I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : - Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng : Quan sát + So sánh. Hoạt động nhóm
3.Thái độ : Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái
II. Chuẩn bị:
1.GV : Hình 76, 77, 78 SGK
2.HS: Học bài
Xem trước bài mới: Tìm hiểu về môi trường nuôi thủy sản
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các loài thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 32 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Ngày soạn: 28/02/2012
Tiết 45 Ngày dạy:
BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : - Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng : Quan sát + So sánh. Hoạt động nhóm
3.Thái độ : Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái
II. Chuẩn bị:
1.GV : Hình 76, 77, 78 SGK
2.HS: Học bài
Xem trước bài mới: Tìm hiểu về môi trường nuôi thủy sản
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các loài thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Xem sgk à trả lời các câu hỏi:
?Để một nắm tay muối và phân đạm vào chậu nước thấy H/tượng gì xảy ra ?
? Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ?
? Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ?
-Nhấn mạnh: Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn.
? Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm?
? Qua ví dụ đó nói nên nước có khả năng gì?
?Theo em, O2 trong nước do đâu mà có?
? Trong nước, O2 và khí CO2 chất nào có tỉ lệ cao hơn?
-Thông báo thêm: So với ở trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần
- GVKL
à Muối , đạm tan nhanh
à Nước có khả năng hoà tan các chất đạm, muối à
à Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để tăng sự tạo thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuôi.
- Lắng nghe.
à Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí ở trên cạn
à Điều hoà nhiệt độ.
à Do O2 không khí hoà tan vào nước.
à Khí cacbonic nhiều hơn.
I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ
- Có khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước
- Thành phần oxi thấp và khí Cacbonic cao.
HĐ2: Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thủy sản
?Tính chất vật lí của nước gồm những yếu tố gì?
? Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm cá là bao nhiêu?
?QS H.76 và cho biết nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào?
? Độ trong của nước nói lên điều gì?
? Để đo độ trong của nước làm như thế nào?
? Nước nuôi thuỷ sản có những màu nào? Tại sao nước có các màu như vậy?
? Nước có những hình thức chuyển động nào? Nước chuyển động có tác dụng gì?
-GVKL
? Nêu tính chất hoá học của nước?
? Trong nước có các loại khí hoà tan nào? Do đâu trong nước có các loại khí này?
?Hàm lượng khí CO2 và O2 là bao nhiêu thì tôm, cá có thể sống được không ?
? Có những muối hoà tan nào? Nguyên nhân nào sinh ra các muối hòa tan trong nước?
?Độ pH thích hợp cho nuôi tôm cá là bao nhiêu?
- GVKL
-Cho HS làm BT dựa trên thông tin và H.78
- Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước
- Tôm là : 250C- 350C, cá là : 200C- 300C.
à Năng lượng mặt trời
à Nước thuỷ sản tốt hay xấu
- Dùng đĩa sếch xi
à Nước có 3 màu chính:
- Màu nõn chuối hoặc xanh lục: nước màu này có nhiều thức ăn.
- Nước có màu tro đục, xanh đồng: nước màu này có ít thức ăn.
- Nước có màu đen. Mùi thối: có nhiều khí độc.
- Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy. Có tác dụng làm cho oxi thức ăn phân bố đều trong nước
àGồm các chất khí hoà tan, các muối khoáng hoà tan và độ pH
-Khí CO2 và O2 do quang hợp của TV thuỷ sinh, H/hấp của SV và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ
-Lượng O2 tối thiểu có trong nước để tôm, cá phát triển là từ 4mg/l trở lên. Khí CO2 cho phép là từ 4 đến 5mg/l.
-Muối hoà tan có đạm nitrat, lân, sắt. Do sự phân hủy các chất hữu cơ, do nước mưa và nguồn phân bón đưa vào
- Từ pH = 6 - 9
- SV phù du:a: T/khuê, b:T/dung, c:T/3 góc,d,e.
-TVBC: g:rong mái chèo,h: rong tôm,i,k:ĐV đáy
II. Tính chất của nước nuôi thủy sản
1. Tính chất lí học
- Nhiệt độ
- Độ trong: tốt nhất là 20 -30cm.
- Màu nước
- Sự chuyển động của nước
2. Tính chất hóa học
- Các chất khí hòa tan
- Các muối hòa tan
- Độ pH
3. Tính chất sinh học
Thực vật phù du, thực vật đáy, động vật phù du và động vật đáy.
HĐ3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đáy ao
? Cải tạo nước ao nhằm mục đích gì?
? Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết?
? Đáy ao có nhiều có ít bùn (nhiều bùn) cần cải tạo như thế nào?
