Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hằng

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được thế nào là hình chiếu

- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật

- Biết được các hình chiếu của một vật thể trong thực tế

II. CHUẨN BỊ :

+ Đối với giáo viên:

- Mô hình hình hộp như hình 2.3, 2.4 SGK

- Bảng phụ

+ Đối với học sinh:

- Một số hình hộp để quan sát

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số

Lớp 8A:

Lớp 8B:

Lớp 8C:

2.Kiểm tra bài cũ:

Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất. Cho ví dụ minh hoạ

3. Bài mới:

ĐVĐ: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài : “ Hình chiếu”.

 

doc129 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/08/2010 Ngày dạy: 22/08/2011 Phần một : vẽ kĩ thuật Chương I: bản vẽ các khối hình học Tiết 1 - BàI 1: vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống I. Mục tiêu: - Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật - Có thái độ nghiêm túc đối với môn học II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK Một số mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc xây dựng + Đối với học sinh: Mỗi tổ chuẩn bị một sản phẩm cơ khí Đọc trước bài 1 SGK III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp : Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: ĐVĐ: Em muốn diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt một thông tin thì có thể biểu diễn như thế nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bản vẽ kĩ thuật GV: Nhìn vào hình 1.1 hãy nói rõ ý nghĩa của từng hình vẽ GV: Nhìn vào hình vẽ ta có thể biết được nội dung của hình vẽ do vậy hình vẽ là phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp GV: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật ? Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất GV: Đưa mô hình ngôi nhà, lõi thép cho học sinh quan sát. ? Các sản phẩm và công trình trên muốn chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của nhà thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì ? ? Người công nhân khi chế tạo một sản phẩm hoặc xây dựng một công trình thì có thể căn cứ vào đâu ? Quan sát hình 1.2 SGK hãy nói mối liên quan đến bản vễ kĩ thuật? HS: Quan sát và trả lời Hoạt động 3:Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống HS: Quan sát ? Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì ta cần phải làm gì? HS: Quan sát và trả lời Hoạt động 4: Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật. GV: Phát phiếu học tập ND: Em hãy nêu một vài VD về các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kĩ thuật - Cơ khí, xây dựng, giao thông, nông nghiệp. I. Khái niệm bản vẽ kĩ thuật - Là các phương tiện giao tiếp dùng để truyền đạt thông tin trong đời sống và sản xuất. II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất Tất cả các sản phẩm, công trình kiến trúc đều được trình bày theo một quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật III. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi và sử dụng IV. Bản vẽ dùng chung trong các lĩnh vực kĩ thuật. Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình. Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống 4. Củng cố ? Tại sao bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống? 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 2 SGK -Mỗi tổ chuẩn bị mô hình một hình hộp chữ nhật Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn : 27/08/2011 Ngày dạy: 29/08/2011 Tiết 2 - Bài 2: hình chiếu I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là hình chiếu - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật - Biết được các hình chiếu của một vật thể trong thực tế II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: - Mô hình hình hộp như hình 2.3, 2.4 SGK - Bảng phụ + Đối với học sinh: - Một số hình hộp để quan sát III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp : Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: Lớp 8C: 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất. Cho ví dụ minh hoạ 3. Bài mới: ĐVĐ: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài : “ Hình chiếu”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1:Khái niệm về hình chiếu GV: Nêu tình huống khi trời nắng hoặc tối có ánh điện ta nhìn thấy bóng của mình ở dưới mặt đất HS: Kết hợp quan sát hình 2.1 SGK ? Em hãy chỉ ra đâu là mặt phẳng chiếu, tia chiếu, hình chiếu? HS: Quan sát và trả lời GV: Nhấn mạnh lại Hoạt động 2: Các phép chiếu GV: Cho học sinh quan sát tranh hình 2.2 đặt câu hỏi: ? Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c SGK HS: Thảo luận GV: Kết luận: đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau ? Cho ví dụ về các phép chiếu này trong tự nhiên? HS: Thảo luận và trả lời Hoạt động 3: Các hình chiếu vuông góc HS: Quan sát hình 2.3 và mô hình ba mặt phẳng chiếu ? Nêu vị trí của các mặt chiếu đối với vật thể? HS: Nghiên cứu và trả lời ? Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK và nghiên cứu trả lời. HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi GV: Cho HS quan sát mô hình Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu ? Hãy nêu vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh khi gập lại? HS: Tìm hiểu mô hình và thảo luận theo nhóm Các nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 ? Cho biết vị trí các hình chiếu được sắp xếp như thế nào? I. Khái niệm về hình chiếu Chiếu một vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu II. Các phép chiếu - Phép chiếu xuyên tâm (Hình 2.2a) - Phép chiếu song song (Hình 2.2b) - Phép chiếu vuông góc (Hình 2.2c) III. Các hình chiếu vuông góc 1. Các mặt phẳng chiếu - Mặt chính diện (Mặt phẳng chiếu đứng) - Mặt nằm ngang (Mặt phẳng chiếu bằng) - Mặt cạnh bên phải ( Mặt phẳng chiếu cạnh) 2. Các hình chiếu Hình chiếu sẽ tương ứng với hướng chiếu - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước - Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống - Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang IV. Vị trí các hình chiếu - Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ - Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới trùng với mặt phẳng chiếu đứng - Mặt phẳng chiếu đứng được mở sang phải trùng với mặt phẳng chiếu đứng. 4.Củng cố: ? Vì sao phải dùng hình chiếu để biểu diẽn vật thể? Nếu ta dùng một hình chiếu có thể biểu diễn được vật thể hay không? ? Hãy ghi tên gọi mặt phẳng chiếu, tên hình chiếu và hướng chiếu tương ứng với các mặt phẳng vào bảng sau : Mặt phẳng Mặt phẳng chiếu Hình chiếu Hướng chiếu Chính diện Nằm ngang Cạnh bên phải 5.Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn làm BT số 3 SGK - Đọc trước bài 4 SGK Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn : 04/09/2011 Ngày dạy: 06/09/2011 Tiết 3 - bài 4: Bản vẽ các khối đa diện I. Mục tiêu: - Nhận diện được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. - Đọc được bản vẽ vật thể có hình dạng hình hộp CN, lăng trụ đều, hình chóp đều - Có ý thức trong giờ học và tìm tòi nhận dạng vật thể trong cuộc sống II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: Tranh vẽ hoặc mô hình vật thể một số mặt phẳng, vật thật + Đối với học sinh: Mỗi tổ chuẩn bị một mẫu vật : Hộp phấn, hộp bút III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp : Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới: ĐVĐ: Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đềuChúng ta cùng đi nghiên cứu bài: “ Bản vẽ các khối đa diện “ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1:Khối đa diện GV: Cho HS quan sát hình 4.1 và mô hình HS: Quan sát và nghiên cứu ? Các khối hình học được bao bởi các hình gì? GV: Kết luận Hoạt động 2: Hình hộp chữ nhật GV: Cho HS quan sát hình 4.2 và kèm theo vật thật HS: Quan sát ? Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì? Các cạnh và các mặt của hình hộp có đặc điểm gì? HS: Hoạt động theo nhóm trả lời Các nhóm nhận xét chéo nhau GV: Kết luận như SGK GV: Yêu cầu H tham khảo nội dung câu hỏi SGK và trả lời HS: Quan sát trả lời GV: Kết luận GV: Gọi H lên bảng vẽ 3 hình chiếu Hoạt động 3:Hình lăng trụ đều GV: Yêu cầu H xem tranh và mô hình HS: Quan sát tranh ? Trả lời câu hỏi trong SGK HS: Nghiên cứu và trả lời GV: Kết luận Hoạt động 4:Hình chóp đều: GV Tương tự như phần hình chữ nhật HS tự trả lời, lập bản và ghi vào vở I. Khối đa diện Khối đa diện được bao bởi các hình đagiác II. Hình hộp chữ nhật 1.Thế nào là hình hộp chữ nhật Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật 2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật - Hình chiếu đứng có dạng hình chữ nhật, thể hiện chiều dài và chiều cao hình chữ nhật - Hình chiếu bằng là thể hiện chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật - Hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao III. Hình lăng trụ đều 1. Thế nào là hình lăng trụ đều Hình lăng trụ đều là hình bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều SGK trang 17 IV. Hình chóp đều 1.Thế nào là hình chóp đều 2.Hình chiếu của hình chóp đều 4. Củng cố: ? Dựa vào các phần đã học trên hãy cho biết các khối đa diện được xác định bằng kích thước nào? GV: Cho HS đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị đồ dùng bài 5 để thực hành Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn : 10/09/11 Ngày dạy:12/09/11 Tiết 4 - bài 3, 5 : bài tập thực hành : hình chiếu của vật thể bài tập thực hành : Đọc bản vẽ các khối đa diện I. Mục tiêu: - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện. - Phát huy trí tưởng tượng không gian của học sinh. - Có ý thức tìm hiểu trong thực tế các khối đa diện và ý thức,thói quen làm viợ̀c theo quy trỡnh tiết kiệm nguyờn liợ̀u , giữ vợ̀ sinh nơi thực hành gúp phõ̀n bảo vợ̀ mụi trường. II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: Mô hình vật thể A, B, C, D; Nội dung bài thực hành; Bảng phụ + Đối với học sinh: Thước kẻ, bút chì, compa, giấy A4 . III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp :Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2 Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: ĐVĐ: Để đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện, để từ đó hình thành kĩ năng đọc bản vẽ các khối đa diện và phát huy trí tưởng tượng không gian, hôm nay chúng ta sẽ học bài:........ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động1. Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành - Gọi một HS lên đọc nội dung bài thực hành - Giải thích các bước tiến hành: + Đọc kĩ nội dung bài thực hành và kẻ bảng 5.1 vào bài làm, sau đó đánh dấu (x) vào ô thích hợp của bảng. + Vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của một trong các vật thể A, B, C, D. Hoạt động 2. Cách làm báo cáo thực hành ( Báo cáo thực hành ). GV: Cho học sinh đọc phần nội dung SGK bài học. Nêu cách trình bày bài làm trên khổ A4 Hoạt động 3. Tổ chức thực hành Hướng dẫn HS làm bài và kiểm tra cách tiến hành thực hành bài tập. GV: Hướng dẫn vẽ - Kẻ khung cách mép giấy 10mm. - Tuỳ vào vật thể mà bố trí sao cho cân đối với tờ giấy. - Vẽ khung tên góc dưới phía bên phải bản vẽ. Hoạt động4. Tổng kết đánh giá bài thực hành: - GV nhận xét, đánh giá giờ làm bài tập thực hành: - GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. - GV thu bài về chấm, có thể chấm một số bài trước lớp để nhận xét kết quả - THBVMT : Hướng dẫn học sinh thu dọn vật liệu, dụng cụ, làm vệ sinh. I. Giai đoạn hướng dẫn ban đầu - Đọc nội dung bài thực hành và tìm hiểu các bước tiến hành thực hành - Ghi nội dung tiến hành thực hành vào vở Làm bài trên khổ A4 II. Nội dung: - SGK II. Giai đoạn thực hành Làm việc cá nhân theo sự hướng dẫn của GV - Bước1: Đọc nội dung - Bước 2: Nêu cách trình bày - Bước 3: - Vẽ lại hình chiếu 1,2 và 3 đúng vị trí của chúng trên bản vẽ. - Ta đặt hệ trục toạ độ vuông góc - Vẽ lại hình chiếu 1,2,3,4 Và vật thể A,B,C,D sao cho đúng vị trí của chúng trên bản vẽ. III. Giai đoạn kết thúc thực hành Học sinh chuẩn bị chu đáo đồ dùng thực hành, làm việc nghiêm túc Cách thực hiện 4.Củng cố GV nhận xét đánh giá chấm điểm một số bài HS vợ̀ sinh lớp học 5. Hướng dẫn về nhà: - GV dặn HS đọc trước bài 6 SGK - Mỗi tổ làm mô hình : Hình trụ , hình nón , hình cầu Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn: 19/09/2011 Ngày dạy: 21/09/2011 Tiết 5 - bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay I. Mục tiêu: - Nhận dạng các khối tròn xoay thường gặp: Hình trụ, hình nón và hình cầu - Đọc được bản vẽ vật thể có hình dạng hình trụ, hình nón