I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Các kiến thức về vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, đất trồng, phân bón, giống cây trồng, sâu bệnh hai cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, ma trận, đáp án.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài.
III. Dự kiến phương pháp dạy học: kiểm tra.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: (40’)
13 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 7-11 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn: 30/9/2011 Ngày dạy: 03/10/2011
Tiết 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Ôn lại các kiến thức về đất trồng, phân bón, giống cây trồng, sâu, bệnh hại cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng các phương pháp đơn giản.
- Nhận dạng được một số loại phân hóa học thong thường bằng phương pháp hòa tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.
- Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường.
- Có ý thức bảo quản giống cây trồng.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Các câu hỏi ôn tập chương I.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại các kiến thức của chương I.
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: (40’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-? Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS trả lời đúng
-? Đất trồng là gì? Theo em loại chất nào giữ nước tốt nhất?
- Nhận xét, ghi điểm
-? Nêu các biện pháp cải tạo đất. Cày sâu, bừa kĩ có tác dụng như thế nào với đất?
-? Phân bón là gì? Có những nhóm phân bón nào? Cho ví dụ mỗi nhóm?
-? Nêu tác dụng của phân bón. Nêu các cách bón phân, mục đích của bón lót, bón thúc?
- Nhận xét, ghi điểm.
-? Chọn tạo giống cây trồng nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
-? Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì? Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào? Nêu các phương pháp nhân giống vô tính?
- Nhận xét, ghi điểm
-? Nêu tác hại của sâu, bệnh hại. Nêu khái niệm về sâu hại, bệnh cây. Ví dụ? Nêu các dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại.
- Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. giải thích nguyên tắc trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh . Nêu nội dung của từng biện pháp.
- Nhận xét, ghi điểm
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
2. Đất trồng
3. Phân bón
4. Giống cây trồng
5. Sâu, bệnh hại cây trồng
4. Củng cố: (2’)Nhận xét phần chuẩn bị bài cũ của HS
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
Học bài theo các nội dung đã ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 7 Ngày soạn: 2/10/2011 Ngày dạy: 05/10/2011
Tiết 14 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Các kiến thức về vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, đất trồng, phân bón, giống cây trồng, sâu bệnh hai cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, ma trận, đáp án.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài.
III. Dự kiến phương pháp dạy học: kiểm tra.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: (40’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Phát bài kiểm tra cho HS, hướng dẫn HS cách làm bài.
- Theo dõi, nhắc nhở, xử lí vi phạm của HS.
Làm bài vào đề kiểm tra
Tiết 14
KIỂM TRA 1 TIẾT
4. Củng cố: (2’) Thu lại bài làm của HS
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Nghiên cứu nội dung bài 15: Làm đất và bón phân lót
- Tìm hiểu các công việc làm đất ở địa phương.
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 8 Ngày soạn: 7/10/2011 Ngày dạy: 10/10/2011
CHƯƠNG II:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Tiết15: BÀI 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật của làm đất, bón lót cho cây trồng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng : Quan sát + Phân tích
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ: Có ý thức tham gia lao động sản xuất giúp gia đình
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Các câu hỏi ôn tập chương I.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại các kiến thức của chương I.
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (2’) Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu đại cương về kĩ thuật của trồng trọt. Đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng. Trong chương này, ta sẽ nghiên cứu quá trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Quá trình đó phải làm những việc gì và thực hiện theo trình tự như thế nào? Việc đầu tiên đó là làm đất và bón phân lót.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu làm đất nhằm mục đích gì? (10’)
- Nêu ví dụ: Có 2 thửa ruộng, một thửa ruộng đã được cày bừa và thửa ruộng chưa cày bừa.
- Hãy so sánh giữa 2 thửa ruộng đó về:
+ Tình hình cỏ dại.
+ Tình trạng đất.
+ Sâu, bệnh.
+ Mức độ phát triển.
- Hãy cho biết làm đất nhằm mục đích gì?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Lắng nghe.
- Nêu được: ruộng được cày bừa thì: Cỏ dại không phát triển mà bị diệt, đất tơi xốp, sâu, bệnh bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn ruộng chưa cày bừa.
- Làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm sống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Nghe giảng
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Tiết15: BÀI 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
Làm đất là làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu các công việc làm đất (11’)
- Công việc làm đất bao gồm những công việc gì?
- Cày đất là làm gì? có tác dụng như thế nào?
- Bừa và đập đất có tác dụng gì?
- Quan sát H.25, 26 và cho biết tiến hành cày bừa đất bằng công cụ gì? Phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào ?
- Lên luống có tác dụng gì?
+ Em cho biết lên luống thường áp dụng cho loại cây trồng nào?
+ Khi lên luống tiến hành theo quy trình nào?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Bao gồm các công việc: cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
- Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30 cm..
+Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
- Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng.
- Cày bừa đất dùng trâu, bò, máy cày
• Cày phải làm xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 – 30cm
• Bừa nhiều lần cho đất nhỏ và nhuyễn.
- Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển
+ Thường áp dụng như: ngô, khoai, rau, đỗ, đậu,
+ Nêu được các bước như sgk
- Nghe giảng
II. Các công việc làm đất:
1. Cày đất
- Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm
- Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất
Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng.
3. Lên luống
Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc bón phân lót (10’)
- Bón phân lót thường dùng những loại phân gì?
- Tiến hành bón lót theo quy trình như thế nào?
- Em hãy nêu cách bón lót phổ biến mà em biết.
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Thường sử dụng phân hữu cơ và phân lân.
- Theo quy trình:
+ Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.
+ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới
- Bón vãi và tập trung theo hàng, hốc cây là phổ biến nhất.
- Nghe giảng
III. Bón phân lót
Sử dụng phân hữu cơ và phân lân theo quy trình sau:
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.
- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân bón xuống dưới.
4. Củng cố: (4’)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài và phần “có thể em chưa biết”
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1,2, 3 SGK/38
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Yêu cầu HS học bài cũ
- Nghiên cứu nội dung bài 16, tìm hiểu cách gieo trồng cây nông nghiệp ở địa phương
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 8 Ngày soạn: 10/10/2011 Ngày dạy: 12/10/2011
Tiết16: BÀI 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta
- Hiểu được mục đích của việc kiểm tra , xử lí hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lí hạt giống
- Hiểu được các yêu cầu kĩ thuậtcủa việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt giống
2. Kĩ năng: Kiểm tra, xử lí hạt giống giúp gia đình chọn hạt giống tốt trước khi gieo trồng.
3. Thái độ: Vận dụng các kiến thức về kiểm tra, xử lí hạt giống vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Phóng to các H27, H28.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài mới.
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc.
- Người ta thường sử dụng loại phân nào để bón lót, vì sao? Nêu quy trình bón phân lót
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Để cây trồng có năng suất cao, một trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kĩ thuật gieo trồng tốt. Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu nội dung này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ gieo trồng (12’)
- Ở địa phương em gieo lúa vào thời gian nào?
- Thời gian đó à Thời vụ
- Thời vụ và gì?
- Để xác định thời vụ gieo trồng cần dựa vào các yếu tố nào?
- Trong các yếu tố trên yêu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?
- Thảo luận để hoàn thành bảng (4’)
+ Hãy cho biết các loại cây trồng ứng với thời gian của các vụ gieo trồng ở địa phương em?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- Tháng 4 – 5, tháng 11
- nghe giảng
- Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian người ta gieo trồng một loại cây nào đó.
- Dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh
- Trong đó yếu tố trên khí hậu quyết định nhất. Vì mỗi loại cây trồng thích hợp với ẩm độ nhất định.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
+ Vụ đông xuân: tháng 11- 4, 5 năm sau, thường trồng luá, ngô, rau, khoai,
+ Vụ hè thu: từ tháng 4 - 7, thường trồng lúa, ngô, khoai.
+ Vụ mùa : 6 -11 trồng lúa, rau.
- Đ/d nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét và bổ sung
Tiết16: BÀI 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. Thời vụ gieo trồng
Mỗi loại cây trồng được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định được gọi là thời vụ.
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng
Dựa vào các yếu tố:
+ Khí hậu
+ Loại cây trồng
+ Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.
2. Các vụ gieo trồng
Có 3 vụ gieo trồng trong năm:
- Vụ đông xuân: tháng 11 đến tháng 4, 5 năm sau.
- Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 7.
- Vụ mùa: từ tháng 6 đến tháng 11.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểm tra, xử lí hạt giống (10’)
- Kiểm tra hạt giống để làm gì?
- Kết luận: kiểm tra hạt giống nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo.
