Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 12-20 - Nguyễn Thị Quỳnh Chi

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.

- Ham thích tìm hiểu bản vẽ xây dựng.

II/ Chuẩn bị: Tranh bản vẽ nhà ở.

III/ Các bước tiến hành:

 1. Ổn định:

 2. KTBC:

 - Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường đặt ở vị trí nào trên bản vẽ?

- Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV nêu rõ mục tiêu của bài.

- Trình bày nộ dung và trình tự tiến hành. - HS nghe GV giới thiệu bài. I. Chuẩn bị: SGK

II. Nội dung: Đọc bản vẽ nhà ở.

Hoạt động 2: Tổ chức TH

Yêu cầu HS xem mẫu 15.2 SGK và tiến hành đọc bản vẽ nhà. HS đọc bản vẽ nhà ở và làm như bảng 15.2 SGK. III. Các bước tiến hành:

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 12-20 - Nguyễn Thị Quỳnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 12: BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc được bản vẽ lắp đơn giản. - Ham thích tìm hiểu bản vẽ cơ khí. II/ Chuẩn bị: Tranh bản vẽ lắp bộ ròng rọc. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? - Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV nêu rõ mục tiêu bài 14, trình bày nội dung và trình tự tiến hành. - HS nghe GV giới thiệu mục tiêu của bài. I. Chuẩn bị: II. Nội dung: Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm Yêu cầu HS làm theo mẫu bảng 13.1 SGK. HS dựa vào bảng 13.1 SGK và làm theo mẫu đó. III. Các bước tiến hành Hoạt động 3: Tổ chức thực hành GVHDHS đọc theo bảng 13.1 SGK cho bảng vẽ lắp bộ ròng rọc - HS kẻ bảng 13.1 và đọc cho bộ ròng rọc . - Ghi phần trả lời vào bảng. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài thực hành. - GV nhận xét giờ làm bài tập TH - GVHDHS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. - GV thu bài. - HS nghe GV đánh giá chung - HS tự đánh giá bài làm của mình. - HS nộp bài. 4. Dặn dò: Đọc trước bài 15SGK Tuần 12: Ngày soạn: Tiết 13: BẢN VẼ NHÀ Ngày dạy: I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản. II/ Chuẩn bị: - Nghiên cứu nội dung bài 15. - Tranh bản vẽ nhà một tầng. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV cho HS quan sát hình phối cảnh nhà một tầng, sau đó xem bản vẽ nhà - đặt câu hỏi: + Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Mặt đứng diễn tả mặt nào của ngôi nhà? + Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Mặt bằng diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà? + Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà? + Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào? - HS đọc bản vẽ nhà sau khi quan sát: + Mặt đứng là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh. Diễn tả mặt ngoài của mặt chính, mặt bên của ngôi nhà. + Mặt bằng là hình chiếu có mặt phẳng cắt song song với mặt sàn nhà và cắt qua các cửa sổ. Diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc... + Mặt cắt là hình chiếu có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc mặt phẳng chiếu đứng. Diễn tả các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao. + Dùng để thi công xây dựng ngôi nhà được dễ dàng hơn. I. Nội dung bản vẽ nhà: Gồm: - Mặt đứng. - Mặt bằng. - Mặt cắt. Hoạt động 2: Tìm hiểu kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà - GV treo tranh bảng h15.1 SGK và giải thích từng mục ghi trong bảng. - Kí hiệu cửa đi một cánh và hai cánh, mô tả cửa ở trên hình hình biểu diễn nào? - Mô tả cửa sổ ở trên các hình biểu diễn nào? - Kí hiệu cầu