I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm ciệc của đèn huỳnh quang.
- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
2. Kỹ năng
- Đọc được các số liệu kĩ thuật của đèn ống huỳnh quang
- Lắp đặt được các phần tử của đèn để đèn sáng.
3. Thái độ
HS tích cực, nghiêm túc và tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện trong giờ TH.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
*) Đối với cả lớp: Bộ đèn ống huỳnh quang đã lắp sẵn.
*) Đối với mỗi nhóm: - Băng dính cách điện.
- Dây dẫn điện 2 lõi, phích cắm điện.
- Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít.
- Đèn ống, chấn lưu, tắc te, bộ máng điện.
2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài TH.
- Mẫu báo cáo TH.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A: ./30. Vắng:
8B: ./34. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Như SGK
33 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương trình học kì 2 - La Văn Tài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 37 Bài 38-39. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – QUANG
ĐÈN SỢI ĐỐT - ĐÈN HUỲNH QUANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.
- Biết được cấu tạo va nguyên lý làm ciệc của đèn huỳnh quang.
- Biết được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn để chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong gia đình.
2. Kỹ năng
- Biết cách sử dụng đúng nguyên tắc của đèn sợi đốt.
- Biết cách sử dụng đúng nguyên tắc của đèn huỳnh quang.
3. Thái độ: HS tích cực, nghiêm túc và tự giác trong giờ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
*) Đối với cả lớp:
- Một bóng đèn sợi đốt.
- Một bóng đèn huỳnh quang.
- Một bóng đèn compắc.
- Bảng phụ bảng 39.1.
*) Đối với mỗi nhóm: 1 bóng đèn sợi đốt.
2. Học sinh
Đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./34. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phân loại đèn điện.
Gv: Y/c hs đọc nội dung thông tin SGK.
Hs: Đọc bài.
Gv: Tóm tắt, khái quát
Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn sợi đốt.
Gv: Cho hs quan sát bóng đèn sợi đốt và nêu tên các bộ phận của đèn.
Hs: Chỉ ra trên bóng đèn các bộ phận đó.
Gv: ? Sợi đốt, bóng thủy tinh có những đặc điểm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Y/c hs nêu nguyên lý làm làm việc của bóng đèn sợi đốt.
Hs: Trình bày.
Gv: Khắc sâu nội dung kiến thức.
Gv: - Nêu những đặc điểm của đèn sợi đốt.
- ? Vì sao đèn sợi đốt lại có hiệu suất thấp, tuổi thọ thấp?
Hs: Trả lời.
Gv: - Nhận xét.
- Y/c hs nêu các số liệu ghi trên đèn.
Hs: Nêu và giải thích.
Gv: Y/c hs lấy VD về những nơi sử sụng đèn sợi đốt.
Hs: Lấy VD.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đèn ống huỳnh quang.
Gv: Cho hs quan sát bóng đèn huỳnh quang và nêu tên các bộ phận của đèn.
Hs: Chỉ ra trên bóng đèn các bộ phận đó.
Gv: ? ống thủy tinh, lớp bột huỳnh quang, điện cực có những đặc điểm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Y/c hs nêu nguyên lý làm làm việc của bóng đèn huỳnh quang.
Hs: Trình bày.
Gv: - Khắc sâu nội dung kiến thức.
- Nêu những đặc điểm của đèn huỳnh quang.
Hs: Nhận biết.
Gv: Y/c hs nêu số liệu kĩ thuật ghi trên bóng đèn huỳnh quang. Lấy VD đèn huỳnh quang được sử dụng ở đâu.
Hs: Trình bày.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đèn compắc.
Gv: Cho hs quan sát đèn compắc huỳnh quang và giới thiệu.
Hs: Quan sát và nhận biết.
Hoạt động 5: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Gv: - Treo bảng phụ bảng 39.1
- Y/c hs lên bảng điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Hs: Thực hiện.
Gv: Hướng dẫn hs thảo luận trước lớp để có câu trả lời đúng.
Hs: Thảo luận.
I. Phân loại đèn điện.
Dựa vào nguyên lý làm việc:
- Đèn sợi đốt.
- Đèn huỳnh quang.
- Đèn phóng điện.
