Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương 1: Bản vẽ các khối hình học - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Vũ Quang Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật.

2. Kĩ năng:

- Quan sát và phân tích các hoạt động cũng như hiện tượng thực tế.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

 - Học ở trường, ở lớp và tự học.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số tranh minh hoạ.

2. Học sinh:

 Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.

III. Nội dung:

 1. Ổn định lớp: 8A

 8B

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có biết bao sản phẩm do bàn tay khối óc con người sáng tạo ra, từ chiếc đinh vít đến ô tô hay tàu vũ trụ đến các công trình kiến trúc, xây dựng .

 Vậy những sản phẩm đó được làm như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương 1: Bản vẽ các khối hình học - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Phần một: Vẽ kĩ thuật Chương I. Bản vẽ các khối hình học Bài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống. - Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật. 2. Kĩ năng: - Quan sát và phân tích các hoạt động cũng như hiện tượng thực tế. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. - Học ở trường, ở lớp và tự học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số tranh minh hoạ. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có biết bao sản phẩm do bàn tay khối óc con người sáng tạo ra, từ chiếc đinh vít đến ô tô hay tàu vũ trụ đến các công trình kiến trúc, xây dựng . Vậy những sản phẩm đó được làm như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối trong sản xuất và đời sống Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Cho học sinh quan sát hình1.1 sgk và nêu câu hỏi con người có thể truyền đạt thông tin bằng những phương tiện nào? - HS: Trả lời - GV: Thông qua hình vẽ ta có thể hiểu được thông tin mà người khác muốn truyền đạt. HĐ1. Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất. - GV: Cho hs đọc nội dung I (SGK) và nêu câu hỏi. - GV: Những sản phẩm như đinh vít, ô tô, tàu vũ trụ được tạo ra như thế nào? - HS: đọc bài và trả lời câu hỏi - GV: Nx và gợi ý thêm - GV: Theo em bản vẽ kĩ thuật thể hiện được những gì? - HS: đọc bài và trả lời câu hỏi - GV: Bản vẽ kĩ thuật dùng trong sản xuất có liên quan gì với thiết kế, thi công, trao đổi? - HS: trả lời câu hỏi. - GV: Nhấn mạnh “Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung trong ngành kĩ thuật”. HĐ2. Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống. - GV: Cho hs đọc nội dung II (SGK) và nêu câu hỏi. - GV: Cho hs quan sát hình 1.3 và nêu câu hỏi: + Muốn sử dụng hiệu quả đồ dùng điện ta phải làm như thế nào? + Muốn biết căn nhà có bao nhiêu phòng, vị trí đồ dùng ra sao cần căn cứ vào đâu? - HS: Trả lời câu hỏi: - GV: NX và nhấn mạnh: ” Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đồi và sử dụng ” HĐ3. Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật. - GV: Cho học sinh quan sát hình 1.4 sgk và nêu câu hỏi: + Bản vẽ có thể dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? + Nêu ví dụ bản vẽ dùng trong các ngành đó? - HS: QS và trả lời câu hỏi - GV: NX và nhấn mạnh: “ Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình” a. Tiếng nói ----- b. Chữ viết c. Cử chỉ ----- d. Hình vẽ. I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất - Các sản phẩm đó dựa vào các bản vẽ kĩ thuật do người thiết kết vẽ ra và được công nhân thực hiện. - Bản vẽ kĩ thuật thể hiện được: + Kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu. + Số lượng và chất lượng. - Thiết kế, thi công, trao đổi để tạo cho sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao nhất với mức chi phí nhỏ nhất. - KL: Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung trong ngành kĩ thuật. II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống. - Cần hiểu sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt và thiết bị dùng điều khiển đồ điện. - Cần biết cách đọc các bản vẽ liên quan đến căn nhà và vị trí các đồ dùng . KL: Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đồi và sử dụng III. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật. - Bản vẽ dùng trong lĩnh vực kt gồm: + Cơ khí: Máy cắt gọt, máy công cụ, nhà xưởng + Nông nghiệp: Các công trình thủy lợi, cơ sở chế biến + Xây dựng: Máy đào đất, máy ủi. + Điện lực: + Kiến trúc: + Quân sự: + Giao thông: Biển báo, đường giao thông. - KL: Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - GV: Nhấn mạnh vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống. 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 2: Hình chiếu - Tìm hiểu nội dung bài 2: + Dụng cụ cần thiết dùng trong vẽ kĩ thuật là gì? + Bản vẽ kĩ thuật được thể hiện trên các khổ giấy nào? Những nét vẽ nào cơ bản? Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 2. Hình chiếu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Hiểu được thế nào là hình chiếu. - Biết được các phép chiếu và hình chiếu trong bản vẽ kĩ thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. - Quan sát và phân tích được các kĩ năng trong quá trình vẽ. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. - Học ở trường, ở lớp và tự học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số tranh minh hoạ. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: - GV: Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? Nêu ví dụ? - HS: Trả lời 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trên bản vẽ kĩ thuật vật thể được thể hiện cả phần đằng trước và thể hiện cả phần khuất của vật thể mà ta không quan sát được. Vậy làm cách nào bản vẽ kĩ thuật lại thể hiện được hết vật thể đó? Đó là nội dung chính ta học trong bài hôm nay: Bài 2. Hình chiếu Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu - GV: Cho hs quan sát hình 2.1 sgk nêu tình huống: + Chúng ta sẽ thấy gì trên nền đất khi bóng đèn sáng chiếu vào biển báo? + Mặt phẳng chứa hình đó là gì? + Có nhận xét gì về AA’? - HS: Trả lời - GV: Trong bản vẽ kĩ thuật thể hiện là gì? - HS: Bản vẽ kt thể hiện là các hình chiếu của vật thể. HĐ2. Tìm hiểu các phép chiếu - GV: Cho hs quan sát hình 2.2 và đặt câu hỏi + H2.2a: Điểm O so với vật thể và hình chiếu thế nào? + H2.2b: Các tia chiếu AA’, BB’,CC’, DD’ so với nhau và so với mặt phẳng chiếu thì thế nào? + H2.2c: Các tia chiếu AA’, BB’,CC’, DD’ so với nhau và so với mặt phẳng chiếu thì thế nào? - HS: QS và trả lời - GV: Trong vẽ kĩ thuật chúng ta sử dụng chủ yếu vẽ các hình chiếu vuông góc HĐ3. Tìm hiểu các hình chiều vuông góc - GV: Cho hs quan sát hình 2.3 sgk và phân biệt các mặt phẳng hình chiếu? - HS: QS và phân biệt - GV: Cho hs quan sát hình 2.3 sgk và phân biệt các hình chiếu? - HS: QS và phân biệt HĐ4. Tìm hiểu vị trí các hình chiếu. - GV: Từ các hình chiếu và mp chiếu nêu vị trí các hình chiếu? - GS: Trả lời I. Hình chiếu - Thu được một hình mới gọi là hình chiếu - Mặt phẳng đó là mp chiếu hay là mặt phẳng hình chiếu - AA’ gọi là tia chiếu. II. Các phép chiếu - Điểm O ở giữa gọi là phép chiếu xuyên tâm. - AA’, BB’,CC’, DD’ song song với nhau và cắt mặt phẳng chiếu gọi là phép chiếu song song. - AA’, BB’,CC’, DD’ song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu gọi là phép chiếu vuông góc III. Hình chiếu vuông góc. 1. Các mặt phẳng chiếu. - Mặt phẳng chiếu đứng. - Mặt phẳng chiếu bằng. - Mặt phẳng chiếu cạnh 2. Các hình chiếu. - Hình chiếu đứng. - Hình chiếu bằng. - Hình chiếu cạnh IV. Vị trí các hình chiếu. - Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - GV: Giải thích thêm về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 4: Khối đa diện - Tìm hiểu nội dung bài 4: + Khối đa diện là gì? + Thế nào là hình hộp chữ nhật? Hình chiếu của hình hộp chữ nhật? + Thế nào là hình lăng trụ đều? Hình chiếu của hình lăng trụ đều? + Thế nào là hình chóp đều? Hình chiếu của hình chóp đều?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_1_ban_ve_cac_khoi_hinh_hoc_ba.doc