Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống - Vũ Quang Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống

- Biết được sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí.

2. Kĩ năng:

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học vào đời sống và sản xuất

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.

2. Học sinh:

 Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 17: vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống - Biết được sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí. 2. Kĩ năng: - ứng dụng các tiến bộ khoa học vào đời sống và sản xuất 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống. - GV: Cho HS quan sát H17.1 và nêu câu hỏi + Để nâng vật nặng người ta có cách nào? + Cách nào hữu ích nhất cho người LĐ? - HS: Nghiên cứu trả lời - GV: Theo em cơ khí có vai trò gì trong đs và sx? - HS: Dựa vào vd và sgk để trả lời HĐ2.Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí quanh ta - GV: Em hãy nêu 1 số sản phẩm cơ khí mà gia đình em hoặc em đã gặp? - HS: Trả lời - GV: Cho học sinh qs hình 17.2 SGk và nêu câu hỏi: + Em hãy lấy 1 số ví dụ ứng với các sản phẩm của ngành cơ khí? + Trong gia đình em có những sp nào? HĐ3.Tìm hiểu quá trình gia công sản phẩm cơ khí. - GV: Dựa trên sơ đồ SGK hãy điền vào chỗ trống ( ) những cụm từ thích hợp. - HS: Trả lời. - GV: Quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí gồm những công đoạn chính nào? - HS: Trả lời. I. Vai trò của cơ khí. Tranh hình 17.1 - Nâng bằng tay, bằng đòn bẩy, bằng máy nâng. - Nâng bằng máy người công nhân dễ thực hiện và tốn ít công sức. - Vai trò của cơ khí trong sx và đời sống: (SGK) II. Sản phẩm cơ khí quanh ta. - 1 số sản phẩm cơ khí như: bu lông đai ốc, quạt điện, máy bơm nước - HS lấy ví dụ thực tế III. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào? - Rèn, dập à Dũa, khoan à Tán đinh à Nhiệt luyện. - Vật liệu cơ khí ( Kim loại, phi kim ) à Gia công cơ khí (Đúc, hàn, rèn, cắt gọt, NL) à Chi tiết à Lắp ráp àsản phẩm cơ khí. 4. Củng cố: - GV: Gọi 1 - 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK - GV: Cho học sinh lấy ví dụ thêm một số sản phẩm cơ khí mà chúng ta đã thấy. 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 18. Vật liệu cơ khí Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 18. vật liệu cơ khí I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến - Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí, tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được các vật liệu cơ khí vào đúng mục đích, yêu cầu kĩ thuật. - Tiết kiệm các vật liệu trong quá trình sản xuất. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống Trả lời: SGK trang 57 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến. - GV: Theo em có những loại vật liệu nào sử dụng trong ngành cơ khí? - HS: Trả lời - GV: Cho hs qs sơ đồ 18.1 và nêu câu hỏi + Vật liệu bằng kim loại được chia ra mấy loại + Nêu một số đồ dùng bằng kim loại em biết? - HS: Quan sát và trả lời - GV: gọi hs đọc phần I.1a sgk và nêu câu hỏi + Thành phần kim loại đen gồm gì? + Dựa vào đâu để người ta chia thành gang, thép? Nêu cụ thể thành phần của gang, thép? - GV: Cho học sinh kể tên những loại vật liệu làm ra các sản phẩm thông dụng - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Nêu câu hỏi + Có mấy loại gang? + Có mấy loại thép? - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Gọi 1-2 hs đọc phần I.1b và nêu câu hỏi + Kim loại mầu được sử dụng dưới dạng gì? + Nêu tính chất của kim loại mầu? + Nêu những kim loại màu chỉ yếu? + Nêu ứng dụng của kim loại màu - HS: Đọc và trả lời câu hỏi - GV: Bổ sung và cho hs làm bài tập trong sgk - HS: Chú ý làm bài - GV: Gọi 1-2 hs đọc phần I.2 và nêu câu hỏi + Nêu tính chất của phi kim loại? + Có những vật liệu phi kim nào? HS: Trả lời - GV: Cho hs đọc phần I.2a và nêu câu hỏi + Chất dẻo được hình thành từ đâu? + Chất dẻo được chia làm mấy loại? - HS: Trả lời. - GV: Nêu tính chất của cao su? kể tên 1 số sp - HS: Trả lời câu hỏi HĐ2.Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: - GV: Em hãy lấy VD về tính chất cơ học - HS: Lấy VD. - GV: Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng nhôm? - HS: Trả lời - GV: Em hãy lấy ví dụ về tính chất hoá học - HS: Lấy VD giáo viên nhận xét. - GV: Em hãy so sánh tính rèn của thép và tình rèn của nhôm? - HS: Trả lời I. Các vật liệu cơ khí phổ biến. - Vật liệu kim loại - Vật liệu phi kim loại 1.Vật liệu bằng kim loại. - VL kim loại gồm: KL đen và KL màu - VD: kim, day tóc bóng đèn, cánh quạt, vành xe đạp, khung xe đạp... a.Kim loại đen. - Thành phần gồm: Sắt và cacbon - Dựa vào tỉ lệ Cácbon và các nguyên tố tham gia thì có gang và thép. + Nếu tỷ lệ các bon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và < 2,14% là gang. + Tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn. - Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo. - Theo phân làm 2 loại: Thép cacbon và thép hợp kim. b. Kim loại màu. - SD dưới dạng hợp kim - TC: dẽ kéo dài, dát mòng, chống mài mòn chống ăn mòn cao, dẫn điện và nhiệt tốt, ít bị ô xi hoá trong môi trường. - VD: Đồng, nhôm và hợp kim của chúng. - Sử dụng chế tạo trong công nghiệp: Vật liệu dẫn điện, chi tiết máy .. 2.Vật liệu phi kim. - TC: Dẫn điện và nhiệt kém tuy nhiên dễ gia công, không bị o xi hoá, ít mài mòn - Vật liệu phi kim dùng trong cơ khí: chất dẻo, cao su. a. Chất dẻo. - Chất dẻo được hình thành từ các chất hữu cơ cao phân tử, dàu mỏ, than đá... - 2 loại: Chât dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn b. Cao su. SGK II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. 1.Tính chất cơ học. - Tính cứng, tính dẻo, tính bền - Thép cứng hơn nhôm, đồng dẻo hơn thép. 2.Tính chất vật lý. - Đồng dẫn điện tốt hơn thép và nhôm 3.Tính chất hoá học. - Kim loại dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối còn chất dẻo thì không 4.Tính chất công nghệ. - Tính đúc tính hàn, tính rèn, cắt gọt 4. Củng cố: - GV: Gọi 1 - 2 - HS đọc phần ghi nhớ SGK 5. Nhắc nhở: Chuẩn bị trước: Bài 19. Dụng cụ cơ khí Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 19. dụng cụ cơ khí I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cơ khí. - Biết được cộng dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến. 2. Kĩ năng: - Làm việc theo quy trình. - An toàn lao động trong quá trình gia công. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Một số dụng cụ cơ khí như: Thước là, kìm, tuavit ... 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Vật liệu cơ khí được chia làm mấy loại? Nêu 1 số ví dụ Trả lời: VLCK được chia làm 2 loại: Vật liệu kim loại và vật liệu phi KL VD: + Luỡi kéo, lưỡi cuốc, cánh quạt .. làm bằng VLKL + áo mưa, vỏ bút bi, vỏ ổ cắm làm bằng VL PKL 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra. - GV: Cho HS QS hình 20.1 và em hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình? HS: Trả lời - GV: Cho HS QS hình 20.2 và mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình? - HS: Trả lời - GV: Cho HS QS hình 20.2 em hãy nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng. - HS: Trả lời HĐ2. Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. - GV: Cho HS QS hình 20.4 và emm hãy nêu công dụng và cách sử dụng các dụng cụ trên. - HS: Trả lời HĐ3.Tìm hiểu các dụng cụ gia công. - GV: Cho học sinh quan sát hình 20.5. Em hãy nêu công dụng của từng dụng cụ gia công. - HS: Trả lời I. Dụng cụ đo và kiểm tra. 1.Thước đo chiều dài. a.Thước lá. - Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ. Dày 0,9 đến 1,5mm, rộng 10 đến 25 mm dài 150 đến 1000mm. b.Thước cặp. - Chế tạo bằng thép ( inox ) không gỉ có độ chính xác cao ( 0,1 đến 0,05 mm ). - Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ với kích thước không lớn lắm. c. Thước đo góc. - SGK. II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt. - Mỏ lết và cờlê dùng tháo lắp chi tiết bu lông đai ốc - Tuavít dùng tháo lắp các vít sẻ rãnh - Êtô dùng để kẹp chi tiết gia công - Kìm để tháo lắp hoặc kẹp chi tiết nhỏ III. Dụng cụ gia công. - Búa dùng để gò hoặc đóng - Cưa dùng cắt kim loại - Đục dùng để cắt đứt kim loại - Dũa dùng để gia công bề mặt chi tiết 4. Củng cố: - GV: Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - GV: Đặt câu hỏi tổng kết. - Trong thực tế em đã thấy người ta cưa và đục kim loại ở đâu? trong trường hợp nào? 5. Nhắc nhở: Chuẩn bị trước: Bài 20+21. Cưa và đục kim loại Dũa và khoan kim loại Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 21. cưa và đục kim loại Bài 22. dũa và khoan kim loại I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến. - Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục kim loại. 2. Kĩ năng: - Biết các thao tác đơn giản cưa và đục dũa, khoan kim loại - Làm việc theo quy trình. An toàn lao động trong quá trình gia công. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Một số dụng cụ cơ khí như: cưa, khoan ... 