II. Đèn sợi đốt.
1. Cấu tạo.
a) Sợi đốt: là dây KL có dạng xoắn, thường làm bằng vônfram.
b) Bóng thủy tinh: Làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.
c) Đuôi đèn: Được làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm.
Có 2 loại đuôi đèn: đuôi xoắn, đuôi cài.
2. Nguyên lý làm việc.
Khi đóng điện dđ chạy trong dây tóc bóng đèn làm dây tóc bóng đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng.
3. Đặc điểm của đèn sợi đốt.
- Đèn phát ra as liên tục.
- Hiệu suất phát quang thấp (45%)
- Tuổi thọ thấp (khoảng 1000giờ).
4. Số liệu kĩ thuật.
- Điện áp định mức: 127V, 220V.
- Công suất định mức: 40W, 75W,..
5. Sử dụng.
Để chiếu sáng ở 1 số nơi.
III. Đèn ống huỳnh quang.
1. Cấu tạo.
a) ống thủy tinh: Có nhiều loại, 0,3m; 1,6m; 1,2m. Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang (chủ yếu là phốt pho).
b) Điện cực: ở 2 đầu ống thủy tinh, được làm bằng vônfram tráng 1 lớp bari ôxít để phát ra điện từ.
2. Nguyên lý làm việc.
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống, phát ra ánh sáng.
3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.
- Hiện tượng nhấp nháy: Chỉ xảy ra với dđ có tần số 50Hz.
- Hiệu suất phát quang: 20 25%
- Tuổi thọ: 8000giờ.
- Mồi phóng điện: dùng chấn lưu.
4. Số liệu kĩ thuật.
- Điện áp định mức.
- Công suất định mức.
5. Sử dụng: Dùng để thắp sáng.
IV. Đèn compăc huỳnh quang.
Có cấu tạo và nguyên lý làm việc giống đèn huỳnh quang.
Nhưng kích thước nhỏ gọn và rễ sử dụng hơn.
V. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1)
2)
1)
2)
Đèn huỳnh quang
1)
2)
1)
2)
4. Củng cố - luyện tập.
Gv: - Y/c hs nhắc lại nội dung bài đã học.
- Khái quát lại.
- Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ (tr 136- 139/SGK).
5. Hướng dẫn, nhận xét, đánh giá giờ học.
Gv: - Y/c về nhà: + Trả lời câu hỏi sau bài.
+ Đọc trước nội dung bài 40 và chuẩn bị báo cáo TH.
- Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học.
- Đánh giá giờ học.
******************************************************************
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 38 Bài 40. Thực hành ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm ciệc của đèn huỳnh quang.
- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
2. Kỹ năng
- Đọc được các số liệu kĩ thuật của đèn ống huỳnh quang
- Lắp đặt được các phần tử của đèn để đèn sáng.
3. Thái độ
HS tích cực, nghiêm túc và tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện trong giờ TH.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
*) Đối với cả lớp: Bộ đèn ống huỳnh quang đã lắp sẵn.
*) Đối với mỗi nhóm: - Băng dính cách điện.
- Dây dẫn điện 2 lõi, phích cắm điện.
- Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít.
- Đèn ống, chấn lưu, tắc te, bộ máng điện.
2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài TH.
- Mẫu báo cáo TH.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./34. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn chung.
Gv: Y/c đọc nội dung phần II.
Hs: Đọc bài.
Gv: Nhấn khái quát lại quá trình TH.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
Gv: Y/c hs đọc và giải thích các số liệu kĩ thuật có trên ống đèn. Sau đó ghi vào báo cáo TH.
Hs: Đọc số liệu kĩ thuật và ghi vào báo cáo.
Gv: Hướng dẫn hs quan sát, chỉ ra các bộ phận, chức năng của các bộ phận đó.
Hs: - Quan sát, tìm hiểu các bộ phận của đèn ống huỳnh quang.
- Ghi kết quả vào báo cáo.
Gv: Y/c hs quan sát hình 40.1 và mạch mắc sẵn để trả lời câu hỏi trong SGK.
Hs: Thực hiện.
Gv: Nhận xét
Hs: Vẽ sơ đồ cách mắc đèn huỳnh quang và báo cáo TH.
Gv: - Đóng điện của đèn đã mắc để hs quan sát sự phóng điện.
