảo luận về mục tiêu của bài học.
GV: Gọi 2 nhóm nêu mục tiêu cần đạt của bài học.
GV: Nhận xét
Sau đó giáo viên nêu những nội qui khi làm thực hành.
HS: Ngồi theo nhóm thực hành.
HS: Đưa dụng cụ và vật liệu đã chuẩn bị vào vị trí.
HS: Thảo luận về mục tiêu bài học.
HS: Nêu mục tiêu bài học
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
GV: Yêu cầu các nhóm nêu công việc phải làm trong tiết thực hành.
GV: Gọi đại diện của 2 nhóm nêu quy trình thực hành của những công việc trên.
GV: Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu học sinh quan sát.
HS: Nêu các công việc phải làm trong bài thực hành.
Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên bằng kính hiển vi.
Quan sát thức ăn tụ nhiên và nhân tạo của tôm, cá.
Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sụ khác biệt của 2 nhóm thức ăn.
HS: Nêu quy trình thực hành, các nhóm khác bổ sung nếu cần của những công việc trên.
HS: Quan sát giáo viên làm thao tác mẫu.
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành.
GV: Tổ chức cho các nhóm làm thực hành theo đúng quy trình và trả lời các câu hỏi.
? Trong mẫu thức ăn có những loại thức ăn nào ?
? Loại nào thuộc thức ăn nhân tạo và loại nào thuộc thức ăn tự nhiên ?
GV: Hướng dẫn học sinh căn cứ vào hình 78, 82, 83 và các mẫu thức ăn, xếp loại và tóm tắt vào bảng báo cáo thực hành.
GV: Đi đến các nhóm quan sát và uốn nắn những chỗ học sinh làm chưa đúng.
HS: Tiến hành làm thực hành theo quy trình.
HS: Ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
HS: Làm thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
GV: Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi mình thực hành.
GV: Yêu cầu các nhóm nộp báo cáo thực hành.
GV: Nhận xét về giờ học thực hành.
GV: Dặn học sinh về chuẩn bị trước cho tiết 48 bài 54 trong SGK.
Chương II. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường
trong nuôi thuỷ sản
S: 26/4/09
G: 28/4/09
Tiết 48: Chăm sóc, quản lí và phòng, trị bệnh
cho động vật thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá.
Biết cách quản lí ao nuôi.
Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Hình 84 và hình 85 sgk.
- Sưu tầm một số loại thuốc phòng trị bênh cho tôm, cá.
Trò: - Đọc trước bài 55 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của động vật thuỷ sản?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu biên pháp kĩ thuật nuôi dưỡng tôm, cá.
GV: Nêu câu hỏi:
? Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì ?
? Tại sao phải cho tôm, cá ăn vào lúc 7 - 8 giờ sáng ?
? Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8 đến tháng 11 ?
? Tại sao lại hạn chế bón phân và thức ăn trong táng 4 đến tháng 6 ?
? Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì ?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Không làm ô nhiễm môi trường.
HS: Thức ăn phân huỷ nhanh, gây ô nhiễm môi trường.
HS: Phát triển thức ăn tự nhiên.
HS: Ghi kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp quản lí trong nuôi động vật thuỷ sản.
? Em hãy nêu tên các công việc phải làm để kiểm tra ao nuôi tôm, cá ?
? Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá?
? Kiểm tra khối lượng tôm, cá bằng cách nào ?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Gồm các công việc sau:
Kiểm tra đăng, cống.
Kiểm tra màu nước, thức ăn.
Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá.
HS: Lấy thước lá đo chiều dài từ mút đầu đến cuối cùng của đuôi cá.
HS: Bắt cá lên cân, ghi chép theo dõi.
HS: Ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bênh cho tôm, cá.
? Tại sao trong nuôi tôm, cá phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu ?
? Biện pháp phòng trị bệnh gồm những yêu cầu kĩ thuật nào ?
GV: Nhận xét và cho học sinh khác bổ sung nếu cần.
? Mục đích cảu việc chữa bênh cho tôm, cá là gì ?
? Em hãy kể tên một số thuốc thường dùng để chữa bênh cho tôm, cá ?
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 85 sgk và hoàn thành bài tập điền chỗ trống theo yêu cầu.
GV: Nhận xét kết quả của học sinh.
HS: Khi tôm, cá bị mắc bệnh việc chữa trị rất khó khăn.
HS: Gồm có các biện pháp sau:
Thiết kế ao hợp lí.
Tẩy dọn ao bằng vôi bột trước khi thả tôm, cá.
Thường xuyên kiểm tra môi trường nước.
Dùng thuốc phòng trước mùa tôm cá mắc bệnh
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Dùng thuốc thảo mộc hoặc thuốc tân dược.
HS: Quan sát hình 85 sgk và hoàn thành bài tập điền chỗ trống theo yêu cầu.
Hoá chất: Vôi, thuốc tím.
Thuốc tân dược: Ampicilin, Sunfamin
Thuốc thảo mộc: Tỏi, cây duốc cá.
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
GV: Dặn học sinh về nhà trả lời câu hỏi ở cuối bài học và đọc chuẩn bị cho tiết 49.
S: 2/5/09
G: 5/5/09
Tiết 49: Thu hoạch, bảo quản và chế biến
sản phẩm thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
Nêu được vai trò, ưu nhược điểm của 2 phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản? .
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Sơ đồ 5 sgk.
