Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 44: Môi trường nuôi thủy sản

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm, một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản.

 - Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.

2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích và khái quát vấn đề.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn môi trường.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy và H. 77 SGK/ 134.

 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 1.Ổn định ( 1) 7a . . 7b 7c

 2. Bài cũ (4): Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? ( 4đ) Nêu những nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản? (6 đ)

 3. Giới thiệu bài (1): Môi trường nước hiện nay tại địa phương em ntn? Vậy, môi trường nước nuôi thuỷ sản có những đặc điểm và tính chất ra sao?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 44: Môi trường nuôi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14.04.2008 TUẦN 32 Ngày dạy : 17 .04.2008 Tiết 44: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm, một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản. - Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao. 2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích và khái quát vấn đề. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn môi trường. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy và H. 77 SGK/ 134. 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định ( 1’) 7a . .. 7b 7c 2. Bài cũ (4’): Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? ( 4đ) Nêu những nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản? (6 đ) 3. Giới thiệu bài (1’): Môi trường nước hiện nay tại địa phương em ntn? Vậy, môi trường nước nuôi thuỷ sản có những đặc điểm và tính chất ra sao? 4. Các họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 (10phút) Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản. - GV: Nếu bỏ muối, phân vào môi trường nước thì như thế nào? - HS: Chúng sẽ hoà tan trong nước. - GV: Phân là hợp chất gì? - HS: Phân là hợp chất vô cơ - GV: Các sinh vật sống trong môi trường nước liệu có cần chất dinh dưỡng không? Vì sao? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Vậy, bỏ phân hữu cơ, vô cơ vào nước nhằm mục đích gì? - HS: Làm tăng nguồn thức ăn. - GV: Môi trường nước ngọt hay nước mặn có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ hơn? - GV: Chế độ nhiệt của nước như thế nào so với chế độ nhiệt trong không khí? - HS: Chế độ nhiệt của nước ổn định hơn. - GV: Em có nhận xét gì về nhiệt của môi trường không khí và nước khi trời nắng? - HS: Nhiệt độ môi trường nước thấp hơn nên nước mát hơn. - GV: Về mùa đông thì nhiệt độ môi trường nước ntn? Nó có tác động ra sao đến sự phát triển của loài sinh vật? - HS: Mùa đông nhiệt độ nước ấm hơn nhờ vậy mà thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi. - GV: Vì vậy, khảnăng điều hoà nhiệt độ ở môi trường nước như thế nào? - GV: Những thành phần nào cần có trong môi trường nước nuôi thuỷ sản? Vai trò của các thành phần ấy ntn? - HS: Hai thành phần là oxi và cacbonic rất quan trọng trong môi trường nước nuôi thuỷ sản. - GV: Thành phần oxi và cacbonic trên cạn và trong nước có gì khác nhau? - HS: Oxi ở trên cạn nhiều hơn nhưng thành phần cacbonic lại ít hơn dưới nước. - GV: Các loài thuỷ sản có cần khí cacbonic không? Vì sao? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Vậy, các ao hồ nuôi thuỷ sản cần phải làm gì? - HS: Tạo thêm khí oxi trong nước. - GV: Vậy, tạo oxi trong môi trường nước bằng cách nào? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Điều chỉnh tỉ lệ thành phần oxi để tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm, cá. Hoạt động 2 :(19 phút)Tìm hiểu Tính chất của nước nuôi thuỷ sản. - GV: Thảo luận nhóm với nội dung câu hỏi như sau: + Nhiệt độ có ảnh hưởng ntn đến các loài thuỷ sản? Nhiệt độ ở H. 76 sgk/ 134 được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào? + Độ trong cho biết điều gì? Làm thế nào để xác định độ trong? + Nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do yếu tố nào? Và có những màu gì? + Nuôi thủy sản ở vùng nước chảy hay nước đứng là tốt nhật? Vì sao? - HS: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung ( nếu có) - GV: Chốt nội dung cơ bản và ghi bảng. - GV: Các chất khí hoà tan phụ thuộc yếu tố nào? - HS: Phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, nồng độ, muối. - GV: Lượng khí hoà tan giảm khi nhiệt độ tăng, nồng độ muối càng đậm đặc. Lượng khí hoà tan tăng khi áp suất không khí tăng. - GV: Nhờ đâu mà trong nước có lượng khí oxi? - HS: Do quang hợp của thực vật thuỷ sinh và từ không khí hoà tan vào. - GV: Vậy, do đâu mà lượng khí oxi bị tiêu hao? - HS: Do quá trình hô hấp của động và thực vật, do sự bốc hơi của nước - GV: nhấn mạnh lượng oxi hoà tan trong nước phải từ 4 mg/l thì tôm, cá mới sống được. Nếu lượng oxi thấp thì ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tăng trưởng và phát dục. - HS: Lắng nghe GV giảng - GV: Theo em, lượng khí cacbonic do đâu mà có? - HS: Do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ và do hô hấp của sinh vật. - GV: nhấn mạnh hàm lượng khí cacbonic cho phép có trong nước từ 4- 5 mg/l. Nếu khí này trên 25 mg/l có thể gây độc cho tôm, cá. - HS: Lắng nghe GV giảng - GV: Trong nước có những lượng muối nào? Các lượng muối này được sinh ra do đâu? - HS: Sự phân huỷ các chất hữu cơ, do nguồn phân bón, do nước mưa đưa vào. - GV: Nếu nước chua quá hoặc kiềm quá thì sẽ ntn? - HS: Làm cho cá không lớn lên được, độ pH thích hợp cho cá là 6 đến 9. - GV giới thiệu: Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều sinh vật sinh sống như thực vật thuỷ sinh, động vật phù du và các loài động vật đáy. - HS: vào nhiệt độ, áp suất, nồng độ, muối. - GV: Quan sát H 78/ sgk 136 và hoàn thành yêu cầu bài tập theo nhóm. - HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung ( nếu có) Hoạt động 3 :(6 phút) Tìm hiểu Biệp pháp cải tạo nước và đáy ao. - GV: Vì sao phải cải tạo ao? Mục đích của việc cải tạo ao là gì? - HS: Tạo điều kiện về thức ăn, khí oxi, nhiệt độ cho sinh vật. - GV: Nếu có nhiều thực vật thuỷ sinh trong ao thì ta cần làm gì? - HS: Cắt bỏ các cây còn non để hạn chế sự phát triển và diệt cỏ. Đối với bọ gạo thường dùng dầu hoả hoặc thuốc thảo mộc như là ké trâu, rễ cây duốc cá để diệt. - GV: Còn biện pháp cải tạo đáy ao như thế nào? - HS: Tuỳ từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp. - GV: Tóm lại, biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao có mục đích gì? - HS: Nâng cao chất lượng của nước nuôi thuỷ sản -> tăng năng suất sản phẩm Hoạt động 4 ( 3 phút)Tổng kết đánh giá. -GV:+Em hãy trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? + Nước nuôi thuỷ sản có những tính chất hoá học nào? Theo em, để nâng cao chất lượng nước nuôi tôn, cá ta cần phải làm gì? - HS: Suy nghĩ rồi trả lời theo yêu cầu của GV. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN 1. Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ. 2. Khả năng điều hoà nhiệt độ của nước. - Chế độ nhiệt của nước ổn định và điều hoà hơn không khí trên cạn -> Mùa hè mát, mùa đông ấm -> Thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi. 3. Thành phần oxi thấp và cacbonic cao. - Điều chỉnh tỉ lệ thành phần oxi để tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm, cá. II. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN 1. Tính chất lí học: nhiệt độ,màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước. 2. Tính chất hoá học: a. Các chất khí hoà tan phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, nồng độ, muối. b. Các muối hoà tan - Có nhiều muối hoà tan như đạm nitơrat. - độ pH: ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật. 3. Tính chất sinh học ( sgk 136) III. BIỆN PHÁP CẢI TẠO NƯỚC VÀ ĐẤT ĐÁY AO. 1. Cải tạo nước ao: Tạo điều kiện về thức ăn, khí oxi, nhiệt độ cho sinh vật. 2. Cải tạo đất đáy ao: SGK 5. Dặn dò:(1 phút) Nắm vững đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản, nước nuôi thuỷ sản có những tính chất hoá học, lí học . - Chuẩn bị bài mới: Thực hành Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.. Chuẩn bị mỗi em một mẫu báo cáo thực hành.thùng đựng nước cao 60, 70 cm, đường kính khoảng 30 cm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_44_moi_truong_nuoi_thuy_san.doc