Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương 1: Bản vẽ các khối hình học - Bài 1+2

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

· Hiểu được thế nào là hình chiếu.

· Nhận biết được các hình chiếu ở trên bản vẽ.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY

· Tìm các ví dụ minh hoạ về hình chiếu

· Phóng to các hình 2.1, 2.2 , 2.3 , 2.4, 2.5

· Mô hình hình 2.3 , 2.6

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1/. Ổn định lớp :

 2/ Kiểm tra : - Vai trò của bản vẽ trong đời sống ?

 - Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất ?

 3/. Giới thiệu bài :

 Để thể hiện hình dạng của vật thể lên mặt phẳng tờ giấy vẽ ta dùng phương pháp hình chiếu. Các em có thể hình dung bóng của mình in trên mặt đường khi mỗi trưa đi học về hoặc bóng của một vật dưới ánh sáng đèn. Hình bóng đó được gọi là hình chiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương 1: Bản vẽ các khối hình học - Bài 1+2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC Tuần: 01 Ngày dạy: Tiết: 01 BÀI 1 : VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống. Có nhận thức đúng với việc học tập môn vẽ kĩ thuật B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY : Các tranh vẽ hình 1.1 ; 1.2 ;1.3 SGK Tranh Cầu Mỹ Thuận, các công trình kiến trúc, Sơ đồ điện, bảng hướng dẫn . . . C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1 . ổn định lớp : 2. Giới thiệu bài : Quan sát hình 1.1 Em hãy cho biết trong đời sống hàng ngày chúng ta thường dùng những phương tiện gì để trao đổi thông tin với nhau ? Như vậy, Hình vẽ cũng là một phương tiện thông tin và dùng trong lĩnh vực nào ? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. 3 . Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG I . Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất : 1. Treo tranh Cầu Mỹ Thuận lên bảng và hỏi Các em có biết tranh vẽ gì không ? Giảng giải thêm về quá trình hình thành và xây dựng Cầu Mỹ Thuận để từ đó giúp học sinh làm bài tập 1 trong vở Gọi 1 học sinh lên bảng, còn lại làm trong tập và cho nhận xét 2. Bản vẽ được hình thành trong giai đoạn nào ? 3. Trong sản xuất bản vẽ dùng để làm gì ? II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống 1. Khi vào một toà nhà làm sao em có thể nhanh chóng tìm được phòng mình cần đến ? 2. Khi muốn lắp một mạch điện em căn cứ vào đâu ? 3. Em có thể nêu những ví dụ thực tế khác ? 4. Vậy vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống là gì ? III. Bản vẽ kĩ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kĩ thuật : 1. Bằng những từ gợi ý cho trước em hãy điền vào chổ trống tương ứng của bài tập 2 trong vở Gọi học sinh làm bài và cho nhận xét 2. Vậy em có kết luận gì ? 3. Bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng gì ? 4. Trong Trường phổ thông học vẽ kĩ thuật nhằm mục đích gì ? 1. Quan sát và trả lời : Đó là cầu Mỹ Thuận Nghe giải thích và liên hệ hình 1.2 để điền từ vào bài tập : Thiết kế – Chế tạo – lắp ráp – Sữa chữa – Kiểm tra 2. Trong giai đoạn thiết kế 3. Chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và kiểm tra 1. Căn cứ vào sơ đồ hướng dẫn 2. Căn cứ vào sơ đồ chỉ dẫn 3. Sơ đồ lắp đặt, sử dụng Tivi, tủ lạnh . . . 4. Giúp con người sử dụng thiết bị đạt hiệu quả và an toàn 1. Cơ khí : Bản vẽ máy cưa, . Điện lực : sơ đồ đường dây điện Kiến trúc : sơ đồ qui họạch, . Quân sự : bia tập bắn, . . . Giao thông : Các biển báo hiệu, . Xây dựng : Bản vẽ ngôi nhà, Nông nghiệp : Bảng chỉ dẫn phòng trừ sâu bệnh . . 2. Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ riêng của ngành mình 3. Vẽ bằng tay, dụng cụ vẽ, máy vi tính 4. Hiểu được bản vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống đồng thời tạo điều kiện học tốt các môn học khác I . Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất : Dùng để chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và kiểm tra II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống Giúp con người sử dụng thiết bị đạt hiệu quả và an toàn III. Bản vẽ kĩ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kĩ thuật : Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ riêng của ngành mình và được vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc bằng máy vi tính Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống đồng thời tạo điều kiện học tốt các môn học khác 4. Củng cố: - Bản vẽ kĩ thuật là gì ? - Vì sao chúng ta phải học môn Vẽ kĩ thuật ? 5. Dặn dò : - Trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc trước Bài 2 : Hình chiếu D. RÚT KINH NHGIỆM: Tuần: 01 Ngày dạy: Tiết: 02 Bài 2 : HÌNH CHIẾU MỤC TIÊU BÀI HỌC Hiểu được thế nào là hình chiếu. Nhận biết được các hình chiếu ở trên bản vẽ. CHUẨN BỊ BÀI DẠY Tìm các ví dụ minh hoạ về hình chiếu Phóng to các hình 2.1, 2.2 , 2.3 , 2.4, 2.5 Mô hình hình 2.3 , 2.6 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/. Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra : - Vai trò của bản vẽ trong đời sống ? - Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất ? 3/. Giới thiệu bài : Để thể hiện hình dạng của vật thể lên mặt phẳng tờ giấy vẽ ta dùng phương pháp hình chiếu. Các em có thể hình dung bóng của mình in trên mặt đường khi mỗi trưa đi học về hoặc bóng của một vật dưới ánh sáng đèn. Hình bóng đó được gọi là hình chiếu. 4/ . Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG I.KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU : 1. Dùng một hình hộp chữ nhật gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi Hình chiếu là gì ? 2. Treo tranh 2.1 lên bảng và hỏi A’ gọi là gì của A ? C D 3. Cách vẽ hình chiếu của vật thể ? A’ B B’ D’ A Quan sát hình 2.2 và điền vào bảng III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Dùng mô hình chỉ rõ vị trí các mặt phắng chiếu và gọi học sinh gọi tên các mp chiếu P3 P1 P2 IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU TRÊN BẢN VE Để thể hiện các hình chiếu trên bản vẽ ta xoay P2 và P3 nằm cùng mp P1 P2 P3 P1 Quan sát và xác định được : Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát A’ là hình chiếu của A Ta vẽ hình chiếu của các điểm thuộc vật thể đó . Phép chiếu Đặc điểm tia chiếu 1. Xuyên tâm Xuất phát từ một điểm 2. Song song song song với nhau 3. Vuông góc Vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P1 : mp chiếu đứng P2 : mp chiếu bằng P3 : mp chiếu cạnh Trên P1 : Hình chiếu đứng thể hiện chiều dài và chiều cao vật thể. Trên P2 : Hình chiếu bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng của vật thể Trên P3 : Hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao của vật thể I.KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU : Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát II. CÁC PHÉP CHIẾU Trong vẽ kĩ thuật ta dùng phép chiếu vuông góc III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC 1. Các mặt chiếu P1 : mp chiếu đứng P2 : mp chiếu bằng P3 : mp chiếu cạnh 2. Các hình chiếu : - Hình chiếu đứng - Hình chiếu bằng - Hình chiếu cạnh IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU TRÊN BẢN VẼ -Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng - Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng 5/ . Củng cố:: 1. Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? 2. Đặc điểm của các phép chiếu ? 3. Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào ? 6 / Dặn dò: 1. Học bài và làm bài tập trang 12 SGK 2. Chuẩn bị vở bài tập và đọc trước bài 4 D. RÚT KINH NHGIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_1_ban_ve_cac_khoi_hinh_hoc_ba.doc