Trò: - Đọc trước bài 55 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá ?
? Những công việc của quản lí ao nuôi cá?
3. Dạy bài mới:
Hoạtt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch sản phẩm thuỷ sản
GV: Nêu câu hỏi.
? Người ta thường tát ao nuôi cá vào mùa nào ?
? Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?
? Hãy trình bày phương pháp đánh tỉa thả bù ?
? Hãy trình bày phương pháp thu hoạch toàn bộ ?
? Trong các phương pháp trên phương pháp thu hoạch nào tôt hơn ?
Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và kết luận.
HS: Vào mùa khô.
HS: Có 2 phương pháp:
Đánh tỉa thả bù.
Thu hoạch toàn bộ.
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Tát cạn ao thu hoạch triệt ấchnr phẩm.
HS: Trả lời.
HS: Ghi kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản.
? Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm mục đích gì ?
GV: Cho học sinh quan sát hình 68 sgk
? Gồm có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản ?
? Trong 3 phương pháp trên phương pháp nào là phổ biến nhất? Vì sao ?
? Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thuỷ sản lâu hơn thì phải tăn tỉ lệ muối ?
GV: Nhận xét và kết luận về các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản.
HS: Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng.
HS: Quan sát hình 68 sgk.
HS: Gồm có 3 phương pháp:
Ướp muối
Làm khô
Làm lạnh
HS: Phương pháp làm khô. Vì đễ thực hiện và không gây tốn kém.
HS: Muối giúp cho tôm các tươi và không bị nhiễm bệnh.
HS: Ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản.
GV: Nêu câu hỏi.
? Hãy kể tên các sản phẩm thuỷ sản mà em biết ?
? Công nghệ chế biến mắm tôm, nước mắm và chế biến các hộp có gì khác nhau?
? Có mấy phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản ?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Cá hộp, nước mắm
HS: Mắm tôm, nước mắm được chế biến bằng phương pháp thủ công.
HS: Có 2 phương pháp:
Phương pháp thủ công.
Phương pháp công nghiệp.
HS: Ghi kết luận vào vở.
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
? Có mấy phương pháp khai thác sản phẩm thuỷ sản ?
? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản ?
GV: Dặn học sinh về nhà trả lời câu hỏi ở cuối bài học và đọc chuẩn bị cho tiết 50.
S:
G:
Tiết 50: bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Tranh ảnh minh hoạ một số giống cá nuôi có tốc độ lớn nhanh, ít nhiễm bệnh.
Trò: - Đọc trước bài 56 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá ?
? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
GV nêu câu hỏi
Tại sao phải bảo vệ môi trường ?
Các thuỷ vực bị ô nhiễm do nguồn nước thải nào ?
HS nêu lên được các tác hại của môi trường bị ô nhiễm:
- có ảnh hưởng xấu đến những sinh vật sống trong nước, trong đó có cá, tôm
- Nguồn nước bị ô nhiễm
- Do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường
GV nêu câu hỏi:
Có những biện pháp nào bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản ?
Vậy có mấy phương pháp xử lí nguồn nước ?
Em hãy nêu nội dung của phương pháp lắng , lọc nước ?
Em hãy nêu nội dung của phương pháp xử lí bằng hoá chất ?
Trong hai phương pháp này phương pháp nào được dùng phổ biến hơn ? Vì sao ?
Nội dung của quản lí môi trường nuôi thuỷ sản ?
- Xử lí nguồn nước:
+ Có hai phương pháp 1là xử lí nguồn nước, 2 là dùng hoá chất xử lí
+ Dùng hệ thống ao hoặc bể chứa có thể tích từ 200 – 1000m3 để chứa nước
+ Dùng các hoá chất như khí clo nồng độ 0,1 – 0,2mg/l, vôi clorua CaOCl2 nồng độ 2%, fomon nồng độ 2% đẻ diệt khuẩn
- Quản lí:
+ Bãi đẻ, nơi cư trú của một ssó động vật
+ Quy định nồng độ tối đa các hoá chất và chất độc hại trong môi trường nước
+ Phải sử dụng phân sạch khi bón trong môi trường nước
Hoạt động 4:Tìm hiểu một ssó biện pháp để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
GV nêu câu hỏi:
Em hãy cho biết tình hình nguồn lợi thuỷ sản trong nước ta ?
Vậy những nguyên nhân nào dãn đến các tình trạng trên ?
Vậy muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí, cần tiến hành các biện pháp nào ?
- Các loại thuỷ sản nước ngọt quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng
- Năng suất khai thác bị giảm sút nghiêm trọng
- Các bãi đẻ và số lượng các bột giảm sút
- Khai thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt
- Phá hại rừng đầu nguồn
- Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa
- Ô nhiễm môi trường nước
- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản
- Cải tiến nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thuỷ sản, sản xuất thức ăn
- Chọn những giống cá lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp
Ngăn chặn cách đánh bắt không đúng kĩ thuật
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
? Nguyên nhân ngây ra sự ô nhiễm môi trường nước nuôi thuỷ sản ?
? Tại sao lại phải bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
GV: Dặn học sinh về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong kì II giờ sau ôn tập.
S:
G:
Tiết 51: ôn tập
I. Mục tiêu: Thông qua tiết ôn tập học sinh phải :
Củng cố và hệ thống hoá được
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_43_51.doc