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu cấu tạo của thước cặp và ứng dụng của thước cặp? Trả lời: SGK trang 68 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu KT cắt kim loại bằng cưa tay. - GV: Cho hs qs hình 21.1a và nêu câu hỏi. + Cắt kim loại bằng cưa tay là gì? + Tác dụng của việc cưa kim loại? + Nêu cấu tạo của cưa tay? - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Nêu phần chuẩn bị khi cưa và nhớ nhắc an toàn khi cưa kim loại. - HS: QS và lắng nghe lời giáo viên - GV: Cho học sinh quan sát hình 21.2 em hãy mô tả tư thế và thao tác cưa - HS: Trả lời - GV: Để an toàn khi cưa, phải thực hiện các quy định nào? - HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu khoan kim loại. - GV: Khoan kim loại là gi? - HS: Trả lời - GV: Cho HS QS hình 22.3 và nêu câu hỏi + Nêu cấu tạo của mũi khoan. + Mũi khoan được làm bằng gì? - HS: QS và trả lời câu hỏi - GV: Có những loại máy khoan nào? Cấu tạo của từng máy khoan ra sao? - HS: Trả lời. - GV: Cho 1-2 hs đọc phần kỹ thuật khoan - HS: Đọc bài - GV: Cho 1-2 hs đọc phần an toàn khi khoan - HS: Đọc bài Bài 21. Cưa và đục kim loại I. Cắt kim loại bằng cưa tay 1. Khái niệm. - Cưa là pp gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động để cắt vật liệu. - Td: Cắt KL thành tưng phần, cắt phần thừa hay làm rãnh. - Cấu tạo: Khung cưa, vít điều chình, chốt, lưỡi cưa, tay nắm. 2. Kỹ thuật cưa. a. Chuẩn bị. SGK b. Tư thế đứng và thao tác cưa. SGK 3. An toàn khi cưa. - Kẹp vật cưa phải đủ chặt. - Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. - Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân. - Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt. Bài 22. dũa và khoan kl II. Khoan Khoan là phương pháp gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn 1.Mũi khoan. - Cấu tạo: Phần cắt, phần dẫn hướng, phần đuôi. -Mũi khoan được làm bằng thép C dụng cụ và được tôi cứng lưỡi cắt hoặc mạ crom 2.Máy khoan. - Máy khoan tay, máy khoan máy - Cấu tạo máy khoan điện + Động cơ điện + Hệ thống điều + Bộ phận truyền động + Phần hướng dẫn bệ máy. 3. Kỹ thuật khoan. 4. An toàn khi khoan. 4.Củng cố. - GV: Cho một vài học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - GV: Nhắc nhở an toàn khi sử dụng các dụng cụ cơ khí 5. Nhắc nhở: Chuẩn bị trước: Bài 23. Thực hành: Đo và vạch dấu Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 23.thực hành đo và vạch dấu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước. - Biết cách sử dụng mũi vạch, thước, chấm dấu để vạch trên mặt phẳng. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được các loại dụng cụ đo và vạch dấu đúng yêu cầu kĩ thuật - Đọc được kích thước bằng thước cặp và thước lá 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Thước, compa, mũi vạch, búa, thước cặp 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: KT trong quá trình dạy 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn ban đầu - GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành - GV: Phân công tiết thực hành - HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn - GV: Nêu nội dung thực hành tìm hiểu cách đo bằng thước lá, thước cặp, vạch dấu. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ - GV: Cho học sinh qs thước cặp và nêu câu hỏi + Nêu cấu tạo của thước cặp, thước lá + Nêu công dụng của thước cặp thước lá - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Cho 1-2 hs đọc phần đo thước cặp và nêu cách đo cho học sinh quan sát - HS: QS và lắng nghe. - GV: Chú ý học sinh tránh làm rơi vít hãm và làm mẻ các mỏ cặp - GV: Cho học sinh đọc phẩn 2 và nêu câu hỏi + Vạch dấu là gì? + Dụng cụ dùng để vạch dấu là gì? - HS: Đọc và trả lời câu hỏi - GV: Cho hs qs hình 23.3 và 23.4 và hỏi: + Lấy dấu bao gồm những quy trình nào? + Tại sao phải bôi vôi hay màu lên phôi? - HS: Trả lời câu hỏi - GV: NX và hướng dẫn cách vạch dấu - GV: Hướng dẫn học sinh báo cáo theo mẫu - HS: Làm mẫu báo cáo ra tờ giấy HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên - GV: Cho hs thực hành và quan sát nhắc nhở học sinh khi làm bài - GV: Uốn nắn học sinh làm bài - HS: Làm bài theo hướng dẫn, trật tự I. Chuẩn bị: SGK II. Nội dung và trình tự thực hành. 1.Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước kẹp. - SGK - Kết quả đo là: Số chỉ của thang đo độ chính + Số chỉ của du xích 2. Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng. - Vạch dấu xác định danh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư. - Bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. - Quy trình: (SGK) - Bôi vôi là để nhìn rõ nét vạch trên bề mặt chi tiết hay phôi III. Báo cáo thực hành SGK IV. Thực hành - Làm theo trình tự các bước - Mỗi nhóm một bài 4. Củng cố: - GV: Thu bài và nhận xét một số bài tiêu biểu - GV: Gọi 1 số học sinh lên đo kích thước bằng thước cặp 5. Nhắc nhở: - Chuẩn bị trước: Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_17_vai_tro_cua_co_khi_trong_san.doc