và hình cầu - Rèn luyện kĩ năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nón và hình cầu - Có ý thức trong giờ học và tìm tòi nhận dạng vật thể trong cuộc sống II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: - Tranh vẽ hoặc mô hình vật thể một số khối tròn xoay: Hình trụ, hình nón và hình cầu - Bảng phụ + Đối với học sinh: - Mỗi tổ chuẩn bị một mẫu vật : ống hình trụ, chiếc nón, quả bóng - Đọc trước bài 6 SGK III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp : Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2. Kiểm tra bài cũ : Khụng 3. Bài mới : ĐVĐ: Khối tròn xoay là một khối hình học được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định( Trục quay ) của hình. Để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: Hình trụ, hình nón, hình cầu và để đọc được bản vẽ vật thể của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “ Bản vẽ các khối tròn xoay “ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Khối tròn xoay GV cho HS quan sát tranh và mô hình các khối tròn xoay sau đó đặt câu hỏi: HS quan sát mô hình GV đưa ra ? Các khối tròn xoay tên gọi là gì? Chúng được tạo thành như thế nào ? Hãy kể tên một số vật thể thường có dạng khối tròn Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu GV cho HS quan sát mô hình hình trụ ( Đặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng của mô hình ba mặt phẳng chiếu ). Chỉ ra các phương chiếu vuông góc: Chiếu từ trước tới, chiếu từ trên xuống, chiếu từ trái sang sau đó đặt câu hỏi: ? Em hãy nêu tên gọi các hình chiếu GV vẽ lần lượt các hình chiếu và bảng 6.1 SGK lên bảng, yêu cầu học sinh đối chiếu hình 6.3 SGK ? Mỗi hình chiếu có dạng như thế nào? thể hiện kích thước nào? GV cho HS quan sát mô hình hình nón ? Hãy nêu tên gọi các hình chiếu? Hình chiếu có dạng hình gì? Nó thể hiện kích thước nào của khối hình nón? Gọi HS lên bảng kẻ bảng 6.2 SGK và điền bảng HS quan sát mô hình GV đưa ra và nghe GV chỉ ra các phương chiếu GV cho HS quan sát mô hình hình cầu ? Hãy nêu tên gọi các hình chiếu? Hình chiếu có dạng hình gì? Nó thể hiện kích thước nào của khối hình cầu? Gọi HS đứng tại chỗ trả lời sau đó nhận xét và yêu cầu HS về nhà kẻ , điền bảng vào vở *Phần dạy bù tiết 1 GV giảng lại cho HS ?Thế nào là bản vẽ kĩ thuật GV nhận xét và đưa ra khái niệm 1.Khối tròn xoay Kết luận - Hình trụ: Khi quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ ( Hình 6.2a ) - Hình nón: Khi quay một tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón ( Hình 6.2b ) - Hình cầu: Khi quay một nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu ( Hình 6.2c ) -Cái nón, quả bóng II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu 1. Hình trụ Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng chữ nhật d, h Bằng Tròn d Cạnh Chữ nhật d, h 2. Hình nón Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tam giác d, h Bằng Tam giác d Cạnh Tròn d, h 3. Hình cầu Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tròn d Bằng Tròn d Cạnh Tròn d Chú ý: Thường dùng 2 hình chiếu để biểu diễn khối trồn xoay , moọt hình chiếu thể hiện mặt bên vá chiều cao , 1 hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy * Khái niệm bản vẽ kĩ thuật Bản vẽ kĩ thuật là bản vẽ trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. 4. Củng cố : ? Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu và gồm những hình chiếu nào? Để xác định khối tròn xoay cần có các kích thước nào? - HS thảo luận - GV rút ra kết luận: Thường dùng 2 hình chiếu để thể hiện khối tròn xoay( Một hình chiếu thể hiện đáy tròn. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao trục quay như phần chú ý của SGK ). Kích thước của hình trụ và hình nón là đường kính đáy, chiều cao, kích thước của hình cầu là đường kính của hình cầu. - ? GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn về nhà: + Trả lời câu hỏi, làm bài tập trong SBT + Đọc trước bài 7 chuẩn bị đồ dùng giờ sau thực hành Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn: 24/09/11 Ngày dạy: 27/09/11 Tiết 6 - bài 7: bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay I. Mục tiêu: - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay. - Phát huy trí tưởng tượng không gian của học sinh. - Có ý thức tìm hiểu trong thực tế các khối tròn xoay. -Có ý thức,thói quen làm viợ̀c theo quy trình kín nguyờn liợ̀u , giữ vợ̀ sinh nơi thực hành góp phõ̀n bảo vợ̀ mụi trường. II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: Mô hình vật thể A, B, C, D Nội dung bài thực hành Bảng phụ + Đối với học sinh: Thước kẻ, bút chì, compa, giấy A4 . III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp :Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Kt 15P: Câu1: Khối tròn xoay là gì ? Nêu cách tạo thành khối hình trụ ? Câu 2: Vẽ các hình chiếu của hình trụ có chiều cao là 5cm, đường kính đáy là 2 cm 3. Bài mới: ĐVĐ: Để đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng các khối tròn, để từ đó hình thành kĩ năng đọc bản vẽ các khối tròn và phát huy trí tưởng tượng không gian, hôm nay chúng ta sẽ học bài: “ Đọc bản vẽ các khối tròn xoay “. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1. Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành Gọi một HS lên đọc nội dung bài thực hành Giải thích các bước tiến hành: + Đọc kĩ nội dung bài thực hành và kẻ bảng 7.1 vào bài làm, sau đó đánh dấu (x) vào ô thích hợp của bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể + Phân tích vật thể bằng cách đánh dấu ( x) vào bảng 7.2. Căn cứ vào phần chuẩn bị nội dung bài 7 Hoạt động 2. Cách làm báo cáo thực hành GV treo bảng phụ hình 7.2 các vật thể Nêu cách trình bày bài làm trên khổ A4 Hoạt động 3. Tổ chức thực hành Hướng dẫn HS làm bài và kiểm tra cách tiến hành thực hành bài tập của HS Hoạt động 4. Tổng kết đánh giá bài thực hành: - GV nhận xét, đánh giá giờ làm bài tập thực hành: - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học => THBVMT : Hướng dẫn học sinh thu dọn vật liệu, dụng cụ, làm vệ sinh. I. Giai đoạn hướng dẫn chuẩn bị - Đọc nội dung bài thực hành và tìm hiểu các bước tiến hành thực hành - Ghi nội dung tiến hành thực hành vào vở Làm bài trên khổ A4 Làm việc cá nhân theo sự hướng dẫn của GV II. Giai đoạn tổ chức thực hành III. Giai đoạn kết thúc thực hành HS chuẩn bị chu đáo đồ dùng thực hành, làm việc nghiêm túc 4. Củng cố - GV thu bài về chấm, có thể chấm một số bài trước lớp để nhận xét kết quả 5. Hướng dẫn về nhà: - GV dặn HS đọc trước bài 8 SGK - Mỗi tổ làm mô hình: Quả cam, ống lót. Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn : 01/10/10 Ngày giảng : 03/10/10 Chương ii: bản vẽ kĩ thuật Tiết 7 - bàI 8 : Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật - hình cắt I. Mục tiêu: - Biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt - Nhận dạng vật thể dưới hình thức mặt phẳng cắt II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: Tranh vẽ hoặc mô hình vật thể ( quả cam. ống lót) Một miếng nhựa trong Bảng phụ bản vẽ ống lót hình 9.1 SGK Sơ đồ hình 9.1 SGK + Đối với học sinh: Mỗi tổ chuẩn bị một mẫu vật : ống lót, quả cam Đọc trước bài 8 SGK III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp :Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất ? GV: Gọi HS trả lời dưới lớp sau đó nhắc lại để ghi nhớ cho các em 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động : Tìm hiểu khái niệm về hình cắt ? Khi học về động vật, thực vật muốn thấy cấu tạo bên trong ta làm như thế nào? Nhấn mạnh: Để diễn tả các kết cấu bên trong bị che khuất của vật thể ( lỗ, rãnh của chi tiết máy) trên bản vẽ kĩ thuật cần phải dùng phương pháp cắt Đưa vật thể (quả cam bị cắt làm đôi) cho HS quan sát và trình bày quá trình vẽ hình cắt thông qua vật mẫu ống lót bị cắt đôi và hình 8.2 SGK ? Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làm gì? Vật thể ống lót I. Khái niệm về hình cắt Muốn thấy được cấu tạo bên trong ta phải mổ hoặc bổ ra Quan sát vật thể và hình vẽ GV đưa ra Khi vẽ hình cắt, vật thể được xem như bị mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt thành 2 phần: Phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt được chiếu lên mặt phẳng chiếu để được hình cắt Kết luận: - Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt khi giả sử cắt vật thể bằng mặt phẳng cắt tưởng tượng - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể, phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch( H8.2d ) 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ SGK - Nếu dùng mặt phẳng cắt cắt đôi một vật thể có dạng hình chữ nhật, vậy hình cắt sẽ có hình dạng như thế nào? 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 9 Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn : 08/10/11 Ngày giảng : 11/10/11 Tiết 8 - bài 9 : Bản vẽ chi tiết I. Mục tiêu: - Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết - Biết được cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản - Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật nói chung và bản vẽ chi tiết nói riêng II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên: Bảng phụ bản vẽ ống lót hình 9.1 SGK Sơ đồ hình 9.1 SGK + Đối với học sinh: Mỗi tổ chuẩn bị giấy A4, thước kẻ, Đọc trước bài 9 SGK III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức lớp : Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hình cắt ? Hình cắt dùng để làm gì ? GV: Gọi HS trả lời dưới lớp sau đó nhắc lại để ghi nhớ cho các em 3. Bài mới: Hoạt động1 : Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết GV: Cho HS quan sát bản vẽ ống lót ? Giả sử là một công nhân có nhiệm vụ sản xuất ra chiếc ống lót, em phải nắm được, hiểu được những thông tin cần thiết từ bản vẽ này. VD: Xe đạp với các chi tiết xăm, lốp,trục Giới thiệu ống lót, bản vẽ ống lót HS: Đọc SGK Quan sát hình 9.1 Nêu các nội dung của bản vẽ chi tiết ? Hình biểu diễn gồm những hình nào ( Hình chiếu, hình cắt ) ? Tác dụng của hình biểu diễn ? Bên trong ống lót là gì? ? Bên ngoài hình dạng ra sao ( Bên trong : Hình trụ vì hình chiếu đứng là HCN; hình chiếu cạnh là hình tròn ). HS: Quan sát hình 9.1 Nêu các kích thước ? Tại sao cần phải ghi kích thước Chú ý: Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thực của sản phẩm. GV: Giải thích việc căn cứ vào số ghi kích thước trên bản vẽ để chế tạo, kiểm tra sản phẩm. HS: Quan sát hình 9.1 - Giải thích việc làm tù cạnh và mạ kẽm HS: Quan sát hình 9.1 - Xác định khung tên ? Nêu các nội dung trong khung tên ? Tên gọi chi tiết máy ( ống lót ) ? Vật liệu ( Thép ) ? Tỉ lệ ( 1:1 ) ? Kí hiệu bản vẽ ( 9.01 ) ? Cơ sở thiết kế ( Nhà máy cơ khí Hà Nội ) b. Tìm hiểu phần II GV: Treo bảng 9.1 phóng to HS: Nêu trình tự đọc; Nội dung cần hiểu Quan sát hình 9.1, đọc theo trình tự. I. Nội dung của bản vẽ chi tiết a. Hình biểu diễn Biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót b. Kích thước: Gồm: - Đường kính ngoài - Đường kính trong - Chiều dài Cần thiết kế, chế tạo và kiểm tra ống lót c. Yêu cầu kĩ thuật: làm tù cạnh và mạ kẽm Chỉ dẫn gia công, xử lí bề mặt vv d. Khung tên: Gồm: Tên gọi chi tiết máy Vật liệu Tỉ lệ Kí hiệu bản vẽ Cơ sơ thiết kế II. Đọc bản vẽ chi tiết Trình tự: 1.Khung tên 2.Hình biểu diễn 3. Kích thước 4. Yêu cầu kĩ thuật Tổng hợp 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ SGK - Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 11 Ngày.... tháng.... năm....... Tụ̉ chuyờn mụn kí duyợ̀t: Ngày soạn : 15/10/11 Ngày giảng : 17/10/11 Tiết 9 - bài 11 : Biểu diễn ren I. Mục tiêu: - Học sinh nhận dạng được hình biểu diễn ren trên bản vẽ chi tiết - Biết được quy ước vẽ ren - Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích hình vẽ II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên Vật mẫu: Đèn sợi đốt xoáy, đui xoay, vít, bu lông, đai ốc vv Tranh vẽ phóng to hình 11.3; 11.4; 11.5; 11.6 SGK + Đối với học sinh -Sưu tầm mẫu vật III. Tiến trình bài học 1. ổn định lớp : Sĩ sụ́ Lớp 8A: Lớp 8B: 2 . Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm của bản vẽ kĩ thuật? Trình tự đọc của bản vẽ chi tiết? 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết có ren + 1 HS kể tên chi tiết, nêu công dụng - Nhận xét sự thuận lợi của việc ghép nối bằng ren Hoạt động 2: Tìm hiểu quy ước vẽ ren ? Tại sao phải quy ước vẽ ren HS: Xác định ren ngoài trên mẫu vật ? Ren như thế nào được gọi là ren ngoài Đọc yêu cầu tìm hiểu của phần 1 GV: - Treo tranh vẽ hình 11.2 và 11.3 Giới thiệu: + Ren – hình biểu diễn ren +

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_bui_thi_hang.doc