Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Phần 1: Vẽ kĩ thuật - Bài 7: Thực hành đọc bản vẽ các khối tròn xoay - Vũ Quang Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

 Biết cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn

2. Kĩ năng:

 Năng cao kĩ năng vẽ các hình chiếu của khối tròn xoay

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

 - Học ở trường, ở lớp và tự học.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số tranh minh hoạ.

- Mô hình các khối tròn xoay

2. Học sinh:

 - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi.

 - Chuẩn bị A4, dụng cụ vẽ

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Phần 1: Vẽ kĩ thuật - Bài 7: Thực hành đọc bản vẽ các khối tròn xoay - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 7. Thực hành đọc bản vẽ các khối tròn xoay I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. Biết cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn 2. Kĩ năng: Năng cao kĩ năng vẽ các hình chiếu của khối tròn xoay 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. - Học ở trường, ở lớp và tự học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số tranh minh hoạ. - Mô hình các khối tròn xoay 2. Học sinh: - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi. - Chuẩn bị A4, dụng cụ vẽ III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn ban đầu - GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành - HS: Quan sát và lắng nghe - GV: Phân công tiết thực hành - GV: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên. - GV: Cho học sinh quan sát hình 7.1 và hoàn thành vào bảng 7.1 - HS: Hoàn thành bảng vào khổ A4 - GV: Cho học sinh quan sát hình 7.2 và hoàn thành vào bảng 7.2 - HS: Hoàn thành bảng vào khổ A4 HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên - GV: Cho hs thực hành và quan sát nhắc nhở học sinh khi làm bài - GV: Uốn nắn và kiểm tra vệ sinh nơi thực hành - HS: Vào vị trí và tập chung vào bài I. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Thước, compa, eke - Vật liệu: Giấy A4, bút chì, tẩy, nháp II. Nội dung: Bảng 7.1 VT BV A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x VT KHH A B C D Trụ x x Nón cụt x x Hộp x x x x Chỏm cầu x III. Các bước tiến hành - Vào vị trí và tập chung vào bài - Làm theo trình tự các bước - Vệ sinh khi thực hành 4. Củng cố: - GV: Lựa chọn một số bài tiêu biểu để nhận xét và cho học sinh đánh giá chéo - GV: Thu bài thực hành và lấy điểm 5. Nhắc nhở: Chuẩn bị trước bài Bài 8. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật hình cắt Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 8. kháI niệm về bản vẽ kĩ thuật Hình cắt I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật - Biết khái niệm về hình cắt 2. Kĩ năng: - Vẽ được hình cắt đơn giản của ống lót 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số tranh minh hoạ. - Mô hình các khối tròn xoay: Hình trụ, hình nón, hình cầu. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Như ta biết bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ ding trong ngành kĩ thuật, là tài liệu để người kĩ sư truyền đạt những ý tưởng mà người công nhân sản xuất ra các sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, lắp ráp, sửa chữa để bản vẽ dễ hiểu hơn người ta sử dụng các hình căt. Vật hình cắt là gì? cách vẽ ra sao. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu sau hơn: Bài 8. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật Hình cắt Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu khái niệm chung: - GV: Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và trong đời sống? - HS: Nghiên cứu trả lời. - GV: Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có thống nhất không? Vì sao? - HS: Trả lời - GV: Có thể dùng một bản vẽ cho nhiều ngành có được không? Vì sao? - HS: Trả lời - GV: Trong nền kinh tế quốc dân ta thường gặp những loại bản vẽ nào là chủ yếu? Nó thuộc ngành nghề gì? - HS: Trả lời - GV: Bản vẽ cơ khí có liên quan đến sửa chữa lắp đặt những gì? - HS: Trả lời. - GV: Hướng dẫn giới thiệu, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ráp. HĐ2.Tìm hiểu khái niệm về hình cắt: - GV: Giới thiệu vật thể rồi đặt câu hỏi; Khi học về thực vật, động vật muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận bên trong của cơ thể ngườita làm ntn? -HS: Trả lời - GV: Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làm gì? - HS: Trả lời - GV: Tại sao phải cắt vật thể? - HS: Trả lời I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật: - Là tài liệu kỹ thuật và được dùng trong tất cả các quá trình sản xuất. - Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có sự thống nhất. - Mỗi lĩnh vực kỹ thuật sẽ có bản vẽ riêng của ngành mình. - Bản vẽ xây dựng: gồm những bản vẽ có liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa lắp đặt máy móc. - Bản vẽ cơ khí: Gồm những bản vẽ có liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa lắp đặt máy móc. II.Khái niệm về hình cắt. VD: Quả cam Tranh hình 8.1 (SGK). - Quan sát tranh hình 8.2 - Để biểu diễn một cách rõ ràng các bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng phương pháp hình cắt. - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể, phần vật thể bị MP cắt, cắt qua được kẻ gạch gạch 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - Nêu lại cách vẽ hình cắt 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 9. Bản vẽ chi tiết Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 9. Bản vẽ chi tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được khái niệm thế nào là bản vẽ chi tiết - Biết được nội dung của một bản vẽ chi tiết 2. Kĩ năng: - Đọc được các thông tin có trong bản vẽ chi tiết 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Bản vẽ chi tiết của ống lót. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong quá trình sản xuất muốn tạo ra một cỗ máy thì đòi hỏi người kĩ sư phải thể hiện qua bản vẽ kĩ thuật. Tuy nhiên cỗ máy đó lại là tập hợp của nhiều chi tiết nhỏ ghép lại, do đó đòi hỏi người kĩ sư phải chia nhỏ ra tong chi tiết thông qua các bản vẽ chi tiết. Vậy bản vẽ chi tiết thể hiện được những gì? nội dung của nó ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: Bài 9. Bản vẽ chi tiết Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết. - GV: Cho học sinh đọc phần I - HS: Đọc bài - GV: Cho hs qs hình 9.1 và nêu câu hỏi + Trên bản hình 9.1 gồm những hình biểu diễn nào? + Trên bản vẽ hình9.1 thể hiện những kích thước nào? - HS: Trả lời - GV: Theo em nội dung bản vẽ chi tiết bao gồm gì? - HS: Trả lời - GV: Hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện gì? - HS: Trả lời - GV: Có những kích thước nào ở bản vẽ ? - HS: Trả lời - GV: Nêu các yêu cầu về mặt kĩ thuật? - HS: Trả lời - GV: Khung tên của bản vẽ thể hiện những gì? - HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết. - GV: Cho học sinh quan sát bảng 9.1 và cùng đọc trình tự của bản vẽ chi tiết - HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn I.Nội dung của bản vẽ chi tiết. - Gồm hình cắt (vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu cạnh - Biểu diễn chiều dài, đướng kính ngoài và đướng kính trong ống lót - Bao gồm: +Hình biểu diễn. +Kích thước +.Yêu cầu kỹ thuật. + Khung tên a.hình biểu diễn. - Hình cắt (hc đứng) và hình chiếu cạnh hai hình đó biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót. b.Kích thước: - Đường kính ngoài,đường kính trong, chiều dài c.Yêu cầu kỹ thuật. - Gia công sử lý bề mặt d. Khung tên - Tên chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu. II. Đọc bản vẽ chi tiết. 1.Khung tên. 2.Hình biểu diễn. 3.Kích thước. 4.Yêu cầu kỹ thuật 5.Tổng hợp. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - Nêu lại cách đọc bản vẽ chi tiết 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 10. Thực hành Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_phan_1_ve_ki_thuat_bai_7_thuc_hanh_d.doc
Giáo án liên quan