thang, mô tả cầu thang ở trên hình biểu diễn nào? - HS quan sát h15.1SGK. - Mô tả cửa ở trên mặt bằng. - Mô tả ở mặt bằng và mặt cắt. - Mô tả cầu thang ở trên mặt bằng. II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà: SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà GV đọc bản vẽ nhà một tầng – yêu cầu HS đọc theo bảng 15.2. HS đọc bản vẽ nhà một tầng. III. Đọc bản vẽ nhà: Trình tự đọc bản vẽ nhà: - Khung tên - Hình biểu diễn - Kích thước - Các bộ phận 4. Củng cố: - Yêu cầu một vài HS đọc phần “ghi nhớ” trong SGK. - Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? 5. Dặn dò: - Học bài. - Đọc trước bài 16 SGK. Ngày soạn: Tuần 13: Ngày dạy: Tiết 14: BÀI TẬP THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc được bản vẽ nhà đơn giản. - Ham thích tìm hiểu bản vẽ xây dựng. II/ Chuẩn bị: Tranh bản vẽ nhà ở. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường đặt ở vị trí nào trên bản vẽ? - Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV nêu rõ mục tiêu của bài. - Trình bày nộ dung và trình tự tiến hành. - HS nghe GV giới thiệu bài. I. Chuẩn bị: SGK II. Nội dung: Đọc bản vẽ nhà ở. Hoạt động 2: Tổ chức TH Yêu cầu HS xem mẫu 15.2 SGK và tiến hành đọc bản vẽ nhà. HS đọc bản vẽ nhà ở và làm như bảng 15.2 SGK. III. Các bước tiến hành: Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá bài TH. - GV nhận xét giờ làm bài TH. - GVHDHS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. - GV khuyến khích HS nếu có điều kiện HS tự vẽ phác mặt bằng ngôi nhà mình ở, phòng học. - GV yêu cầu HS ôn tập, tổng kết chuẩn bị kiểm tra phần 1- Vẽ kĩ thuật. Ngày soạn: Tuần 13: Ngày dạy: Tiết 15: TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP: PHẦN MỘT- VẼ KĨ THUẬT I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học. - Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà. - Chuẩn bị kiểm tra phần Vẽ kĩ thuật. II/ Chuẩn bị: Nghiên cứu bài tổng kết và ôn tập. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức: Vẽ kĩ thuật Bản vẽ các khối hình học Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống Bản vẽ kĩ thuật Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống Hình chiếu Bản vẽ các khối đa diện Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật Bản vẽ các khối tròn xoay Bản vẽ chi tiết Biểu diễn ren Bản vẽ lắp Bản vẽ nhà 1. Lý thuyết: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập: GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi và bài tập: 2. Câu hỏi và bài tập: a. Câu hỏi: Học sinh lần lượt trả lời 10 câu hỏi trong SGK b. Bài tập: Bài tập 1: Bảng 1: A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X Bài tập 2: Bảng 2: Vật thể Hình chiếu A B C Hình chiếu đứng 3 1 2 Hình chiếu bằng 4 6 5 Hình chiếu cạnh 8 8 7 Bài tập 3: Bảng 3: Hình dạng khối A B C Hình trụ X Hình hộp X Hình chóp cụt X Bài tập 4: Bảng 4: Hình dạng khối A B C Hình trụ X Hình nón cụt X Hình chỏm cầu X 3. Dặn dò: Học bài chuẩn bị kiểm tra một tiết. Tuần 14: Ngày soạn: Tiết 16: KIỂM TRA MỘT TIẾT Ngày dạy: I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm vững một số kiến thức về phần một VẼ KĨ THUẬT. - Ôn lại các nội dung cũng như trình tự đọc một số loại bản vẽ. - Có ý thức ham học môn Vẽ kĩ thuật hơn. II/ Kiểm tra: Tuần 14: Phần hai: CƠ KHÍ Ngày soạn: Chương III: GIA CÔNG CƠ KHÍ Ngày dạy: Tiết 17: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết phân biệt các vật liệu cơ khí phổ biến. - Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. II/ Chuẩn bị: - Các mẫu vật liệu cơ khí - Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Nêu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống? - Kể tên một số sản phẩm cơ khí? - Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Trong đời sống và sản xuất, con người đã biết sử dụng các dụng cụ, máy và phương pháp gia công để làm ra những sản phẩm phục vụ cho con người, nhưng trước hết cần phải có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rất đa dạng và phong phú. Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến - Có thể dựa vào nhiều yếu tố để phân loại vật liệu cơ khí, song chủ yếu dựa vào thành phần cấu tạo của vật liệu. - GV dựa vào sơ đồ giới thiệu thành phần, tính chất và công dụng của vài loại vật liệu phổ biến. - Quan sát xe đạp, em hãy chỉ ra những chi tiết, bộ phận nào của xe được làm bằng kim loại? - Em hãy so sánh ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại? - HS quan sát sơ đồ. - Sườn xe, xích, đĩa, trục, vành xe, chốt,... - HS so sánh ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng theo SGK. I. Các vật liệu cơ khí phổ biến: 1. Vật liệu kim loại: a. Kim loại đen: - Cấu tạo: Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C). - Phân loại: gồm 2 loại chính: gang và thép. b. Kim loại màu: Kim loại màu chủ yếu là đồng (Cu), nhôm (Al) và hợp kim của chúng. 2. Vật liệu phi kim loại: a. Ưu điểm: dễ gia công, không bị ôxi hoá, ít mài mòn. b. Nhược điểm: dẫn điện, dẫn nhiệt kém. c. Phạm vi sử dụng: rộng rãi. d. Phân loại: gồm chất dẻo, cao su, gốm, sứ. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. - Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau nhưng tuỳ theo mục đích sử dụng người ta quan tâm đến tính chất này hay tính chất khác. Em hãy kể tên những tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. - Bằng các kiến thức đã học, em hãy kể một số tính chất công nghệ và tính chất cơ học của các kim loại thường dùng. - Có 4 tính chất cơ bản: + Tính chất cơ học + Tính chất vật lí + Tính chất hoá học + Tính chất công nghệ - Tính chất công nghệ cho biết khả năng gia công dễ hay khó ( tính đúc, tính rèn, tính hàn, tính cắt gọt ). II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: - Tính chất cơ học - Tính chất vật lí - Tính chất hoá học - Tính chất công nghệ Trong cơ khí đặc biệt quan tâm 2 tính chất là cơ tính và tính công nghệ. 4. Củng cố: - Muốn chọn vật liệu để gia công một sản phẩm, người ta phải dựa vào những yếu tố nào? - Có thể phân biệt, nhận biết các vật liệu kim loại dựa vào những dấu hiệu nào? - Cho một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 5. Dặn dò: - Học bài + trả lời 3 câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho tiết sau. Tuần 15: Ngày soạn: Tiết 18: THỰC HÀNH: VẬT LIỆU CƠ KHÍ Ngày dạy: I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến. - Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí. II/ Chuẩn bị: - Đọc kĩ bài 19 SGK - Vật liệu và dụng cụ như SGK. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? - Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu? - Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng của chúng? 