1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về chăn nuôi và thủy sản
1.2. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống, sản xuất.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính siêng năng, làm việc độc lập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Bảng hệ thống câu hỏi ôn tập HKII.
3.2 Học sinh: Ôn lại kiến thức về chăn nuôi và thủy sản.
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: (lồng ghép)
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Ôn tập - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 48
Tuần ( CM):
Ngày dạy:. ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về chăn nuôi và thủy sản
1.2. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống, sản xuất.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính siêng năng, làm việc độc lập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng hệ thống câu hỏi ôn tập HKII.
Học sinh: Ôn lại kiến thức về chăn nuôi và thủy sản.
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: (lồng ghép)
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu bài ôn tập
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2: Câu hỏi ôn tập kiến thức về chăn nuôi và thủy sản (30p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: như 1.1
- Kỹ năng: như 1.2
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp chủ yếu.
- Phương tiện dạy học: bảng phụ ghi câu hỏi ôn tập
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Đưa ra nội dung câu hỏi ( Treo bảng phụ), yêu cầu hs các nhóm tư nghiên cứu và thảo luận các vấn đề chính Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi.
HS: Tiến hành hoạt động nhóm theo các yêu cầu của gv, cử đại diện nhóm báo cáo – Hs nhóm khác nhận xét và bổ sung kết quả ( Nếu cần)
GV: Nhận xét,đánh giá các kết quả của các nhóm và giải đáp thắc mắc (nếu có)
GV: Đánh giá từng kết quả của hs và có kết luận lại các vấn đề chính.
GV chốt ý - nhận xét chung.
Nội dung ôn tập :
I/ Chuồng nuôi
Câu 1: Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh là gì?
- Hướng chuồng thích hợp. ( Ấm về mùa đông,thoáng mát về mùa hè.)
- Độ ẩm trong chuồng 60% - 75%.
- Độ thông thoáng: tốt,không có gió lùa.
- Độ chiếu sáng phù hợp với từng loại vật nuôi.
- Lượng khí độc ( amoniac,hydrosunphua) trong chuồng ít nhất.
Câu 2: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
- Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh ( vi trùng,ký sinh trùng gây bệnh).
- Giúp thực hiện qui trình chăn nuôi khoa học.
- Giúp quản lý tốt đàn vật nuôi,thu được chất thải làm phân bón,làm khí ga,tránh gây ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Khi làm chuồng nên chọn hướng chuồng như thế nào?
- Chọn hướng nam hoắc hướng đông nam, vì tránh được gió bấc lạnh về mùa đông,
Hứng được gió nồm mát về mùa hè,làm giảm được khí độc như amoniac,hydrosunphua.
II/ Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Câu 4: Vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi là gì?
- Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra.
- Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
- Nâng cao năng suất chăn nuôi.
Câu 5: Tại sao vật nuôi non thường hay nhiễm bệnh?
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
Câu 6: Nuôi dưỡng vật nuôi đực giống phải chú ý vấn đề gì? Vì sao?
- Vật nuôi có sức khỏe tốt.
- Không quá béo hoặc quá gầy.
- Số lượng và chất lượng tinh dịch tốt. Vì tạo cho đời sau có chất lượng tốt.
Câu 7: Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý vấn đề gì? Tại sao?
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn nhất là protein,chất khoáng và vitamin A,B,D,E.
- Chú ý đến chế độ vận động,tắm chải hợp lý nhất là cuối giai đoạn mang thai.
Vì cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển tốt.
III/ Phòng trị bệnh thông thường
Câu 8: Nêu nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi. Lấy ví dụ về nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi?
- Nguyên nhân bên trong: yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân bên ngoài: + Lý học: Nhiệt độ cao. + Hóa học: ngộ độc.
+ Cơ học: Chấn thương. + Sinh học: Ký sinh trùng (bệnh không truyền nhiễm)
Vi khuẩn,virut(bệnh truyền nhiễm)
Ví dụ: Bệnh dịch tả, bệnh viêm gan, bệnh viêm ruột ở lợn,chó do virut.
Câu 9: Tác dụng phòng bệnh của văc-xin là gì?
- Là cơ thể vật nuôi phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.
- Khi mầm bệnh xâm nhập trở lại,cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mẫm bệnh và do đó vật nuôi có khả năng miễn dịch.
Câu 10: So sánh sự khác nhau của bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm?
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh không truyền nhiễm
- Do vi sinh vật(virut,vi khuẩn) gây ra.
- Bệnh lây lan nhanh thành dịch và tổn thất nghiêm trong trong chăn nuôi.
- Do vật kí sinh(giun,ve,sán) gây ra.
- Không lây lan nhanh thành dịch,không làm chết nhiều vật nuôi.
IV/ Thủy sản
Câu 11:
a/ Vai trò của nuôi thủy sản:
-Cung cấp thực phẩm cho xã hội.
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp,chế biến xuất khảu.
-Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
b/ Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản :
-Khai thác tối đa về tiềm năng của mặt nước và giống vật nuôi.
-Cung cấp thực phẩm tươi ,sạch.
-Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi thủy sản ( Sản xuất giống,thức ăn,bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh ).
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
Yêu cầu HS vẽ BĐTD về nôi dung kiến thức về chăn nuôi đã được học.
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học ôn các kiến thức về chăn nuôi và bài ôn tập.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Chuẩn bị: Kiểm tra HKII
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_48_on_tap_lam_trang.doc