- Y/c hs ghi kết quả quan sát vào báo cáo.
Hs: Quan sát, ghi kết quả vào báo cáo.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá bài TH. Gv: Y/c 1 số hs trình bày kết quả TH.
Hs: Trình bày.
Gv: Hướng dẫn hs khác nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Thu báo cáo của hs, dụng cụ TH.
I. Nội dung và trình tự thực hành.
1. Đọc và ghi số liệu kĩ thuật.
2. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang.
3. Vẽ sơ đồ mạch điện.
4. Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng.
II. Thực hành.
IV. Nhận xét
4. Củng cố - luyện tập
Gv: - Nhắc lại những chú ý khi TH.
5. Hướng dẫn, nhận xét, đánh giá giờ học.
Gv: - Y/c về nhà: Đọc trước nội dung bài 41.
- Nhận xét quá trình thực hành của lớp trong giờ học.
- Đánh giá giờ học.
******************************************************************
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 39 Bài 41. ĐỒ DÙNG ĐIỆN - NHIỆT: BÀN LÀ ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được nguyên lý làm việc đồ dùng loại điện - nhiệt.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc bàn là điện và các loại đồ dùng điện- nhiệt.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các loại đồ dùng điện – nhiệt.
- Biết cách sử dụng bàn là điện, và các đồ dùng loại điện – nhiệt.
3. Thái độ: HS tích cực, nghiêm túc và tích cực trong giờ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên. Đối với cả lớp: Một bàn là điện (nếu có).
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./34. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đồ dùng loại điện – nhiệt.
Gv: Y/c hs nêu những đồ dùng điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng trong gia đình.
Hs: Nêu được có bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
Gv: Y/c hs nêu tác dụng nhiệt của dòng điện. Sau đó kết luận về nguyên lý.
Hs: Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện.
Gv: Y/c hs trả lời câu hỏi trong SGK.
Hs: Trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét, rút ra câu trả lời đúng.
Hs: Nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng.
Gv: Y/c hs nêu được sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố.
Hs: Nêu công thức tính điện trở, từ đó nêu được sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố.
Gv: Cho hs đọc nội dung các y/c kĩ thuật của dây đốt nóng.
Hs: Đọc nội dung thông tin.
Gv: Kết luận các y/c kĩ thuật của dây đốt nóng như trong SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bàn là điện.
Gv: Cho hs quan sát bàn là điện kết hợp quan sát hình 41.1 và nêu cấu tạo của bàn là điện.
Hs: Quan sát và nêu cấu tạo của bàn là điện.
Gv: Y/c hs chỉ ra được các bộ phận đó trên bàn là điện.
Hs: Chỉ ra 2 bộ phận chính của bàn là điện.
Gv: ? Dây đốt nóng được cấu tạo như thế nào và để là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Y/c hs trả lời câu hỏi trong SGK.
Hs: Trả lời khoảng 10000C --> 11000C
Gv: Y/c hs đọc nội dung thông tin về vỏ bàn là điện.
Hs: Đọc nội dung thông tin.
Gv: Hướng dẫn hs nêu và chỉ ra được các bộ phận của vỏ bàn là điện.
Hs: Thực hiện theo hướng dẫn.
Gv: Y/c hs nêu nguyên lí làm việc của bàn là điện (dựa vào nguyên lí chung của đồ dùng loại điện nhiệt).
Hs: Nêu nguyên lí.
Gv: Hướng dẫn hs giải thích số liệu ghi trên bàn là.
Hs: Thực hiện theo hướng dẫn.
Gv: ? Cách sử dụng và bảo quản bàn là?
Hs: Trả lời.
Gv: Y/c hs nêu chú ý khi sử dụng bàn là điện.
Hs: Đọc bài.
Gv: Nhấn mạnh nội dung.
I. Đồ dùng loại điện – nhiệt.
1. Nguyên lí làm việc.
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
Năng lượng đầu vào của đồ dùng điện - nhiệt là điện năng.
Năng lượng đầu ra là nhiệt năng.
2. Dây đốt nóng.
a) Điện trở của dây đốt nóng.
đơn vị là Ôm, kí hiệu .
b) Các y/c kĩ thuật của dây đốt nóng.
- Làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn.
- Chịu được nhiệt độ cao.