3. Bài mới: Hoạt đọng 1: Hướng dẫn ban đầu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài TH và giao nhiệm vụ cho HS. + Nhận biết được các vật liệu cơ khí trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm. + So sánh được tính chất cơ học chủ yếu của vật liệu như: tính cứng, tính giòn, tính dẻo. GV thao tác mẫu về cách thử cơ tính của một vài loại nêu trên. HDHS ghi kết quả. + Nhắc nhở HS về kỉ luật, an toàn trong giờ học. - GV phân chia HS thành các nhóm,kiểm tra sự chuẩn bị của HS. + HS quan sát màu sắc, mặt gãy, ước lượng KLR của những vật liệu có cùng kích thước. + HS theo thao tác mẫu của GV mà thực hiện – ghi vào báo cáo TH và rút ra kết luận. + Phân biệt kim loại và phi kim loại, phân biệt kim loại đen và kim loại màu; phân biệt gang và thép. - HS đặt dụng cụ trên bàn để GV kiểm tra. I. Chuẩn bị: SGK Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành - HDHS phân biệt giữa kim loại và phi kim loại qua màu sắc, khối lượng riêng, mặt gãy của mẫu. - Yêu cầu HS so sánh tính cứng và tính dẻo. - Yêu cầu HS mang dụng cụ TH đã chuẩn bị để tiến hành làm TH. - Yêu cầu HS bẻ cong các đoạn vật liệu để thử tính dẻo. - Yêu cầu HS bẻ cong, dũa vào các mẫu vật liệu để thử tính cứng. - Yêu cầu HS dùng búa đập vào đầu các mẫu vật liệu để thử khả năng biến dạng - Yêu cầu HS quan sát màu sắc và mặt gãy mẫu gang và thép. - Yêu cầu HS thử tính cứng bằng cách dùng lực bẻ và dũa. - Yêu cầu HS thử tính giòn bằng cách dùng búa đập vào mẫu gang và thép. - GV theo dõi, uốn nắn cho HS trong quá trình TH. - HS phân biệt giữa kim loại và phi kim loại qua màu sắc, KLR, mặt gãy của mẫu. - Bẻ và uốn các mẫu vật liệu để ước lượng một cách định tính - điền kết quả vào mục 1 báo cáo thực hành. - HS quan sát màu sắc và mặt gãy các mẫu để phân biệt gang (màu xám), thép (màu trắng), đồng (màu đỏ hoặc vàng), nhôm (màu trắng bạc). - Bẻ cong các đoạn vật liệu. - Bẻ cong, dũa vào các mẫu vật liệu. - Dùng búa đập vào đầu các mẫu vật liệu. - HS chuẩn bị các mẫu vật liệu gang và thép. - Quan sát để phân biệt: gang xám có màu xám (giống màu chì) , mặt gãy thô, hạt to; thép có màu sáng trắng, mặt gãy mịn, hạt nhỏ. - Dùng lực bẻ và dũa để thử tính cứng. - Mẫu gang sẽ vở vụn ra, còn thép không bị vỡ - gang giòn hơn thép. - Viết vào báo cáo TH. II. Nội dung và trình tự thực hành: - Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại - So sánh vật liệu kim loại màu và kim loại đen. - So sánh vật liệu gang và thép. III. Báo cáo tực hành: Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá bài thực hành - GVHDHS tự đánh giá bài TH của mình dựa theo mục tiêu của bài. - Cần nhấn mạnh cho HS rõ: phương pháp TH ở trên chỉ là phương pháp thủ công, mang tính kiểm nghiệm định tính. Để xác định chính xác các tính chất của vật liệu cơ khí, người ta phải tiến hành trong phòng thí nghiệm với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. - HS nộp báo cáo thực hành. - Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh chỗ làm việc và nhận xét về tinh thần, thái độ , đánh giá kết quả của giờ thực hành. 4. Dặn dò: - Đọc trước bài 20 SGK. - Sưu tầm những dụng cụ cần thiết như trong bài học. Tuần 15: Ngày soạn: Tiết 19: DỤNG CỤ CƠ KHÍ Ngày dạy: I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí. - Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến. - Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công. II/ Chuẩn bị: Dụng cụ: thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Muốn tạo ra một sản phẩm cơ khí cần phải có vật liệu và dụng cụ để gia công. Những dụng cụ cầm tay đơn giản có hình dạng và cấu tạo ra sao? Chúng được sử dụng trong trường hợp nào? Sử dụng dụng cụ đó để gia công ra