Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 32 - Nguyễn Thanh Thuận

 I.MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức :

 _ Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản .

 _ Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản .

 2. Kỹ năng :

 Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.

 3.Thái độ :

 Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái .

 II. CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên :

 _ Hình 76, 77, 78 SGK phóng to.

 _ Bảng con + phiếu học tập.

 2.Học sinh :

 Xem trước bài 50 .

*phương pháp:

 Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định tổ chức lớp:(1’)

Kiểm diện sĩ số lớp

 2.Kiểm tra bài cũ (5’)

 _ Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội?

 _ Ba nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì?

 3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài mới(2’)

 Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các loài thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào? Ta vào bài mới.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 32 - Nguyễn Thanh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Tieát44 Ngaøy soaïn :17/03/2010 Tuaàn 32 Ngaøy giaûng:07/04/2010 GV:Nguyeãn Thanh Thuaän BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : _ Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản . _ Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản . 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. 3.Thái độ : Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái . II. CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : _ Hình 76, 77, 78 SGK phóng to. _ Bảng con + phiếu học tập. 2.Học sinh : Xem trước bài 50 . *phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định tổ chức lớp:(1’) Kiểm diện sĩ số lớp 2.Kiểm tra bài cũ (5’) _ Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? _ Ba nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì? 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài mới(2’) Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các loài thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào? Ta vào bài mới. b.Vào bài mới : hoạt động 1:.Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: (8’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt _ Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I và trả lời các câu hỏi: + Để một nắm tay muối và phân đạm vào chậu nước thấy hiện tượng gì xảy ra ? + Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ? + Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ? _ Giáo viên giảng thêm Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn. + Nói chung nước có khả năng hòa tan những chất gì? + Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm? + Trên tivi hoặc phim xứ lạnh người ta đục băng để câu cá, điều đó nói lên điều gì? + Nước có khả năng gì? + Theo em, oxi trong nước do đâu mà có? + Trong nước, oxy và khí cacbonic chất nào có tỉ lệ nhiều hơn? _ Giáo viên giảng thêm: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần so với khí cacbonic thì nhiều hơn. _ Giáo viên tiểu kết ghi bảng. _ Học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi: à Muối , đạm tan nhanh à Nước có khả năng hoà tan các chất đạm , muối à Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để tăng sự tạo thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuôi. _ Học sinh lắng nghe. à Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ. à Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí à Lớp nước bên dưới băng có nhiệt độ ấm hơn không khí, nước không đóng băng nên các loài cá nói riêng và các loài thủy sản nói chung có thể sống được. à Điều hoà nhiệt độ. à Do oxi không khí hoà tan vào nước. à Khí cacbonic nhiều hơn. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài . I.Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: _ Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ _ Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước . _ Thành phần oxi thấp và Cacbonic cao. Hoạt động 2:Tính chất của nước nuôi thủy sản:((15’) _ Giáo viên hỏi: + Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào? + Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? + Nhiệt độ thích hợp để tôm,cá là bao nhiêu? _ Giáo viên treo tranh hình 76 và hỏi: + Nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu là do đâu? + Nếu nhiệt độ quá 250C đối với tôm và 320C đối với cá sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tôm, cá? _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi: + Độ trong là gì? + Dựa vào độ trong ta xác định được điều gì? + Độ trong tốt nhất là bao nhiêu? _ Giáo viên giới thiệu đĩa Sếch xi để đo độ trong của nước. _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1.c và trả lời các câu hỏi: + Nước có nhiều màu khác nhau là do đâu? + Nước màu xanh đọt chuối là tốt hay xấu? Giải thích + Vì sao không thể nuôi được thủy sản trong ao hồ có nước màu đen, hôi thối? + Nước có màu tro đục, xanh đồng nói lên lên điều gì? _ Yêu cầu học sinh cho từng ví dụ về màu nước. + Nước có những hình thức chuyển động nào? + Hãy nêu lên các ví dụ để phân biệt được 3 hình thức chuyển động của nước. + Sự chuyển động của nước ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? + Nước chuyển động đều, liên tục sẽ giúp điều gì đôi với thủy sản? _ Giáo viên giải thích thêm: Mặt nước càng thoáng sự chuyển động nước càng lớn nên có tác dụng tốt cho sinh vật thủy sinh. _ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng. Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 2 và cho biết: + Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào? + Trong nước có những loại khí hòa tan chủ yếu nào? + Khí oxi có trong nước là do đâu? + Lượng oxi hòa tan tối thiểu trong nước là bao nhiêu? + Khí cacbonic có trong nước là đo đâu? + Hàm lượng khí cacbonic bao nhiêu thì tôm, cá có thể sống được? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt. _ Giáo viên hỏi : + Nguyên nhân sinh ra các muối hòa tan trong nước là gì? + Nêu một số muối hòa tan trong nước. _ Giáo viên nhận xét, bổ sung. _ Giáo viên hỏi: + Độ pH thích hợp của tôm, cá là bao nhiêu? + Nếu độ pH trong nước cao hơn hoặc thấp hơn khoảng thích hợp thì có ảnh hưởng đến tôm, cá hay không? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh. _ Giáo viên hoàn thiện kiến thức, tiểu kết, ghi bảng. _ Giáo viên treo hình 78, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết: + Trong nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt. _ Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành câu hỏi trong SGK trang 136. + Những nhóm thuộc sinh vật thủy sinh, động vậy đáy. _ Giáo viên hoàn thiện kiến thức, ghi bảng. Học sinh trả lời: à Nhiệt độ, độ trong, màu nước, chuyển động của nước. à Ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm, cá. à Tôm: 25- 350C còn cá: 20- 300C. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Chủ yếu là do ánh sáng mặt trời. à Nếu vượt qúa giới hạn cho phép thì tôm, cá hoạt động kém và có thể chết. _ Học sinh trả lời: à Độ trong là biểu thị mức độ ánh sang xuyên qua mặt nước. à Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu. của vực nước nuôi thuỷ sản. à Tốt nhất cho tôm, cá là 20-30cm. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Là do: + Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng. + Có các chất mùn hoà tan. Trong nước có nhiều sinh vật phù du. à Tốt, nước màu này chứa nhiều thức ăn. Đặc biệt là thức ăn dễ tiêu. à Vì nước này có nhiều khí độc như CH4, H2S làm tôm, cá bị nhiễm độc và chết. à Biểu hiện của nước nghèo thưc ăn tự nhiên, không đủ cung cấp cho cá, tôm nuôi. _ Học sinh cho ví dụ. à Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu và dòng chảy. à Học sinh cho ví dụ. à Ảnh hưởng đến lượng O2 và thức ăn cho thuỷ sản. à Sẽ làm tăng lượng O2, thức ăn được phân bố đều trong ao và kích thích cho quá trình sinh sản của tôm, cá. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh nghiên cứu thông tin mục 2 và trả lời: à Tính chất hoá học: + Các chất khí hoà tan. + Các muối hoà tan. + Độ pH. à Trong nước có 2 loại khí hoà tan chủ yếu: khí O2 và khí CO2. à Khí O2 có trong nước là do quang hợp của thực vật thủy sinh và tù không khí hoà tan vào. à Lượng O2 tối thiểu trong nước là từ 4mg/l trở lên thì tôm, cá mới sống được. à Khí CO2 có trong nước là do hô hấp của sinh vật và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ. à Hàm lượng khí CO2 cho phép trong nước từ 4 đến 5mg/l. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh trả lời: à Do nước mưa, quá trình phân hủy các chất hữu cơ...nhưng nguyên nhân chính là do bón phân ( hữu cơ, vô cơ). à Một số muối hoà tan trong nước: đạm, lân, sắt... _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh trả lời: à Độ pH thích hợp cho tôm, cá từ 6 đến 9. à Nếu độ pH cao hơn hay thấp hơn dẫn đến nước bị quá chua hay quá kiềm làm cho cá không lớn lên được. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Trong nước nuôi thủy sản có rất nhiều sinh vật sống như thực vật thủy sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du và các loại động vật đáy. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi: _ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. _ Phải nêu được: + Thực vật phù du: a, b, c. + Động vật phù du: d, e. + Thực vật bậc cao: g, h. + Động vật đáy: i, k. _ Học sinh ghi bài. II. Tính chất của nước nuôi thủy sản: 1. Tính chất lí học: a. Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm, cá. Mỗi loài cá tôm đều thích ứng ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm là: 250C- 350C, cá là: 200C- 300C. b. Độ trong: Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu của vực nước nuôi thủy sản. Độ trong được xác định bới mức độ ánh sang xuyên qua m85t nước. Độ trong tốt nhất là 20-30cm. c. Màu nước: Nước có 3 màu chính: _ Màu nõn chuối hoặc xanh lục: nước màu này có nhiều thức ăn. _ Nước có màu tro đục. xanh đồng: nước màu này ít thức ăn. _ Nước có màu đen. Mùi thối: có nhiều khí độc. d. Sự chuyển động của nước: Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy. 2. Tính chất hóa học: Bao gồm: a. Các chất khí hòa tan: Có nhiều loại khí hòa tan, trong đó khí O2 và khí CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá nhiều nhất. _ Khí O2 có trong nước là do quang hợp của thực vật thủy sinh và từ không khí hòa tan vào. Lượng O2 tối thiểu có trong nước để tôm, cá phát triển là từ 4mg/l trở lên. _ Khí CO2 là do hô hấp của sinh vật và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ. Lượng khí CO2 cho phép là từ 4 đến 5mg/l. b. Các muôi hòa tan: (đạm, lân, sắt.. ) sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ, do nước mưa và nguồn phân bón. c. Độ pH: thích hợp cho tôm, cá là từ 6 đến 9. 3. Tính chất sinh học: Trong các vùng nước nuôi thủy sản có rất nhiều sinh vật sống như thực vật phù du, thực vật đáy, động vật phù du và động vật đáy. Hoạt động 3:Biện pháp cải tạo nước và đáy ao:(7’) _ Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi: + Những ao nào cần được cải tạo? + Cải tạo nước nhằm mục đích gì? + Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt,, ghi bảng. _ Giáo viên hỏi: + Ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng cách nào? _ Giáo viên nhận xét, ghi bảng và nhấn mạnh: Cải tạo nước và đáy ao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: do đó phải tiến hành đầy đủ mới phát huy được tác dụng của mặt nước đối với tôm,cá. _ Học sinh nghiên cứu và trả lời: à Những ao ở miền núi, trung du, ao có nhều thực vật thủy sinh, ao có bọ gạo... à Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt. à Học sinh suy nghĩ trả lời: Vd: thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh... _ Học sinh lắng nghe, ghi bảng. _ Học sinh trả lời: à Học sinh suy nghĩ trả lời. _ Học sinh lắng nghe, ghi bảng III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao: 1. Cải tạo nước ao: Bằng các biện pháp như trồng cây chắn gió, thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh... 2. Cải tạo đáy ao: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp: _ Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ. _ Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn. 4/.Củng cố (5’) Chọn câu trả lời đúng a.Nhiệt độ giới hạn chung của tôm là 25 – 30oC b.Nước ao tù thì có nhiều CO2 và khí mêtan c.Nước có ba màu chính : tro đục , vàng , đen d.Sự chuyển động của nước đồng đều và liên tục sẽ giúp cho lượng O2 tăng lên , thức ăn phân bố đều , kích thích quá trình sinh sản của tôm, cá . Đáp án : Đúng (b , d ) 5/.Nhận xét – dặn dò (2’) Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. Về nhà học bài. trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành. IV/Rút kinh nghiệm Tieát45 Ngaøy soaïn :17/03/2010 Tuaàn 32 Ngaøy giaûng:08/04/2010 GV:Nguyễn Thanh Thuận BÀI 51: Thực hành XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ pH CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Hình 79, 80, 81 SGK phóng to. _ Nhiệt kế, đĩa sếch