II. Bàn là điện.
1. Cấu tạo.
Gồm 2 bộ phận chính:
- Dây đốt nóng.
- Vỏ.
a) Dây đốt nóng.
- Làm bằng hợp kim niken- crôm chịu được nhiệt độ cao.
- Dây đốt nóng dùng để tạo nhiệt độ cao.
b) Vỏ bàn là.
- Đế: Làm bắng gang hoặc hợp kim nhôm.
- Nắp: Làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt.
2. Nguyên lí làm việc.
Khi đóng điện dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
3. Số liệu kĩ thuật.
- Điện áp định mức: 127V, 220V.
- Công suất định mức: từ 300W -- > 1000W.
4. Sử dụng.
Tr 145/ SGK.
4. Củng cố - luyện tập.
Gv: - Y/c hs nhắc lại nội dung bài đã học.
- Khái quát lại.
5. Hướng dẫn, nhận xét, đánh giá giờ học.
Gv: - Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ (tr 145/SGK).
- Y/c về nhà: + Trả lời câu hỏi sau bài.
+ Đọc nội dung bài 42 và nội dung bài 44 để tiết sau học.
- Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học.
- Đánh giá giờ học.
.....................................................................................................................
******************************************************************
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 40 Bài 44. ĐỒ DÙNG ĐIỆN – CƠ: QUẠT ĐIỆN, MÁY BƠM NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của động cơ điện 1 pha.
- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được động cơ điện 1 pha.
- Sử dụng được quạt điện, máy bơm nước đúng cách.
3. Thái độ
HS tích cực, nghiêm túc và tích cực trong giờ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên. *) Đối với cả lớp: Một quạt điện.
*) Đối với mỗi nhóm: 1 mô hình động cơ điện loại nhỏ.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./34. Vắng:....
2. Kiểm tra bài cũ.
a) Câu hỏi: Em hãy kể tên 1 số đồ dùng loại điện – nhiệt? Nêu nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt?
b) Đáp án: Ghi nhớ: tr 145/SGK.
3. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện một pha.
Gv: Cho hs mỗi nhóm quan sát động cơ điện 1 pha và chỉ ra 2 bộ phận chính của động cơ điện 1 pha.
Hs: Quan sát theo nhóm và chỉ ra được 2 bộ phận chính của động cơ điện.
Gv: ? Stato, rôto được cấu tạo như thế nào? Từ vật liệu gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét và chỉ rõ từng bộ phận của stato và rôto.
Hs: Nhận xét.
Gv: - Khái quát lại nội dung.
- Y/c hs so sánh sự giống và khác nhau giữa stato và rôto.
Hs: So sánh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 pha.
Gv: ? Tác dụng từ của dđ được biểu hiện như thế nào?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: - Đưa ra nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 pha.
- Chỉ ra trên mô hình động cơ.
Hs: Trả lời câu hỏi trong SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và cách sử dụng.
Gv: Cho hs quan sát và chỉ rõ các số liệu ghi trên động cơ và giải thích.
Hs: Thực hiện theo y/c.
Gv: Y/c hs đọc cách sử dụng động cơ điện 1 pha và giải thích (có thể).
Hs: Đọc cách sử dụng và giải thích.
Hoạt động 4: Tìm hiểu quạt điện.
Gv: Cho hs quan sát chiếc quạt điện và nêu cấu tạo của quạt.
Hs: - Quan sát quạt và nêu cấu tạo của quạt.
- Chỉ rõ từng bộ phận của quạt điện.
Gv: Y/c hs dựa vào nguyên lí làm việc của động cơ điện để trình bày nguyên lí làm việc của quạt điện.
Hs: Trình bày nguyên lí.
Gv: Y/c hs trả lời câu hỏi trong SGK và kể tên các loại quạt điện.
Hs: Thực hiện theo y/c.
Gv: Y/c hs nêu cách sử dụng quạt điện.
Hs: Trả lời.
Gv: Đánh giá và nhấn mạnh nội dung.
Hoạt động 5: Tìm hiểu máy bơm.
Gv: Y/c hs nhận biết từ thực tế để nêu cấu tạo của máy bơm.
Hs: Trình bày.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét để rút ra kết luận.
Hs: Nhận xét.
