Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24, Bài 28: Khai thác rừng - Nguyễn Thị Thu

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.

2/ Kĩ năng: Quan sát tranh, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.

3/ Thái độ: Tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường.

4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ rừng.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, tranh phóng to H 45, 46, 47.

2/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 7A1

 7A2

2/ Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng? Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc nào?

3/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Muốn rừng luôn duy trì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất cung cấp sản phẩm lâm sản cho con người ta phải khai thác như thế nào để không bị cạn kiệt tài nguyên rừng thì bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem.

 

docx2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24, Bài 28: Khai thác rừng - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 23/02/2013 Tiết: 29 Ngày dạy: 25/02/2013 Chương 2: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG Bài 28: KHAI THÁC RỪNG I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác. 2/ Kĩ năng: Quan sát tranh, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. 3/ Thái độ: Tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường. 4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ rừng. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, tranh phóng to H 45, 46, 47. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 7A1 7A2 2/ Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng? Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc nào? 3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Muốn rừng luôn duy trì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất cung cấp sản phẩm lâm sản cho con người ta phải khai thác như thế nào để không bị cạn kiệt tài nguyên rừng thì bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC LOẠI KHAI THÁC RỪNG. - GV yêu cầu HS: Đọc bảng 2, quan sát H 45, 46 SGK. Thảo luận các câu hỏi: + Người ta bảo khai thác rừng là vào rừng chặt gỗ lấy lâm sản cần thiết về dùng đúng hay sai? + Như thế nào là khai thác rừng? Có những cách khai thác rừng nào? + Em hãy trình bày đặc điềm của khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn? +Ưu điểm và nhược điểm của từng cách khai thác? + Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì? GV nhận xét à HS kết luận - HS- đọc * SGK. Liên hệ thực tế. Thảo luận các câu hỏi: +Đúng nhưng chưa đủ vì còn phải duy trì rừng để rừng phục hồi lại + Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo đều kiện phục hồi rừng. + Khai thác trắng, khai thác chọn, khai thác dần. + Học sinh trả lời. + Làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, gây sói mòn HS kết luậnà ghi vở I/ Các loại khai thác rừng: - Khai thác rừng: là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng. - Khai thác trắng: là chặt toàn bộ cây trong 1 lần khai thác sau đó trồng lại rừng. - Khai thác dần: Chặt toàn bộ cây trong 3- 4 lần khai thác trong 5-10 năm để tận dụng tái sinh tự nhiên. -Khai thác chọn: Chọn chặt cây già, có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC RỪNG Ở VIỆT NAM - GV yêu cầu HS: Đọc* SGK. Trả lời + Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân theo những nguyên tắc nào? Các điều kiện khai thácnhằm mục đích gì? GV nhận xét à HS kết luận. - HS- đọc * SGK. Liên hệ thực tế. Trả lời: + Chỉ được phép khai thác chọn không được phép khai thác trắng vì diện tích rừng ngày càng thu hẹp. HS kết luậnà ghi vở II/ Điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam: -Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng. -Chỉ được phép chặt cây cao to. -Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác. HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI RỪNG SAU KHAI THÁC - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Trả lời câu hỏi: + Để phục hồi lại rừng, theo các em ta phải làm gì? + Biện pháp để phục hồi rừng được áp dụng như thế nào? + Ở địa phương em có tiến hành trồng rừng và bảo vệ rừng không? - Nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi: + Chúng ta phải trồng lại rừng, thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên để rừng tự phục hồi. +Biện pháp: chăm sóc, phát dọn cây cỏ hoang dại, dặm cây hay gieo hạt vào chỗ cây bị chết .. + Có trồng rừng HS kết luậnà ghi vơ. III/ Phục hồi rừng sau khai thác: 1/ Rừng đã khai thác trắng: -Trồng rừng để phục hồi lại rừng, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng. 2/ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: -Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi. 4/ Củng cố – Đánh giá: - Cho đọc ghi nhớ và em có biết. Trả lời: -Rừng khai thác theo những kiểu nào? Nội dung các công việc khai thác? - Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân theo những nguyên tắc nào? 5/ Nhận xét - Dặn dò: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước và chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_24_bai_28_khai_thac_rung_nguyen.docx