- Theo em hạt giống đem gieo phải đảm bảo được các tiêu chí nào?
- Mục đích của xử lí hạt giống là gì?
- Có những phương pháp xử lí hạt giống nào?
- Nhận xét
- Để nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn gieo.
- nghe giảng
- Nêu 5 tiêu chí như sgk (bỏ tiêu chí 6)
- Kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có hại
- Xử lí bằng nhiệt hoặc hoá chất
- nghe giảng
II. Kiểm tra và xử lí hạt giống:
1. Mục đích kiểm tra hạt giống Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo.
2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống
- Mục đích: Kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có hại
- Phương pháp xử lí hạt giống: Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ , xử lí bằng hóa chất
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp gieo trồng (11’)
- Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
- Thế nào là đảm bảo về mật độ?
- Thế nào là đảm bảo về độ nông sâu
- Ở nhà em thường thấy người ta gieo trồng bằng cách nào?
- Theo em có những phương pháp gieo trồng nào?
- Gieo bằng hạt có những hình thức nào?
- Nêu ưu và nhược điểm của các cách gieo hạt?
- QS H.28a, b hoàn thành bài tập
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Là số lượng cây, số hạt gieo trồng trên 1 đơn vị diện tích nhất định. Mật độ gieo trồng theo giống cây, loại cây, thời vụ và điều kiện thời tiết.
- Là khoảng cách giữa các cây trồng với nhau trên diện tích canh tác.
- Độ nông sâu khác nhau tuỳ theo loại cây..
- Thường thấy gieo bằng hạt hoặc trồng cây con.
- Gieo hạt, trồng cây con
- Gieo vãi, theo hàng, theo hốc
• Gieo vãi: nhanh, ít tốn công, số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn, theo hàng, theo hốc: tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ, tốn nhiều công
- Trồng bằng củ, bằng cành
- Nghe giảng
III. Phương pháp gieo trồng
1. Yêu cầu kĩ thuật
Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về :
- Thời vụ
- Mật độ
- Khoảng cách và độ nông sâu
2. Phương pháp gieo trồng
Có 2 phương pháp:
- Gieo trồng bằng hạt.
- Gieo trồng bằng cây con.
4. Củng cố: (4’)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến thời vụ cây trồng:
a) Loại cây trồng
b) Khí hậu
c) Sâu gây hại cây trồng.
d) Bệnh gây hại cây trồng.
2. Trong trồng trọt thì việc xử lí hạt giống mang lại hiệu quả:
a) Diệt trừ sâu bệnh có trong hạt.
b) Tiết kiệm hạt giống khi gieo trồng.
c) Kích thích hạt nẩy mầm nhanh chóng
d) Cả 2 câu a và c.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành: rổ, hạt giống
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 9 Ngày soạn: 14/10/2011 Ngày dạy: 17/10/2011
Tiết 17: BÀI 17: THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định.
2. Kĩ năng: Kiểm tra, xử lí hạt giống giúp gia đình chọn hạt giống tốt trước khi gieo trồng.
3. Thái độ:
- Vận dụng các kiến thức về kiểm tra, xử lí hạt giống vào thực tế.
- Có ý thức thận trọng trong việc xử lí hạt giống.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu,
2. Chuẩn bị của HS: Xem trước bài 17 và đem mẫu hạt lúa, đậu, ngô ...
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Có những phương pháp gieo trồng nào? Trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Để hạt giống có khả năng nảy mầm cao, chúng ta cần phải biết cách xử lí. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và thực hành cách xử lí hạt giống bằng nhiệt độ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (5’)
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của HS
- Phân chia nhóm thực hành, phát dụng cụ thực hành cho các nhóm
- Nêu yêu cầu của bài thực hành
- các nhóm đặt dụng cụ trước mặt để GV kiểm tra
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ thực hành
- Nghe giảng
Tiết 17: BÀI 17: THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành (8’)
- Gọi 2 HS đọc quy trình thực hành
- Giới thiệu quy trình thực hành.
- Thao tác mẫu quy trình.
-
- Đọc SGK
- nghe giảng
- Quan sát
II. Quy trình thực hành:
- Bước 1: cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Yêu cầu từng nhóm tiến trình thực hành.
- Theo dõi và giúp đỡ các nhóm còn yếu
- Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm
4. Củng cố:(3’)
- Nhận xét phần tiến hành thực hành của các nhóm.
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh vị trí thực hành
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Nghiên cứu nội dung bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
- Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 10 Ngày soạn: 21/10/2011 Ngày dạy: 24/10/2011
Tiết 18: BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, qui trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc
2. Kĩ năng: Chăm sóc cây trồng ở gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: hình 29, 30 phóng to.
2. Chuẩn bị của HS: Xem trước bài 19
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao thì phải biến cách chăm sóc cây trồng. Vậy chăm sóc cây trồng như thế nào cho tốt? Bài 19 sẽ giải thích rõ điều này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới (20’)
- Tỉa cây là trồng hay nhổ cây ? nhổ những cây như thế nào ?
- Tỉa cây nhằm mục đích gì?
- Dặm cây khác với tỉa cây như thế nào?
- Dặm cây nhằm mục đích gì?
- Nêu vấn đề: sau khi gieo hạt phải làm cỏ và vun xới.
- Quan sát H.29 thảo luận nhóm 3’à Vậy mục đích của việc làm cỏ và vun xới là gì?
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Nhổ cây, nhổ cây yếu, bị sâu bệnh
- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng
- Trồng cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết
- Để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
- Nghe giảng
- Thảo luận nhóm
- Nêu được:
+ Làm cỏ: diệt cỏ dại
+ Vun xới: Làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn., chống đổ.
- Nghe giảng
Tiết 18: BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. Tỉa, dặm cây
- Tỉa cây: là loại bỏ cây yếu, bị sâu, bệnh đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
- Dặm cây : là trồng cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng
II. Làm cỏ và vun xới
+ Làm cỏ: diệt cỏ dại
+ Vun xới: Làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn., chống đổ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc tưới, tiêu nước, bón phân thúc (16’)
- Nước có vai trò như thế nào đối với cây?
- Nhu cầu nước đối với từng loại cây như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Cần phải cung cấp nước như thế nào đối với cây?
- Mỗi loại cây đều có phương pháp tưới nước thích hợp. Có những cách tưới nào?
- QS H.30 điền tên các phương pháp tưới dưới các hình
- Tưới thừa nước có hại hay có lợi cho cây? Tại sao?
- Khi thừa nước cần phải làm gì?
- Ở địa phương em có cách tiêu nước nào?
- Sử dụng phân gì để bón thúc?
- Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo những quy trình nào?
- Kể tên các cách bón thúc cho cây
- Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
- Rất khác nhau. Ví dụ cây lúa cần nhiều nước, cây bàng cần ít nước
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời
- Nêu được 4 cách như sgk
- Xác định được: (a): tưới ngập, (b): tưới theo hàng, vào gốc cây, (c): tưới thấm, (d): tưới phun mưa
- Có hại gây ngập úng à cây chết
- Tiêu nước kịp thời nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp
- Liên hệ thực tế trả lời
- Phân hữu cơ hoai mục và phân hoá học
- Bón phân, làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất
- Bón vãi, theo hàng, theo hốc và phun trên lá
II. Tưới, tiêu nước
1. Tưới nước
* Phương pháp tưới
- Tưới theo hàng, vào gốc cây.
- Tưới thấm.
- Tưới ngập.
- Tưới phun mưa.
3. Tiêu nước
Để tránh ngập úng cho cây..
IV. Bón phân thúc
Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy trình:
- Bón phân
- Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất
4. Củng cố:(5’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Làm bài tập:
BT1. Đúng hay sai?
a. Lúa sau khi cấy cần chú ý dặm cây để đảm bảo mật độ và khoảng cách.
b. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun cao.
c. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đòng cần làm cỏ và vun xới .
d. Khi lúa bị sâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu hại
BT 2. Khi bón phân hữu cơ nên bón phân hoai mục để:
a. Giảm chi phí chăm sóc cây trồng.
b. Chất dinh dưỡng ở dạng dể phân hủy, cây hút dễ dàng .
c. Tạo điều kiện cho phân tiếp tục hoai mục.
d. Cả a và c
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Nghiên cứu nội dung bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
- Sưu tầm tranh ảnh về các cách thu hoạch nông sản, cách chế biến nông sản
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 11 Ngày soạn: 28/10/2011 Ngày dạy: 31/10/2011
Tiết 19: BÀI 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
2. Kĩ năng: Hình thành được các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: hình 31, 32 phóng to.
2. Chuẩn bị của HS: Xem trước bài 20
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Nêu mục đích của công việc làm cỏ , vun xới.