Gv: Hướng dẫn hs giải thích sơ đồ khối của máy bơm nước để rút ra nguyên lí làm việc.
Hs: Giải thích sơ đồ khối của máy bơm nước.
Gv: Y/c hs đọc nội dung sử dụng máy bơm.
Hs: Đọc bài.
Gv: Khái quát cách sử dụng.
I. Động cơ điện một pha.
1. Cấu tạo.
a) Stato (phần đứng yên)
- Lõi thép: làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng.
- Dây cuốn: làm bằng dây điện từ, được đặt cách điện với lõi thép.
b) Rôto (phần quay)
- Lõi thép: làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối hình trụ, mặt ngoài có rẻ rãnh.
- Dây cuốn kiểu lồng sóc: gồm các thanh dẫn đặt trong các rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở 2 đầu.
2. Nguyên lý làm việc.
Khi đóng điện sẽ có dđ chạy trong dây quấn stato và dđ cảm ứng trong dây quấn rôto. Tác dụng từ của dđ làm cho rôto của động cơ quay.
3. Các số liệu kĩ thuật.
- Điện áp định mức: 127V, 220V.
- Công suất định mức: 20W -- > 300W.
4. Sử dụng.
Tr 152/SGK.
II. Quạt điện.
1. Cấu tạo.
- Động cơ điện 1 pha.
- Cánh quạt.
- Các bộ phận khác: lưới bảo vệ, núm điều khiển
2. Nguyên lý làm việc.
Tr 153/SGK.
3. Sử dụng.
Quạt phải quay nhẹ nhàng, đều, không bị rung, lắc, đảo
III. Máy bơm nước.
1. Cấu tạo.
- Động cơ điện.
- Phần bơm: rôto bơm gồm nhiều cánh quạt đặt trong buồng bơm.
2. Nguyên lý làm việc.
Khi đóng điện, động cơ điện quay làm cánh bơm quay sẽ hút nước vào buồng bơm và đẩy ra ống thoát đến nơi sử dụng.
3. Sử dụng.
Tr 155/SGK.
4. Củng cố - luyện tập.
Gv: - Y/c hs nhắc lại nội dung bài đã học.
- Khái quát lại.
- Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ (tr 155/SGK).
5. Hướng dẫn, đánh giá giờ học.
Gv: - Y/c về nhà: + Trả lời câu hỏi sau bài.
+ Đọc nội dung bài 46.
- Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học.
- Đánh giá giờ học.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************************
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 41 Bài 46. MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha.
- Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp 1 pha.
2. Kỹ năng. Nhận biết và sử dụng được máy biến áp 1 pha.
3. Thái độ. HS tích cực, nghiêm túc và tích cực trong giờ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên. *) Đối với cả lớp: - Một máy biến áp 1 pha.
- Bảng phụ kí hiệu máy biến áp.
*) Đối với mỗi nhóm: 1 mô hình máy biến áp loại nhỏ.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./34. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ.
a) Câu hỏi: Em hãy nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 chiều? Nêu phạm vi sử sụng của động cơ điện 1 chiều?
b) Đáp án: Ghi nhớ: tr 155/SGK.
3. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp.
Gv: - Cho hs quan sát MBA đang sử dụng.
- Y/c hs đọc nội dung phần cấu tạo.
Hs: Quan sát và đọc nội dung trong SGK.
Gv: ? MBA gồm mấy bộ phận?
? Lá thép kĩ thuật điện, làm bằng vật liệu gì? Vì sao?
Hs: Chỉ ra các bộ phận của MBA. Trả lời câu hỏi của gv.
Gv: Dây quấn làm bằng vật liệu gì? Vì sao? Để phân biệt được dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp thì nhận biết bằng cách nào?
Hs: - Trả lời câu hỏi.
Chỉ rõ từng bộ phận của MBA trên mô hình.
Gv: - Nhận xét, đánh giá và chọn câu trả lời đúng của hs.
- Giới thiệu kí hiệu MBA bằng bảng phụ.
Hs: Quan sát và nhận biết.
Gv: Giới thiệu qua MBA tự ngẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của máy biến áp.
Gv: ? Quan sát và cho biết 2 dây quấn có nối trực tiếp với nhau hay không?
Hs: Trả lời.
