Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 14+15 - Dương Thị Thanh Lựu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :HS hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Hiểu được mục đích biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng bảo vệ và khoanh nuôi rừng

 3. Thái độ :Có ý thức bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng. Đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Giáo án tham khảo tài liệu khoanh nuôi phục hồi rừng, phóng to hình 48 / 49 SGK.

 - HS : SGK, tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tình hình lớp: 1

 2. Kiểm tra bài cũ : (5)

 Khai thác rừng phải đạt được mục đích như thế nào ?

 (vừa thu hoạch lâm sản, vừa tạo điều kiện rừng tái sinh nhanh)

 3. Giảng bài mới :

*Giới thiệu bài : (1)

 Rừng nước ta nếu bị khai thác nghèo kiệt quệ, xơ xác ta phải làm gì và làm thế nào để mang lại nhiều lợi ích ? Ta nghiên cứu bài học hôm nay “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”

Tiến trình bài dạy:

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 14+15 - Dương Thị Thanh Lựu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/11/2009 Tuần 14 - Tiết : 22 Chương 2: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG Bµi 28: KHAI THÁC RỪNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : HS biết được các loại khai thác gỗ rừng. Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở VN trong giai đoạn hiện nay. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng khai thác và phục hồi rừng sau khi khai thác. 3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi II. CHUẨN BỊ : - GV : Giáo án phóng to bảng 2/71 SGK, hình 46 phóng to. - HS: : SGK, tìm hiểu bài trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Câu 1: Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào ? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong năm ? (từ 1tháng ® 3 tháng chăm sóc liên tục trong 4 năm, từ 2 ® 3 lần trong mỗi năm). 3. Giảng bài mới : * Giới thiệu bài : 1’ Rừng bị suy giảm là do khai thác bừa bãi, không đúng kỹ thuật, khai thác không chú ý đến tái sinh, bài này giúp chúng ta hiểu kỹ thuật khai thác rừng. Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 7’ HĐ 1 Khái niệm khai thác rừng -Người ta nói khai thác rừng là ta vào rừng chặt gỗ lấy lâm sản cần thiết về dùng đúng hay sai ? -GV : Tổng kết, ghi... - Đúng, nhưng chưa đủ, còn phải duy trì rừng I Khái niệm khai thác rừng : - Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản, nhưng đồng thời bảo đảm kiều kiện phục hồi 10’ HĐ 2 Các loại khai thác rừng : -GV : Treo bảng 2 SGK - GV giới thiệu đây là đặc điểm của một số loại khai thác rừng -Y/c HS ghiên cứu nội dung bảng 2 cho biết - Khai thác dần có đặc điểm như thế nào ? - Khai thác chọn có đặc điểm như thế nào ? - Khai thác trắng có đặc điểm như thế nào ? - Khai thác dần và khai thác chọn có lợi như thế nào cho sự tái sinh của rừng ? - Khai thác dần khác khai thác chọn như thế nào ? - Rừng ở đất dốc có thể khai thác trắng được không ? vì sao ? -Khai thác trắng mà không trồng sẽ nguy hiểm như thế nào ? - Quan sát bảng số 2 -Nghe giảng bảng số 2 để trả lời câu hỏi. - Lượng cây chặt toàn bộ với 3-4 lần chặt trong vòng 3-4 năm. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên - Chọn chặt một số cây theo yêu cầu. - Chặt toàn bộ cây và chặt 1 lần trong 1 mùa - Cây con tái sinh còn nhiều, đất vẫn được tán rừng che phủ, rừng có khả năng tự phục hồi. - Chọn là chỉ chọn những cây đủ tiêu chuẩn để khai thác. - Khai thác dần là toàn bộ cây nhưng dần dần. - Không, vì xói mòn -Rửa trôi, và thoái hóa rừng ® gây lũ lụt. II. Các loại khai thác rừng : - Khai thác chọn : chọn một số cây theo yêu cầu số lần chặt vào thời gian kéo dài. - Khai thác dần : Chặt toàn bộ cây trong 3-4 lần, thời gian 5 - 10 năm. - Khai thác trắng : Toàn bộ cây chặt 1 lần trong 1 mùa khai thác. 10’ HĐ 3 Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở VN : -Ở VN rừng phát triển chủ yếu ở dốc ven biển nên áp dụng loại hình khai thác nào có lợi nhất ? - Khai thác chọn nhằm mục đích gì ? -HS Thảo luận -Chỉ khai thác chọn. - Duy trì và bảo vệ diện tích rừng hiện có khả năng phục hồi và phát triển tốt, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ đất ® không phải trồng lại rừng II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở VN : - Chỉ khai thác chọn, không được khai thác trắng 6’ HĐ 4 Biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác : - Theo em sau khi khai thác ta phải làm thế nào để rừng sớm được phục hồi và phát triển ? - GV : Gợi ý khi khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn phải chăm sóc như thế nào để rừng tái sinh tốt. - Thảo luận - Trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp. - Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi III Biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác : - Đối với rừng khai thác trắng : Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng. - Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng phục hồi bằng chăm sóc, phát quang dặm cây 4’ HĐ 5 Củng cố: - Khai thác rừng phải đạt được mục đích như thế nào (vừa thu hoạch lâm sản, vừa tạo điều kiện rừng tái sinh nhanh) - Ta chỉ có thể khai thác rừng theo cách nào ? Mỗi cách khai thác chỉ áp dụng trong điều kiện nào ? (khai thác chọn) - Đúng hay sai t Khai thác dần là mỗi ngày chặt bớt một số cây sau 1 năm sẽ khai thác tiếp (Đ) t Khai thác trắng là chặt đến đâu đốt đến đó sau 1 năm sẽ khai thác hết ? (S) HS thảo luận và trả lời các câu hỏi. Các HS khác bổ sung. HS đọc phàn ghi nhớ SGK. 4. Dặn dò học sinh chuan bị cho tiết học tiếp theo : 1’ - Trả lời câu hỏi cuối bài- Đọc trước bài 29 IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày soạn : 6/12/2009 Tuần 15 - Tiết : 23 Bài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức :HS hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Hiểu được mục đích biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng bảo vệ và khoanh nuôi rừng 3. Thái độ :Có ý thức bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng. Đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. II. CHUẨN BỊ : - GV : Giáo án tham khảo tài liệu khoanh nuôi phục hồi rừng, phóng to hình 48 / 49 SGK. - HS : SGK, tìm hiểu bài trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) - Khai thác rừng phải đạt được mục đích như thế nào ? (vừa thu hoạch lâm sản, vừa tạo điều kiện rừng tái sinh nhanh) 3. Giảng bài mới : *Giới thiệu bài : (1’) Rừng nước ta nếu bị khai thác nghèo kiệt quệ, xơ xác ta phải làm gì và làm thế nào để mang lại nhiều lợi ích ? Ta nghiên cứu bài học hôm nay “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng” Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 5’ HĐ 1 Ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng : - Theo em bảo vệ rừng là thế nào ? - GV : Bổ sung kết luận : Bảo vệ rừng là chống lại mọi sự gây hại giữ gìn tài nguyên và đất rừng - Từ kết quả ở bảng đó, em có kết luận thế nào về ý nghĩa của việc bảo vệ nuôi dưỡng rừng ? - HS : Phát biểu - HS : Làm bài tập theo bảng 22/ SGK treo trên bảng các loại rừng, giả thiết rừng không được bảo vệ, rừng nghèo kiệt, không được nuôi dưỡng sẽ như thế nào ? - Giữ gìn và tạo điều kiện để rừng được phục hồi và phát triển I. Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng : - Giữ gìn và tạo điều kiện rừng phát triển - Rừgn được phục hồi và phát triển. 5’ HĐ 2 Mục đích của việc bảo vệ rừng : - GV : Nêu các nội dung và hỏi HS trong những nội dung đó nội dung nào được coi là mục đích của bảo vệ rừng ? Vì sao ? a) cấm hành động phá rừng. b) Thực hiện định canh định cư. c) Giữ gìn tài nguyên thực vật d) Giữ gìn tài nguyên động vật e) Giữ đất rừng hiện có. g) Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển - HS : Làm bài tập 1 - 2 Học sinh trả lời phương án c, d, e, g II. Bảo vệ rừng : 1. Mục đích : - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có. - Tạo điều kiện để rừng phát triển 5’ HĐ 3 Biện pháp bảo vệ rừng : - Làm thế nào để thực hiện được mục đích bảo vệ rừng. - GV : Cho HS làm bài tập -HS Làm bài tập sau : a) Tuyên truyền rừng là tài nguyên quý. b) Tuyên truyền luật bảo vệ rừng. c) Xử lý những hành động vi phạm luật bảo vệ rừng. d) Nuôi động vật rừng e) Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế g) Cần có chính sách cho nhân dân địa phương bảo vệ rừng h) Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ chống lại hành động gây hại rừng 2. Bảo vệ rừng : -Tuyên truyền và xử lý những vi phạm luật bảo vệ rừng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực bảo vệ rừng. -Xây dựng lực lượng bảo vệ cứu chữa rừng. 10’ HĐ 4 Khoanh nuôi phục hồi rừng : -Em hãy cho biết mục đích của việc khoanh nuôi rừng. - Em hãy cho biết đối tượng khoanh nuôi rừng - Em hãy nêu biện pháp khoanh nuôi rừng - HS : Trả lời - Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng : - HS : Trả lời HS đọc phần ghi nhớ SGK. III. Khoanh nuôi phục hồi rừng : 1. Mục đích : - Tạo điều kiện thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng. Có sản lượng cao. 2. Biện pháp : - Bảo vệ, chăm sóc - Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy rừng tái sinh tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị. 2’ HĐ5 Củng cố: Câu 1 : Chọn câu đúng nhất. Mục đích bảo vệ rừng là : a) Chống cháy rừng b) Chống phá rừng c) Chống bắn động vật rừng d) Giữ gìn tài nguyên rừng, đảm bảo rừng phát triển tốt. Câu 2 : Biện pháp khoanh nuôi rừng : a) Chống người chặt phá cây, trâu bò phá hoại, chống cháy b) Tạo môi trường cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trồng cây bổ sung vào chỗ trống c) Tạo điều kiện đất rừng phục hồi lại rừng. d) Cả a và b HS thảo luận và trả lời 1d, 2d 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : 1’ - Trả lời câu hỏi SGK / 77 ; đọc mục “Có thể em chưa biết”. - Tự nghiên cứu hệ thống hóa kiến thức về lâm nghiệp ở trang 78 SGK để trả lời 15 câu hỏi chuẩn bị ôn tập thi học kỳ I IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_1415_duong_thi_thanh_luu.doc