Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1-14

I./ MỤC TIÊU :

 1./ Kiến thức :

- HS hiểu được đất trồng là gì ?

- Biết được vài trò của đất trồng

- Biết được các thành phần của đất trồng

 2./ Kỹ năng : HS biết ph6an biệt giữa đất trồng và các vật thể tơi xốp khác, biết phân biệt đất tròng và đá

3./ Thái độ : Co ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất

 II./ CHUẨN BỊ :

1./ GV :

- hình vẽ 2a , 2b SGK / 7

- Sơ đồ thành phần của đất trồng

- Bảng phụ ghi bài tập cho HS tiết trước

III./ PHƯƠNG PHÁP : Trực quan + Quan sát + Giảng giải + Hoạt động nhóm

IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY :

 1./ Mở bài : Đất trồng là tài nguyên thiên nhiên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất Nông; Lâm nghiệp. Vì vậy trước khi nghiên cứu các quá trình kỹ thuật trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng

 2./ Phát triển bài :

I./ Khái niệm về đất trồng

 

doc35 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1-14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 Ngày soạn : 07/09/04 Tiết : 01 Ngày dạy : 08/09/04 PHẦN I : TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT BÀI 1 : Vai Trò Nhiệm Vụ Của Trồng Trọt I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : Hiểu được vai trò của trồng trọt Biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay Biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt 2./ Kỹ năng : HS biết áp dụng đúng biện pháp của trồng trọt vào thực tế của địa phương 3./ Thái độ : Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp II./ CHUẨN BỊ : Hình vẽ : Vai trò của trồng trọt III./ PHƯƠNG PHÁP : Quan sát – Thảo luận nhóm IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : Nước ta là một nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quang trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. 2./ Phát triển bài : Hoạt động 1 : I./ Vai trò của trồng trọt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cho HS thảo luận nhóm nhỏ ( 2 em) -Cho HS quan sát hình vẽ vai trò của trồng trọt trên bảng -Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế ? -Giảng giải cây lương thực là cây trồng cho chất bột như : Gạo ; Ngô -Cây thực phẩm dùng ăn kèm với thức ăn cơ bản ( lương thực ) như : Rau ; Quả -Cây nguyên liệu cho công nghiệp là những cây trồng cho sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như : Mía; Càphê -Em hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương ? -Hãy nêu một số nông sản ở nước ta được xuất khẩu ra thị trường quốc tế ? -Mỗi nhóm 2 em thảo luận phần vai trò của trồng trọt SGK trang 5 -Cung cấp lương thực thực phẩm -Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp -Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi -Cung cấp nông sản xuất khẩu -Ngô; Khoai; Sắn. -Sú; Cải. -Càphê; Chè.. -Càphê; Chè; Tiêu . Tiểu kết : Trồng trọt cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liện cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu. Hoạt động 2 Nhiệm vụ của trồng trọt -GV cho HS thảo luận theo nhóm phần nhiệm vụ của trồng trọt -Gọi nhóm 1;3;5 phát biểu , nhóm 2;4;6 nhận xét -GV nhận xét, phân tích, đi đến kết luận các nhiệm vụ của trồng trọt là là 1,2,4 và 6 -6 nhóm thảo luận theo y/cầu phần II SGK /6 -Mỗi nhóm cử một đại điện phát biểu Tiểu kết : Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiên dùng trong nước và xuất khẩu. Hoạt động 3 : Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng các biện pháp gì ? -Trong trồng trọt việc sử dụng giống mới có năng suất cao, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm mục đích gì ? -Khai hoang, lấn biển để làm gì ? -Tăng vụ để làm gì ? -Để tăng năng suất, tăng diện tích trồng trọt và tăng lượng nông sản ta có những biện pháp nào ? -.. tăng năng suất -Tăng diện tích -Tăng lượng nông sản -Aùp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến, khai hoang, lấn biển, tăng vụ Tiểu kết : Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt ; khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến . 3./ Kết luận chung : GV gọi HS đọc phần ghi nhớ 4./ Kiểm tra đánh giá : Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt ở địa phương em hiện nay là gì ? V./ DẶN DÒ : GV phát phiếu học tập cho HS về nhà chuẩn bị với nội dung : Cho các từ hoặc cụm từ sau : Tơi xốp; đá; độ phì nhiêu; thực vật . Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào trong phần sau : “ Đất trồng là lớp đất bề mặt của vỏ trái đất, trên đó có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. Đất trồng khác với đá là đất trồng có “ Tuần : 01 Ngày soạn : 08/09/04 Tiết : 02 Ngày dạy : 10/09/04 BÀI 1 : KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : HS hiểu được đất trồng là gì ? Biết được vài trò của đất trồng Biết được các thành phần của đất trồng 2./ Kỹ năng : HS biết ph6an biệt giữa đất trồng và các vật thể tơi xốp khác, biết phân biệt đất tròng và đá 3./ Thái độ : Co ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất II./ CHUẨN BỊ : 1./ GV : hình vẽ 2a , 2b SGK / 7 Sơ đồ thành phần của đất trồng Bảng phụ ghi bài tập cho HS tiết trước III./ PHƯƠNG PHÁP : Trực quan + Quan sát + Giảng giải + Hoạt động nhóm IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : Đất trồng là tài nguyên thiên nhiên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất Nông; Lâm nghiệp. Vì vậy trước khi nghiên cứu các quá trình kỹ thuật trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng 2./ Phát triển bài : I./ Khái niệm về đất trồng Hoạt động 1 : 1./ Đất trồng là gì ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gọi HS làm bài tập đã chuẩn bị ở bảng phụ treo trước lớp -Dựa vào BT đã làm, GV hỏi HS đất trồng là gì ? -Nhận xét bài làm của bạn -Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm Tiểu kết : Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xúat ra sản phẩm . Hoạt động 2 : Vai trò của đất trồng -Cho HS hoạt động theo nhóm -Gọi 3 nhóm phát biểu, 3 nhóm nhận xét -Cho HS quan sát hình 2 tên bảng. Lưu ý quan sát kỹ thành phần dinh dưỡng và vị trí của cây -Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng ? -Ngoài đất ra cây trồng còn có thể sống trong môi trường nào ? -6 nhóm thảo luận theo y/cầu mục I phần 2 SGK trang 7 -Mỗi nhóm cử một đại diện phát biểu -Môi trường đất và môi trường nước đều cung cấp ôxi, nước, dinh dưỡng cho cây. Đất giữ cho câu đứng vững còn ở môi trường nước để cây đứng vững phải có giá đỡ -Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cây đứng thẳng -Môi trường nước Tiểu kết : Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi và giữ cho cây đứng vững Hoạt động 3 : II./ Thành phần của đất trồng -Cho HS quan sát sơ đồ thành phần của đất trồng -Dựa vào sơ đồ cho biết đất trồng gồm những thành phần gì ? -Phần khí chính là không khí có trong các khe hở của đất -Không khí có chứa các chất gì ? -Thông báo cho HS lượng ôxi trông đất ít hơn trong khí quyển còn lượng khí cacboníc thì nhiều hơn tới hàng trăm lần -Oâxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng ? -Phần không khí có vai trò gì đối với cây trồng ? -Phần rắn gồm những gì ? -GV cho HS đọc phần rắn SGK / 8 -Phần rắn có vai trò gì đối với cây trồng ? -Phần lỏng chính là nước trong đất. Nước làm nhiệm vụ gì ? -Đất trồng gồm : phần khí; phần rắn và phần lỏng -Oâxi; cacbonic; nitơ -Oâxi cần cho quá trình hô hấp của cây -Cung cấp ôxi cho cây hô hấp -Chất vô cơ và chất hữu cơ -Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây -Hòa tan các chất dinh dưỡng Tiểu kết : Đất trồng gồm 3 thành phần : khí ; lỏng và rắn Phần khí cung cấp ôxi cho cây hô hấp Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Phần lỏng cung cấp nước cho cây 3./ Kết luận chung : Gọi HS đọc phần ghi nhớ 4./ Kiểm tra đánh giá : HS trả lời câu hỏi 1 ; 2 / 8 V./ DẶN DÒ : Chuẩn bị bài : Một số tính chất của đất trồng Tuần : 02 Ngày soạn : 13/09/04 Tiết : 03 Ngày dạy : 15/08/04 BÀI 3 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : HS hiểu được thành phần cơ giới của đất trồng là gì ? Hiểu được thế nào là đất chua, đấ kiềm, đất trung tính Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất 2./ Kỹ năng : Quan sát , phân tích , nhận biết 3./ Thái độ : Có ý thức bảo vệ, duy trì, nâng cao độ phì của đất Liên hệ địa phương-gia đình à cải tạo nâng cao độ phì nhiêu cho đất vườn nhà à Cây trồng cho năng suất cao hơn II./ CHUẨN BỊ : 1./ GV : Mẫu vật : các loại đất 2./ HS đọc trước bài ở nhà III./ PHƯƠNG PHÁP : Trực quan + Giảng giải + Hỏi đáp IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất 2./ Phát triển bài : Hoạt động 1 : I./ Thành phần cơ giới của đất là gì ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gọi HS độc phần I SGK -Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào ? -Phần vô cơ chiếm bao nhiêu % ? -Phần vô cơ bao gồm các hạt nào ? -Đường kính mỗi loại hạt là bao nhiêu ? -Tỉ lệ các hạt: cát; limon; sét quyết định thành phần cơ giới của đất -Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành mấy loại chính ? -Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ -Từ 92% à 98% -Hạt cát ; limon ; sét -Hạt cát : 0,05 à 2 mm -Limon : 0,002à 0,05 mm -Hạt sét : bé hơn 0,002 mm -Ba loại : đất cát; đất thịt ; đất sét Tiểu kết : Tỉ lệ các hạt : cát; limon; sét quyết định thành phần cơ giới của đất. Đường kính của hạt cát (0,05 à 2 mm), limon (0,002à 0,05 mm), hạt sét (bé hơn 0,002 mm) Hoạt động 2 : II./ Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất ? -Gọi HS đọc phần II SGK -Độ PH dùng để đo cái gì ? -Trị số PH dao động trong phạm vi nào ? -Đất thường có trị số PH từ 3 à 9 -Với giá trị nào của PH thì đất được gọi là đất chua, kiềm và trung tính ? -Căn cứ vào trị số PH người ta chia đất làm mấy loại ? -Mỗi loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong một phạm vi PH nhất định. Do đó phải xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo và bố trí cây trồng phù hợp -Đối với đất chua cải tạo bằng cách nào ? -Đo độ chua, độ kiềm của đất -Từ 0 à 14 -Đất chua : PH < 6,5 -Đất kiềm : PH > 7,5 -Đất trung tính : PH = 6,6 à 7,5 -Ba loại : đất chua, đất kiềm , đất trung tính -Bón vôi Tiểu kết : Căn cứ vào độ PH người ta chia đất thành : đất chua; (PH 7,5) và đất trung tính (PH = 6,6 à 7,5) Hoạt động 3 : III./ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất -Gọi HS đọc phần III SGK -Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng -GV nhấn mạnh đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt -Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn -Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất sét tốt nhất, đất thịt trung bình, đất cát kém nhất Tiểu kết : Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn Hoạt động 4 : IV./ Độ phì nhiêu của đất là gì ? -Ở đất thiếu nuớc, thiếu chất dinh dưỡng cây trồng phát triển như thế nào ? -Ở đất đủ nước và chất dinh dưỡng cây trồng sinh trưởng, phát triển như thế nào ? -GV nhấn mạnh đất đủ nước và chất dinh dưỡng cây trồng phát triển tốt cho năng suất cao nếu đất đó không có chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây à ĐN độ phì nhiêu của đất -Đất phì nhiêu nhưng giống cây không tốt, điều