Gv: - Y/c hs đọc nội dung nguyên lí làm việc.
- ? Tại sao có điện áp ở dây thứ cấp?
Hs: Đọc bài và trả lời.
Gv: - Dẫn ra tỉ số điện áp sơ cấp với điện áp thưa cấp.
- Từ tỉ số biến áp y/c hs dẫn ra các công thức khác.
Hs: Lên bảng viết công thức.
Gv: - Thông báo MBA tăng áp, MBA giảm áp.
- Y/c hs điền dấu vào chỗ trống.
Hs: Thực hiện.
Gv: Y/c hs đọc ví dụ và thực hiện ví dụ cho hs quan sát.
Hs: Đọc bài và quan sát.
Hoạt động 3: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và cách sử dụng.
Gv: Nêu các số liệu kĩ thuật để hs giải thích.
Hs: Giải thích.
Gv: - Y/c hs đọc cách sử dụng.
- Hướng dẫn hs giải thích cách sử dụng đó.
Hs: Đọc và giải thích.
1. Cấu tạo.
a) Lõi thép.
- Làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối.
- Dùng để dẫn từ cho MBA.
b) Dây quấn
- Làm bằng dây điện từ quấn quanh lõi thép, cách điện với nhau.
- Có 2 dây quấn:
+ Dây quấn sơ cấp: nối với nguồn điện U1 và có số vòng dây N1
+ Dây quấn thứ cấp: để lấy điện ra và có điện áp U2 và số vòng dây N2.
*) Kí hiệu MBA.
2. Nguyên lý làm việc.
- Khi MBA làm việc, điện áp đưa vào dây sơ cấp là U1, trong dây quấn sơ cấp có dđ. Nhờ có cảm ứng điện từ mà dây quấn thứ cấp có điện áp.
- Tỉ số:
U1= U2., N1= N2.,
k gọi là hệ số biến áp.
- Khi U2 > U1 thì MBA tăng áp
(k < 1)
- Khi U 2< U1 thì MBA giảm áp
(k > 1)
Ví dụ: U1=220V N1= 460 vòng
U2=110V N2= 230 vòng
U1 thay đổi. N1= ?
Từ công thức:
N1= N2.
N1= 230. = 334 (vòng)
3. Các số liệu kĩ thuật.
- Công suất định mức: đơn vị VA, kVA.
- Điện áp định mức: đơn vị là V.
- Dòng điện định mức: đơn vị là A
4. Sử dụng.
Tr 160/SGK.
4. Củng cố - luyện tập.
Gv: - Y/c hs nhắc lại nội dung bài đã học.
- Khái quát lại.
- Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ (tr 161/SGK).
5. Hướng dẫn, đánh giá giờ học.
Gv: - Y/c về nhà: + Trả lời câu hỏi sau bài.
+ Đọc nội dung bài 48.
- Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học.
- Đánh giá giờ học.
.........................................................
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 42 Bài 48. SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Biết được nhu cầu tiêu thụ điện năng trong cuộc sống.
- Biết được cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
2. Kỹ năng. Sử dụng hợp lí điện năng trong gia đình.
3. Thái độ. HS tích cực, nghiêm túc và tích cực trong giờ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên. Phiếu học tập.
2. Học sinh. Đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./34. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ.
a) Câu hỏi: Em hãy nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp? Nêu công dụng của máy biến áp?
b) Đáp án: Ghi nhớ: tr 161/SGK.
3. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng trong xã hội.
Gv: Y/c hs đọc nội dung thông tin trong SGK
Hs: Đọc bài.
Gv: Hướng dẫn hs nhận biết được giờ cao điểm khi dùng điện.
Hs: Nhận biết giờ cao điểm khi dùng điện.
Gv: Y/c hs giải thích tại sao.
Hs: Giải thích để nêu được đặc điểm của giờ cao điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí điện năng.
Gv: Nêu 3 cách sử dụng tiết kiệm điện năng
Hs: Nhận biết 3 cách tiết kiệm điện năng.
Gv: Hướng dẫn hs phân tích cách làm giảm bớt tiêu thụ điện năng.
Hs: - Thảo luận để biết các cách giảm bớt tiêu thụ điện năng trong gia đình.
- Liên hệ thực tế gia đình mình.