- GVNX và chốt lại kiến thức
- Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ ...cho thuỷ sản sinh trưởng phát triển tốt.
- Thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của TV thủy sinh...
- Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ. Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn.
III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao
1. Cải tạo nước ao
Trồng cây chắn gió, thiết kế ao, diệt côn trùng,bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của TV thủy sinh...
2. Cải tạo đáy ao
Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp:
- Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ.
- Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn.
1. Củng cố : Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì ?
2. Dặn dò : Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Xem trước bài 52 : Tìm hiểu về thức ăn của ĐVTS là gì ?
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần : 30 Ngày soạn : 10/03/2012
Tiết : 46 Ngày dạy : .
Bài 52: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.
Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản.
Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát + Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ: Góp phần cùng gia đình tham gia tạo được thức ăn cho tôm, cá trong ao nhà.
II. Chuẩn bị
1.GV : H.82 sgk
2.HS: Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Xem trước bài 52 : Tìm hiểu về thức ăn của ĐVTS là gì ?
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp : 1’
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Tôm, cá muốn tồn tại, sinh trưởng, phát triển đều cần có thức ăn. Vậy thức ăn của tôm, cá gồm những loại gì? Ta sẽ tìm hiểu ở bài 52.
HĐGV
HĐHS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu Những loại thức ăn của tôm, cá
- Xem thông tin sgk và cho biết:
? Thức ăn tôm, cá gồm mấy loại?
? Thức ăn tự nhiên là gì?
? Thức ăn tự nhiên gồm những nhóm nào?
- QS H.82, em hãy sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của tôm, cá theo các nhóm
-GVKL
? Thức ăn nhân tạo là gì?
? Tác dụng của thức ăn nhân tạo là gì?
?Thức ăn nhân tạo gồm những loại nào?
- QS H83, em hãy cho biết:
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
?Thức ăn tinh gồm những loại nào?
?Thức ăn thô gồm những loại nào?
?Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác so với những loại thức ăn trên?
- GVKL
- HS tự thu nhận thông tin
+ Gồm có 2 loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
à Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, rất giàu chất dinh dưỡng.
à Gồm có 4 nhóm:
+ Thực vật phù du
+ Thực vật bậc cao
+ Động vật phù du
+ Động vật đáy
(à Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu.
à TV bậc cao : Rong đen, rong lông gà.
àĐV phù du: Trùng túi trong, trùng hình tia, bộ vòi voi.
à ĐV đáy: Giun mồm dài, ốc củ cải.)
- Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá.
à Gồm có 3 loại:Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
à Gồm có: Ngô, cám, đậu tương.
à Gồm có: Các loại phân hữu cơ.
à Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm có nhiều thành phần dinh dưỡng
I. Những loại thức ăn của tôm, cá
1. Thức ăn tự nhiên
- Là thức ăn có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng.
- Gồm: vi khuẩn, TV thủy sinh, ĐV phù du, ĐV đáy và mùn bã hữu cơ.
2. Thức ăn nhân tạo:
- Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp trực tiếp cho tôm, cá.
- Có 3 nhóm:
+ Thức ăn tinh
+ Thức ăn thô
+ Thức ăn hỗn hợp
HĐ2 :Quan hệ về thức ăn
?Trong nước nuôi thuỷ sản có những loài sinh vật nào?
?Chúng có mối quan hệ gì với nhau hay không? Đó là mối quan hệ gì?
- Giải thích mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá như sơ đồ H.16
?Từ mối quan hệ về thức ăn, em cho biết làm thế nào để tăng lượng thức ăn cho tôm, cá?
- GVKL
- TV phù du, TV bậc cao, ĐV phù du, ĐV đáy
- Mối quan hệ dinh dưỡng
- Theo dõi
- Tăng cường các chất dinh dưỡng hoà tan
II. Quan hệ về thức ăn
Chất dd hòa tan
Chất vẩn
$
Tôm cá
TV thủy sinh
Vi khuẩn
$
ĐV phù du
$
ĐV đáy
4. Củng cố : Phân biệt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo ?
Thức ăn nhân tạo gồm các loại nào sau đây:
a. Thức ăn tinh. b. Thức ăn thô. c. Thức ăn thô, tinh, hỗn hợp d. Thức ăn thô, tinh
5. Dặn dò : Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Xem bài 53 : TH : Chuẩn bị : Nước nuôi thủy sản, kính hiể vi, nhiệt kế, đĩa Sếch xi, thang màu pH chuẩn, gấy đo pH
Duyệt tuần 32
11/04/2013
Nguyễn Văn Hiếu
IV. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................
..................................................................................................
....................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_32_ban_hay.doc