kiện khí hậu không thuận lới và thiếu sự chăm sóc của con người thì cây trồng có phát triển tốt và cho năng suất cao không ? -Chậm, không xanh tươi, cho năng suất thấp -Cây trồng có khả năng phát triển nhanh, cành lá xanh tốt, cho năng suất cao -Không Tiểu kết : Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện : đất phì nhiêu; thời tiết thuận lợi; giống tốt và chăm sóc tốt 3./ Kết luận chung : Gọi hs đọc phần ghi nhớ 4./ Kiểm tra đánh giá : HS trả lời các câu hỏi 1;2;3 SGK V./ DẶN DÒ : Chuẩn bị thực hành : Mỗi HS chuẩn bị 3 mẫu đất khác nhau đựng trong ba túi nilong – 01 lọ nhỏ đựng nước – 01 ống hút lấy nước – Thước đo – Mảnh nilong có kích thước 30cmx30cm Tuần : 02 Ngày soạn : 14/09/04 Tiết : 04 Ngày dạy : 16/09/04 BÀI 4 : THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (VÊ TAY) I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : Biết cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay ) 2./ Kỹ năng :Rèn kỹ năng quan sát – Thực hành – So sánh - Nhận biết 3./ Thái độ : Có ý thức lao động cận thận , chính xác II./ CHUẨN BỊ : 1./ GV : Tranh vẽ quy trình thực hành – Làm thử vài lần – Một số ống hút nước 2./ HS : Phần dặn dò ở tiết 3 III./ PHƯƠNG PHÁP : Trực quan + thực hành IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : 2./ Phát triển bài : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài -Về Nội dung : Yêu cầu HS phải biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay -Về trật tự vệ sinh : phải gọn gàng, ngăn nắp, sách sẽ, không làm mất trật tự -Nêu nội quy quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường : chú ý cận thận để nước, mẫu đấtkhông vương ra làm ướt, bẩn sách vở quần áo -Giới thiệu quy trình : GV hướng dẫn HS 4 bước thực hiện quy trình thực hành theo tranh vẽ. Gọi 1 hoặc 2 HS nhắc lại * Lưu ý HS : + Mẫu đất hơi ẩm , sạch cỏ rác + Hơi ẩm : cầm mẫu đất trong tay thấy mát tay, nặn thấy dẻo + Nếu mẫu đất quá ẩm hoặc quá khô thì khi vê thành thỏi sẽ khó khăn Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Kiểm tra dụng cụ và mẫu đất của HS -Phân công việc cho HS -Để dụng cụ và mẫu đất lên bàn -Mỗi HS thực hiện theo quy trình thực hành lần lượt với 3 mẫu đất Hoạt động 3 : Thực hiện quy trình -GV thao tác mẫu -GV quan sát nhắc nhở HS cận thận khi cho nước vào đất -HS quan sát -HS thao tác Hoạt động 4 : Đánh giá – kết quả -GV đánh giá kết quả thực hành của HS và đánh giá nhận xét giờ học +Sự chuẩn bị của HS : Tốt +Thực hiện quy trình : Đúng +Về an toàn LĐ và vệ sinh môi trường : Tốt -HS thu dọn dụng cụ, mẫu đất, dọn vệ sinh -Dựa vào bảng phân cấp đất xếp loại mẫu đất của mình thuộc loại đất nào? Ghi vào bảng theo mẫu bảng SGK / 12 Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau -2 mẫu đất đựng trong 2 túi nilong -1 thìa nhỏ bằng nhựa hoặc sứ màu trắng -Oân lại phần độ chua, độ kiềm của đất ( Bài 3 ) Tuần : 03 Ngày soạn : 20/09/04 Tiết : 05 Ngày dạy : 22/09/04 BÀI 5 : THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : Biết cách và xác định được độ PH của đất bằng phương pháp so màu 2./ Kỹ năng : quan sát; thực hành và ý thức lao động chính xác, cận thận 3./ Thái độ : HS thích thú, ham mê bộ môn công nghệ II./ CHUẨN BỊ : GV : Chất chỉ thị màu ; thang màu PH chuẩn ; 10 muỗng nhựa ( sứ ) màu trắng ; Mẫu đất ; Thực hiện vài lần cho quen thao tác HS : Mỗi nhóm chuẩn bị : 02 mẫu đất ; 01 muỗng nhỏ bằng nhựa ( sứ ) màu trắng III./ PHƯƠNG PHÁP : thực hành IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : 2./ Phát triển bài : Hoạt động 1 : Giới thiệu bằng thực hành -Về nội dung : HS phải biết cách xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu đơn giản -Về trật tự, vệ sinh môi trường : phải gọn gòn ; ngăn nắp sạch sẽ ; không làm mật trật