Gv: Hướng dẫn hs phân tích cách sử dụng đồ dùng điện hiêu suất cao.
Hs: - Thảo luận để biết cách sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao.
- Liên hệ thực tế gia đình mình.
Gv: Nhận xét.
Gv: Giao phiếu học tập cho các bàn.
Hs: Thực hiện theo y/c.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét các phiếu học tập của bạn.
Hs: Nhận xét.
Gv: Thống nhất và đưa ra phương án đúng và hướng dẫn hs thực hiện theo.
I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng.
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
- Nhu cầu tiêu thụ điện năng không đồng đều.
- Những lúc nhu cầu tiêu thụ điện năng nhiều còn được gọi là giờ “cao điểm”. (Khoảng từ 18 giờ đến 22 giờ).
2. Những đặc điểm của giờ cao điểm.
- Điện năng tiêu thụ rất lớn khả năng cung cấp điện không đủ.
- Điện áp của mạng điện bị giảm xuống rất nhiều.
II. Sử dụng hợp lí điện năng.
1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
Cắt bớt một số dụng cụ dùng điện không cần thiết.
- Cắt điện bình nước nóng.
- Tắt bóng đèn không cần thiết.
- Không là quần áo
2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng đèn huỳnh quang thay bóng đèn sợi đốt.
- Kiểm tra thừng xuyên đồ dùng điện để đảm bảo chúng hoạt động đúng công suất.
3. Không sử dụng lãng phí điện.
Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu.
4. Củng cố - luyện tâp
Gv: - Y/c hs nhắc lại nội dung bài đã học.
- Khái quát lại.
- Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ (tr 166/SGK).
5. Hướng dẫn, đánh giá giờ học.
Gv: - Y/c về nhà: + Trả lời câu hỏi sau bài.
+ Đọc nội dung bài 45 – 49 và chuẩn bị báo cáo TH
- Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học.
- Đánh giá giờ học.
................................................
******************************************************************
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tiết 43 Bài 45 - 49. Thực hành QUẠT ĐIỆN
TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các số kiệu kĩ thuật của quạt điện.
- Biết cách tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
2. Kỹ năng.
- Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
- Tính được điện năng tiêu thụ của gia đình
3. Thái độ. HS tích cực, nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong giờ
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
*) Đối với cả lớp: Một quạt điện đã tháo rời các bộ phận.
*) Đối với mỗi nhóm: - Kìm, tua vít, cờlê, bút thử điện.
- Một quạt điện.
2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài TH.
- Mẫu báo cáo TH.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Sĩ số học sinh: 8A:./30. Vắng:
8B:./27. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
a) Câu hỏi:
?1. Gia đình em đã thực hiện những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng?
?2. Tiết kiệm điện năng có lợi gì cho gia đình, xã hội và môi trường?
b) Đáp án:
? 1. (5 điểm) Hs tự liên hệ đối với gia đình mình.
? 2. (5 điểm): - Tiết kiệm tiền điện gia đình phải trả.
- Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, có nhiều điện phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Giảm bớt khí thải gây ô nhiễm môi trường.
3. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn chung.
Gv: - Hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Y/c đọc nội dung phần II (quạt điện).
Hs: Đọc bài.
Gv: - Nhấn khái quát lại quá trình TH.
- Thao tác mẫu cho hs quan sát.
Gv: Hướng dẫn hs biết được cách tính điện năng tiêu thụ bằng ví dụ trong SGK.
Hs: Nhận biết cách tính toán điện năng tiêu thụ qua ví dụ.
Gv: Y/c hs đọc nội dung thông tin trong SGK.
Hs: Đọc bài.
Gv: Khái quát và nhấn mạnh nội dung và quá trình tiến hành.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
Gv: Y/c hs đọc và giải thích các số liệu kĩ thuật có trên quạt điện. Sau đó ghi vào báo cáo TH.
Hs: Đọc số liệu kĩ thuật và ghi vào báo cáo.
Gv: Hướng dẫn hs quan sát, chỉ ra các bộ phận, chức năng của các bộ phận đó.
Hs: - Quan sát, tìm hiểu các bộ phận của quạt điện.
- Ghi kết quả vào báo cáo.
Gv: Y/c hs sử dụng bút thử điện để kiể
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2_la_van_tai.doc