Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 6: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.

2. Kĩ năng: Xác định được đặc điểm của từng loại phân bón. Vận dụng vào việc bón phân cho từng loại cây, từng giai đoạn, sử dụng và bảo quản đảm bảo chất lượng.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tư duy khoa học. Sử dụng, bảo quản phân bón trong gia đình hợp lí. Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hình vẽ 7, 8, 9, 10 SGK / 21

2. Học sinh: Nghiên cứu trước thông tin bài, soạn bài và chuẩn bị bài cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Giảng bài mới:

 * Hoạt động 1: Giới thiệu

 Tiết 5 chúng ta đã làm quen một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp. Vậy làm thế nào sử dụng phân bón cho cây trồng đạt năng xuất cao, chất lượng nông sản tốt. Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó. “Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường”

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 6: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 6 CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. 2. Kĩ năng: Xác định được đặc điểm của từng loại phân bón. Vận dụng vào việc bón phân cho từng loại cây, từng giai đoạn, sử dụng và bảo quản đảm bảo chất lượng. 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tư duy khoa học. Sử dụng, bảo quản phân bón trong gia đình hợp lí. Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Hình vẽ 7, 8, 9, 10 SGK / 21 Học sinh: Nghiên cứu trước thông tin bài, soạn bài và chuẩn bị bài cũ. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu Tiết 5 chúng ta đã làm quen một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp. Vậy làm thế nào sử dụng phân bón cho cây trồng đạt năng xuất cao, chất lượng nông sản tốt. Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó. “Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Giới thiệu một số cách bón phân - GV: trong thực tế sản xuất nông nghiệp trên nước và trên thế giới cho thấy hiệu quả của phân bón phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đặc điểm của cây trồng, tính chất của đất và cách bón. ? Căn cứ vào thời kì bón người ta chia thành mấy cách bón? ( 2 cách bón: bón lót và bón thúc) ? Thế nào là bón lót, bón thúc? ? Căn cứ vào hình thức bón người ta chia thành mấy cách bón? - GV treo tranh các cách bón SGK/ 21   HS thảo luận nhóm : Cho biết cách bón của từng hình và chọn các câu hỏi từ 1 9 SGK/ 20 để nêu ưu nhược điểm của từng cách bón. - GV theo dõi HS hoạt động dẫn dắt HS chọn phương án trả lời đúng.   Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung ªHình (7), (8): Bón theo hốc, bón theo hàng. + Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, dụng cụ đơn giản. + Nhược điểm: Phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất. ªHình (9): Bón vãi (rải) + Ưu điểm: Dễ thực hiện, cần ít công lao động, dụng cụ đơn giản. + Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan. ªHình (10): Phun trên lá + Ưu điểm: cây dễ sử dụng, phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất. Tiết kiệm được phân bón. + Nhược điểm: Cần có dụng cụ máy móc phức tạp. Ÿ GV mở rộng: Một số nước tiên tiến người ta dùng máy bay để phun. Bón vải là bón phân trực tiếp vào đất thì có thể bón được lượng phân bón lớn, ít tốn công lao động. Tuy nhiên cách này phân được rải khắp mặt ruộng không tập trung vào vùng rễ nên cây khó hấp thu hoặc bị nước mưa rửa trôi gây lãng phí. Ngoài ra phân bón có thể bị đất giữ chặt hoặc bị chuyển hóa thành dạng khó tan cây không hấp thụ được. Cần bón tập trung theo hàng, theo hốc hoặc phun trên lá cây trồng dễ sử dụng hơn. * Hoạt động 3: Giới thiệu một số cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - GV: Khi bón phân vào đất các chất dinh dưỡng có trong phân bón phải được chuyển hóa thành các chất hòa tan cây mới hấp thu được. Vì vậy đối với các loại phân bón có thành phần phức tạp như phân chuồng hoặc phân khó hòa tan cần phải bón vào đất trước khi gieo trồng để đủ thời gian phân hủy và chuyển thành dạng hòa tan. Những loại phân bón hòa tan thường dùng để bón thúc. Nếu bón lót chỉ bón lượng phân nhỏ, bón lượng lớn dễ bị nước mưa rửa trôi gây lãng phí. ? Khi sử dụng phân bón phải chú ý điều gì?   HS đọc thông tin SGK/22 ? Những đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ ? Với những đặc điểm đó phân hữu cơ thường dùng để bón lót hay bón thúc? ? Đặc điểm của phân đạm, kali, phân hỗn hợp, phân lân. * Tích hợp: Có thể bón phân một cách tuỳ tiện được không? Tại sao? * Hoạt động 4: Giới thiệu cách bảo quản các loại phân bón thông thường   HS đọc thông tin SGK /22 ? Vì sao ta phải bảo quản các loại phân? ( Để bảo đảm chất lượng phân bón) * Tích hợp: ? Vì sao ta không nên để lẫn lộn các loại phân hóa học với nhau? ( Xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân) ? Đối với phân chuồng vì sao người ta dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ? ( Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải hoạt động, hạn chế đạm bay hơi đi và giữ vệ sinh môi trường) I. Cách bón phân * Căn cứ vào thời kì bón người ta chia làm 2 cách bón: - Bón lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó mới mọc mới bén rễ. - Bón thúc: Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. * Căn cứ vào hình thức bón chia thành 4 cách bón: - Bón vải (rải). - Bón theo hàng. - Bón theo hốc. - Phun trên lá. II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường . Khi sử dụng phân bón phải chú ý đặc điểm, tính chất của chúng. - Phân hữu cơ: Có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Thường dùng để bón lót. - Phân đạm, ka li và hỗn hợp: Tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng ngay. Thường dùng để bón thúc. - Phân lân: Ít hoặc không tan. Thường dùng để bón lót. * Chú ý: Tuỳ theo đặc điểm của từng loại phân, và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng mà ta chọn phân và cách bón cho phù hợp III. Bảo quản các loại phân bón thông thường * Phân hóa học: - Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao kín bằng bao nilon. - Để nơi cao ráo thoáng mát. - Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. * Phân chuồng Ủ kín thành đống hoặc tại chuồng nuôi. 4. Củng cố và luyện tập - Học sinh đọc ghi nhớ SGK/22 (1HS) - Thế nào là bón lót? bón thúc? (HS nêu phần I ) - Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao? ( Bón thúc vì phân ở dạng khó tiêu) - Phân đạm, kali dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao? ( Bón lót vì phân dễ hòa tan) - Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ các câu sau: a. Phân vi lượng cần bón một lượng rất nhỏ. b. Phân chuồng có thể bón lót và bón thúc cho lúa. c. Phân lân cần trộn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô. d. Các loại cây rau cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên. ( Phân xanh, phân vi lượng, phân lân, phân chuồng, phân kali, khoai lang, rau) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK/22 trả lời - Đọc trước bài: “ Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng” ( đọc thông tin nghiên cừu bài. Trả lời câu hỏi SGK / 25vào vở bài soạn) V. RÚT KINH NGHIỆM - -

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_6_cach_su_dung_va_bao_quan_cac.doc
Giáo án liên quan