xi, thang màu pH chuẩn, giấy đo pH. 2. Học sinh: Xem trước bài 51. phương pháp: Trực quan, phân tích, thực hành và thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Kiểm diện sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) _ Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào? _ Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: (2 phút) Môi trường nước mang tính chất quyết định đến hiệu quả, năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản, trong đó các yếu tố quyết định môi trường nước có thích hợp hay không là nhiệt độ, độ trong và độ pH. Làm sao để xác định những thành phần này có thích hợp hay không? Đây là nội dung của bài thực hành hôm nay. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Mẫu nước và dụng cụ cần thiết.(5’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt _ _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I và cho biết: + Để thực hành bài này ta cần những dụng cụ nào? _ Giáo viên giới thiệu, nêu yêu cầu của bài thực hành. _ Yêu cầu học sinh chia nhóm và ghi vào tập. _ Học sinh đọc và cho biết: à Học sinh trả lời theo mục I SGK. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh chia nhóm và ghi bài. I. Mẫu nước và dụng cụ cần thiết: _ Nhiệt kế. _ Đĩa sếch xi. _ Thang màu pH chuẩn. _ 2 thùng nhựa đựng nước nuôi cá có chiều cao tối thiểu là 60 – 70cm. đường kính thùng 30cm. _ Giấy đo pH. Hoạt động 2: Quy trình thực hành.(10’) _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các bước trong mục I SGK. _ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thực hành. _ Yêu cầu 1 học sinh khác đọc và 1 học sinh làm lại cho các bạn xem. _ Sau đó xác định nhiệt độ của 2 mẫu nước đó. _ Giáo viên yêu cầu học sinh xem các bước trong quy trình đo độ trong của nước. _ Giáo viên thực hiện từng bước của quy trình, yêu cầu học sinh quan sát, theo dõi. Sau đó hướng dẫn học sinh xác định được độ trong vừa đo được. _ Yêu cầu học sinh đọc các bước trong quy trình đo độ pH bằng phương pháp đơn giản. _ Sau đó giáo viên làm trước cho học sinh xem và yêu cầu 1 học sinh khác làm lại cho các bạn khác xem kỹ hơn. _ Sau đó yêu cầu học sinh đó xác định xem mẫu nước của mình có độ pH là bao nhiêu. _ Học sinh đọc các bước trong mục I. _ Học sinh quan sát, theo dõi giáo viên làm thực hành. _ 1 học sinh đọc và 1 học sinh khác làm lại thực hành. _ Xác định nhiệt độ của 2 mẫu nước đó. _ Học sinh đọc các bước trong quy trình đo độ trong của nước. _ Học sinh theo dõi, quan sát cách thực hành của giáo viên và chú ý cách xác định độ trong nước của giáo viên. _ Học sinh đọc. _ Học sinh quan sát, theo dõi cách làm của giáo viên và cách làm của bạn trong lớp. _ Học sinh xác định độ pH mẫu nước của mình. II. Quy trình thực hành: 1. Đo nhiệt độ nước: - Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để khoảng 5 đến 10 phút. - Bước 2: Nâng nhiệt kế khỏi nước và đọc ngay kết quả. 2. Đo độ trong: - Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng (hoặc xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa (cm). - Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng (hoặc trắng, xanh), ghi lại độ sâu của đĩa. Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của hai bước đó. 3. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản: - Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước hoảng 1 phút. - Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó. * Hoạt động 3: Thực hành.(15’) Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành . _ Xác định các mẫu nước về nhiệt độ, độ trong, độ pH. _ Yêu cầu các nhóm thực hành nộp bài thu hoạch cho giáo viên theo bảng mẫu. _ Các nhóm tiến hành thực hành. _ Nhóm xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH mẫu nước của mình. _ Nhóm nộp bài thu hoạch theo bảng mẫu. III. Thực hành Các yếu tố Kết quả Nhận xét Mẫu nước 1 Mẫu nước 2 - Nhiệt độ - Độ trong - Độ pH 4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: (5 phút) _ Yêu cầu học sinh lập lại từng quy trình đã thực hành. _ Yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình. 5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút) _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. _ Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và xem trước bài 52. IV/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_32_nguyen_thanh_thuan.doc
Giáo án liên quan