- Nêu các phương pháp tưới nước cho cây. Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp tưới phun mưa.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (2’) Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng trong sản xuất nông nghiệp. Các khâu này làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa. Vậy để biết được cách làm tốt các khâu đó ta hãy vào bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc thu hoạch nông sản (11’)
- Xem thông tin sgk trả lời các câu hỏi:
+ Thu hoạch cần đảm bảo các yêu cầu thế nào?
+ Nếu thu hoạch không đủ độ chín hoặc chín quá ảnh hưởng gì đến năng suất và chất lượng nông sản?
+ Tại sao khi thu hoạch phải nhanh gọn và cẩn thận? (nếu kéo dài và không cẩn thận thì năng xuất và chất lượng nông sản ntn?)
- Quan sát H.31 à thảo luận nhóm 5’’ để trả lời các câu hỏi:
+ H.31a, b, c, d cho biết tên các phương pháp thu hoạch?
+ Em cho biết người ta thường sử dụng công cụ gì để thu hoạch.
- Nêu lên ưu và nhược điểm giữa việc dùng công cụ thủ công và công cụ bằng cơ giới.
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Đọc SGK
+ Cần đảm bảo các yêu cầu như: đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
+ Năng suất, chất lượng nông sản giảm
+ Vì nếu thời gian thu hoạch kéo dài và không cẩn thận sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản.
- Thảo luận nhóm:
+ (a): hái , (b): nhổ, (c): đào, (d): cắt
+ Thu hoạch bằng các công cụ đơn giản (liềm, lưỡi hái, dao, kéo,). Người ta còn dùng máy để thu hoạch.
- Ưu và nhược điểm:
Biện pháp thủ công:
+ Ưu: dễ thực hiện, ít tốn kém.
+ Nhược điểm: tốn công.
Biện pháp cơ giới:
+ Ưu: Thu hoạch nhanh
+ Nhược: rất tốn chi phí.
- Nghe giảng
Tiết 19: BÀI 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Thu hoạch
1. Yêu cầu
- Thu hoạch đúng độ chín
- Nhanh gọn và cẩn thận.
2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hay cơ giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc bảo quản nông sản (10’)
- Xem thông tin sgk à trả lời câu hỏi:
+ Bảo quản nhằm mục đích gì?
+ Nông sản sẽ ra sao nếu không được bảo quản tốt?
- Để bảo quản tốt nông sản cần đảm bảo các điều kiện gì?
- Có những cách bảo quản nông sản nào?
- Bảo quản lạnh thường áp dụng cho loại nông sản nào?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Đọc SGK
+ Nhằm mục đích: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.
+ Rau, hoa quả nếu bảo quản không tốt hoặc không bảo quản sẽ thối, dập, nát...
- Nêu 3 điều kiện như SGK
- Bảo quản thông thoáng, bảo quản kín, bảo quản lạnh.
- Rau, củ, quả
- Nghe giảng
II. Bảo quản
1. Mục đích: hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.
2. Các điều kiện bảo quản tốt
- Hạt hạt cần phải phơi hoặc sấy khô.
- Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát.
- Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,
3. Phương pháp bảo quản: Bảo quản thông thoáng, bảo quản kín, bảo quản lạnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc chế biến nông sản (10’)
- Mục đích của việc chế biến nông sản là gì?
- Em hãy cho một vài ví dụ về các loại nông sản nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản.
- Chế biến có các phương pháp nào?
- Kể tên các loại rau, quả, củ, thường được sấy khô
- Gia đình em thường muối chua những loại nông sản nào?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
- Vd: Vải đóng hộp, nho khô, chuối khô..
- 4 phương pháp
- Hành củ, khoai lang, khôi môn, nho, chuối,
- Cải, dưa chuột, củ cải ...
- Nghe giảng
III. Chế biến
1. Mục đích
Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
2. Phương pháp chế biến
- Sấy khô.
- Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.
- Muối chua.
- Đóng hộp
4. Củng cố:(5’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Trả lời các câu hỏi:
+Thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì? Có những các thu hoạch nào?
+ Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì bằng cách nào?
+ Chế biến nông sản bằng cách nào?
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Nghiên cứu nội dung bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ.
- Tìm hiểu các phương thức canh tác ở địa phương
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_7_11_nguyen_thi_tuyet_trinh.doc