tự -Nêu nội quy và quy tắc an toàn lao động : sau khi làm xong gói gọn mẫu đất để vào nơi quy định, cuối giờ trực nhật sẽ thu gom và đổ vào hố rác -Giới thiệu quy trình thực hành SKK / 12 . Gọi HS nhắc lại Lưu ý HS : -Khi nhỏ chỉ thị màu vào đất phải nhỏ từ từ cho tới khi dư thừa 01 giọt nghiêng thìa sẽ thấy dung dịch màu chảy ra. Nếu lượng chỉ thị màu quá ít đất sẽ hút hết chất chỉ thị màu . Ngược lại nếu cho nhiều chất chỉ thị màu quá thì màu sắc có được sẽ không phải là màu của dung dịch đất mà là màu của chỉ thị màu -Thời gian để chỉ thị màu có tác dụng với đất là 1 phút. Sau 1 phút tác động phải so màu ngay không so màu sớm quá hoặc muộn quá Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành Kiểm tra dụng cụ ; mẫu đất của HS Hoạt động 3 : Thực hiện quy trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV thao tác mẫu 1 lần -GV quan sát, nhắc nhở HS cho chất chỉ thị màu vào đất đúng quy định ( bước 2 / SGK) chờ đủ thời gian 1 phút sau đó tiến hành so màu ngay ( bước 3 ) -HS quan sát -HS thao tác Tiểu kết : Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả -GV đánh giá chấm điểm -HS thu dọn mẫu đất, dụng cụ, dọn vệ sinh -HS tự đánh giá kết quả thực hành, xem đất thuộc loại nào 3./ Kết luận chung : 4./ Kiểm tra đánh giá : GV đánh giá ; nhận xét tiết thực hành 1./ Sự chuẩn bị của HS : tốt 2./Thực hiện quy trình : tương đối chính xác 3./ An toàn lao động và vệ sinh môi trường : tốt 4./ Kết quả thực hành : Tốt : 80% Khá : 20% V./ DẶN DÒ : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau : Đọc trước bài 6 / SGK Tìm hiểu các biện pháp sử dụng , cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương Kẻ bảng mục đích của biện pháp sử dụng đất và biện pháp cải tạo đất Tuần : 03 Ngày soạn : 21/09/04 Tiết : 06 Ngày dạy : 23/09/04 BÀI 6 : BIỆN PHÁP SỬ DỤNG , CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : HS hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lý Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất 2./ Kỹ năng : Phân tích – nhận biết 3./ Thái độ : Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất II./ CHUẨN BỊ : Hình vẽ : biện pháp cải tạo đất SGK , bảng phụ ghi 2 bài tập SGK III./ PHƯƠNG PHÁP : Giảng giải + Hỏi đáp IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : Đất là tài nguyên quý của quốc gia là cơ sở của sản xuất nông , lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài họa này giúp các em hiểu : Sử dụng đất như thế nào là hợp lí ; Có những biện pháp nào để cải tạo , bảo vệ đất ? 2./ Phát triển bài : Hoạt động 1 : I./ Vì sao phải sự dụng đất hợp lí ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gọi HS đọc phần I / SGK -Vì sao phải sử đất hợp lí ? -GV giới thiệu các biện pháp sử dụng đất -Thâm cánh tăng vụ trên đơn vị diện tích đất có tác dụng gì ? -Thâm canh tăng vụ có tác dụng như thế nào đến sản phẩm thu được ? -Tạo sao không được bỏ đất hoang ? -Trồng cây phù hợp với đất có tác dụng như thế nào đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây ? -Biện pháp vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất áp dụng với các vùng đất mới khai hoang, mới lấn ra biển -GV lấy VD sau khi khai hoang, lấn biển xong, đất còn mặn nhân dân ta trồng Cói ( cây chịu mặn). Sau vài năm đất đỡ mặn trồng các giống lúa chịu mặn và tiếp tục rửa mặn và khi hết mặn trồng caq1c giống lúa mới -Vừa sử dụng, vừa cải tạo có tác dụng gì ? -1 HS đọc phần I / SGK -Do nhu cầu lương thực htực phẩm nàgy càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn -Không để đất trống trong thời gian giữa 2 vụ thu hoạch -Tăng lượng sản phẩm -Luôn có sản phẩm để thu hoạch -Cây sinh trưởng và phát triển tốt chó năng suất cao -Sớm có thu hoạch, qua sử dụng đất sẽ được cải tạo nhờ làm đất, bón phân, tưới nước Tiểu kết : Do nhu cấu lương thực , thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn. Vì vậy phải sử dụng đất một cách hợp lý Hoạt động 2 : II./ Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất -Gọi HS đọc phần II / SGK -Vì sao phải cải tạo đất? -Những loại đất nào cần được cải tạo? -GV giới thiệu t/c các loại đất cần được cải tạo +Đất xám bạc màu nghèo dinh dưỡng; tầng đất mặt rất mỏng, đất chua +Đất mặn nồng độ muối tan tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các loại cây chịu được mặn +Đất phèn chứa nhiều muối phèn, gây độc hại cho cây trồng, đất rất chua -Dựa vào tranh vẽ SGK cho biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất ? -Cày sâu bừa kỹ kết hợp với bón phân hữu cơ nhằm mục đích gì ? -Biện pháp trên nhằm áp dụng cho loại đất nào? -Làm ruộng bậc thang cá tác dụng gì ? -Aùp dụng cho loại đất nào? -Tạo sao nên trồng xen cây công nghiệp giữa các băng cây phân xanh ? -Aùp dụng cho loại đất nào? -Thế nào là cầy nông? -Bừa sục nhằm mục đích gì? -Giữ nước liên tục để tạo môi trường yếm khí làm cho các hợp chất chứa lưu huỳnh không bị ôxi hóa thành H2SO4 -Thay nước thường xuyên để làm gì? -Bón vôi cho đất có tác dụng gì? Aùp dụng cho đất nào? -Đa số các loại đất ở nước ta có t/c xấu -Đất chua; mặn; phèn; bạc màu -Cày sâu, bừa kỹ kết hợp với bón phân hữu cơ; làm ruộng bậc thang; trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh -Tăng bề dày của lớp đất canh tác -Có tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu -Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi -Đất dốc ( đồi ; núi ) -Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi -Đất dốc ; đất cần được cải tạo -Không xới lớp phèn ở tầng dưới lên -Hoà tan chất phèn trong nước -Tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt -Khử chua -Đất chua Tiểu kết : - Hầu hết các loại đất ở nước ta có tính chất xấu như : chua; mặn; phèn bạc màu nên cần phải được cải tạo đất - Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là : canh tác ; thủy lợi và bón phân 3./ Kết luận chung : Gọi HS đọc phần ghi nhớo SGK 4./ Kiểm tra đánh giá : Nêu các biện pháp sử dụng đất ? Vì sao phải cải tạo đất ? Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phươgn V./ DẶN DÒ : Chuẩn bị bài : Tác dụng của bón phân trong trồng trọt Kẻ bảng nhóm phân bón ; loại phân bón Tuần : 04 Ngày soạn : 27/09/04 Tiết : 07 Ngày dạy : 29/09/04 BÀI 7 : TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT I./ MỤC TIÊU : 1./ Kiến thức : Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất ; cây trồng 2./ Kỹ năng : Phân tích ; nhận xét 3./ Thái độ : Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ ( thân , cành , lá ) cây hoang dại để làm phân bón II./ CHUẨN BỊ : Tranh vẽ : Tác dụng của phân bón III./ PHƯƠNG PHÁP : Trực quan + Hỏi đáp + Thảo luận nhóm IV./ TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : 1./ Mở bài : Ngày từ xưa Oâng Cha ta đã nói “Nhất nước; nhì phân; tam cần; tứ giống” Câu tục ngữ này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Bài này chúng ta tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì trong sản xuất Nông Nghiệp ? 2./ Phát triển bài : Hoạt động 1 : I./ Phân bón là gì ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gọi HS đọc phần I / SGK -Phân bón là gì ? -Trong phân bón chứa những chất dinh dưỡng chính nào ? -Phân được chia làm mấy nhóm chính ? -Nhóm phân hữu cơ gồm những loại nào? -Nhóm phân vi sinh gồm những loại nào? -Cho HS thảo luận nhóm BT trang 16 / SGK -Gọi 3 nhóm lên bảng trình bày -Phân bón là thức ăn của cây -Đạm(N); Lân(P); Kali(K) -3 nhóm : phân hữu cơ; p

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1_14.doc