Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 5, Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt (Bản hay)

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Kể ra được một số dạng phân bón thường dùng trong sản xuất ở gia đình, ở địa phương.

- Phân loại được những loại phân bón thường dùng.

- Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất; vai trò của phân bón đối với nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng.

- Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt.

- Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kili, phân đạm, vôi.

2. Kĩ năng:

+ Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Phân chia một số loại phân bón thường dùng.

3. Thái độ:

+ Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

B. Đồ dùng dạy học.

 1. Giáo viên.

- Một số loại phân thường dùng bón cho cây trồng ở địa phương.

- Mẫu các loại phân bón hoá học, hữu cơ.

2. Học sinh.

- Các loại phân bón thường dùng ở gia đình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 5, Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2012 Ngày giảng: 11/9/2012 Tiết 5 – Bài 7 TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Kể ra được một số dạng phân bón thường dùng trong sản xuất ở gia đình, ở địa phương. - Phân loại được những loại phân bón thường dùng. - Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất; vai trò của phân bón đối với nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng. - Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. - Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kili, phân đạm, vôi. 2. Kĩ năng: + Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Phân chia một số loại phân bón thường dùng. 3. Thái độ: + Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên. - Một số loại phân thường dùng bón cho cây trồng ở địa phương. - Mẫu các loại phân bón hoá học, hữu cơ. 2. Học sinh. - Các loại phân bón thường dùng ở gia đình. C.Phương pháp dạy học. - Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. C. Tổ chức giờ học. * Khởi động (5 phút). 1. Kiểm tra bài cũ. ? Vì sao phải cải tạo đất? Nêu một số biện pháp cải tạo đất mà em biết? 2. Giới thiệu bài. Ngày xưa ông cha ta đã nói " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Câu tục ngữ này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Bài này chúng ta cần tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về phân bón ( 20 phút). *Mục tiêu: - Kể ra được một số dạng phân bón thường dùng trong sản xuất ở gia đình, ở địa phương. - Phân loại được những loại phân bón thường dùng. - Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kili, phân đạm, vôi. + Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Phân chia một số loại phân bón thường dùng. * Đồ dùng: Mẫu các loại phân bón hoá học, hữu cơ. * Cách tiến hành: - GV: khi nào gia đình em bón phân cho cây trồng? - HS: liên hệ gia đình trả lời câu hỏi. - GV: yêu câu HS tìm hiểu thông tin mục I SGK. ? Phân bón là gì? - HS: quan sát hình và nghiên cứu thông tin mục I trả lời câu hỏi. - GV: kết luận. - GV: ở gia đình em thường sử dụng phân bón nào để trồng trọt? - HS: cá nhân trả lời câu hỏi. - GV: nhận xét và kết luận. ? Nhóm phân hữu cơ, hóa học, vô cơ gồm những loại nào? - HS: kể một số loại phân bón trong các nhóm. - GV: nhân xét và bổ sung. - GV cho hs quan sát các loại phân hoá học. - HS quan sát. ? Mỗi gia đình ở nông thôn có thể sản xuất ra những phân bón gì? - HS: liên hệ thực tế trả lời. ? Gia đình em làm nông nghiệp cần làm gì để có nhiều phân bón? - HS: Chăn nuôi, trồng cây phân xanh. - GV: chia nhóm và phát phiếu học tập. Yêu cầu hoàn thiện phiếu(3 phút). - HS: hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu. Các nhóm báo cáo. - GV: nhận xét và sửa chuẩn. HĐ2: Tìm hiểu tác dụng của phân bón (15 phút). *Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất; vai trò của phân bón đối với nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng. - Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. + Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất. * Đồ dùng: - Bảng phụ. * Cách tiến hành: - GV: cho HS quan sát hình 6 SGK tổ chức cho hs hoạt động nhóm các mảnh ghép với các câu hỏi. ? Qua hình trên em hãy cho biết tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng và năng suất cây trồng? ? Phân bón có tác dụng đến chất lượng sản phẩm như thế nào? Cho VD? - HS thảo luận nhóm. - GV gọi hs lấy ví dụ ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng nông sản. - HS: ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ví dụ: Cam thiếu phân bón quả nhỏ, ít nước, ăn nhạt. - GV: nhận xét và kết luận. THMT: Phân bón làm cho năng suất cây trông tăng. Tuy nhiên nếu bón quá lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân năng suất cây trồng giảm. Vì vậy trong khi sử dụng cần phân bón phải tiết kiệm, tận dụng phân bón và đảm bảo vệ sinh môi trường như tích cực sử dụng phân xanh. I. Phân bón là gì? - Phân bón là loại “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. - Có 3 nhóm phân bón chính: +. phân hữu cơ. +. phân hóa học. +. phân vi sinh. Nhóm phân bón Loại phân bón Phân hưu cơ Phân hóa học Phân vi sinh a, b, e, g, k, l, m. c,d, h, n. i II. Tác dụng của phân bón. - Tác dụng của phân bón là tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản. - Chú ý: (SGK- 17). * Củng cố và hướng dẫn về nhà ( 5 phút). 1. Củng cố. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK – tr 17. ? Phân bón là gì? Nêu phân loại phân bón? ? Phân bón có công dụng như thế nào đối với cây trồng? 2. Hướng dẫn về nhà. - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 9 và tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản phân bón ở gia đình em.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_5_bai_7_tac_dung_cua_phan_bon_t.doc