sản phẩm bằng phương pháp nào? HS nghe GV giới thiệu bài Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra - Yêu cầu HS hãy mô tả hình dạng, tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ 20.1; 20.2; 20.3 SGK. - GV cho HS xem dụng cụ thật - H20.1: dài, mỏng - thước để đo độ dài. - H20.2: thước cặp để đo đường kính trục, đường kính lỗ, chiều sâu lỗ. - H20.3: Thước đo góc dùng để đo góc vuông và các góc khác. - HS xem và tìm hiểu về vật liệu chế tạo chúng. I. Dụng cụ đo và kiểm tra 1. Thước đo chiều dài: - Thước lá. - Thước cặp 2. Thước đo góc: - Êke - Ke vuông - Thước đo góc vạn năng. Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. - Yêu cầu HS quan sát hình 20.4- nêu tên gọi và công dụng của từng dụng cụ? - 20.4a: mỏ lết - 20.4b: cờ lê - 20.4c: tuavít - 20.4d: êtô - 20.4e: kìm Dùng để tháo lắp và kẹp chặt vật. II. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt: - Mỏ lết - Cờ lê - Tuavít - Êtô - Kìm Hoạt đông 4: Tìm hiểu các loại dụng cụ gia công. - Yêu cầu HS quan sát hình 20.5- nêu tên gọi, công dụng, hình dạng và cấu tạo của các dụng cụ. - 20.5a: Búa để đóng, đập - 20.5b: Cưa để cắt kim loại - 20.5c: Đục để gọt kim loại - 20.5d: Dũa để mài mòn kim loại III. Dụng cụ gia công: - Búa - Cưa - Đục - Dũa 3. Củng cố: - Yêu cầu học sinh đọc phần “ghi nhớ” trong SGK - Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng? - Nêu công dụng của các dụng cụ gia công? 4. Dặn dò: - Học bài - Xem trước bài 21, 22 SGK Tuần 16: Ngày soạn: Tiết 20: CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI Ngày dạy: DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cưa và đục; dũa và khoan kim loại. - Biết các thao tác cơ bản về cưa và đục lim loại, dũa và khoan kim loại. - Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công. II/ Chuẩn bị: - Đục, dũa, cưa, khoan. - Bộ dụng cụ thực hành cơ khí. III/ Các bước tiến hành: Ổn định: KTBC: - Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng? - Hãy nêu công dụng của các dụng cụ gia công. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV biểu diễn tư thế đứng và thao tác cưa, kẹp phôi liệu vào êtô. Thao tác mẫu. - GV giới thiệu cách điều chỉnh độ phẳng, độ căng, độ chùng của lưỡi cưa. Cho HS quan sát lại hình 21.2a,b SGK để mô tả tư thế và thao tác cưa. - Để an toàn khi cưa, người cưa cần phải thực hiện các quy định gì? - HS quan sát, chú ý tư thế đứng, cách cầm cưa. - HS quan sát hình 21.2 mô tả tư thế và thao tác cưa như SGK. - HS trả lời theo nội dung SGK. I. Cắt kim loại bằng cưa tay: 1. Khái niệm: SGK 2. Kĩ thuật cưa: a. Chuẩn bị: SGK b. Tư thế đứng và thao tác cưa: * Tư thế đứng: - Người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân. - Tay phải cầm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa. * Thao tác: SGK 3. An toàn khi cưa: SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu đục kim loại. - GV cho HS quan sát cấu tạo của một số loại đục. - Góc cắt của các đục có giống nhau không? - GV mô tả cách cầm đục và cầm búa. - GV thao tác tư thế đục (giống như tư thế cưa). - GV thao tác cách đánh búa và phương pháp đục – yêu cầu HS lên thực hiện – HS khác nhận xét, bổ sung. - GV phân tích kĩ các chú ý về an toàn khi đục. - HS quan sát cấu tạo của các loại đục. - Không giống nhau. - HS theo dõi cách cầm và chú ý cầm chặt vừa phải. - HS quan sát thao tác mẫu của GV. - HS theo dõi cách đánh búa và phương pháp đục – HS thao tác tư thế đứng, thao tác đục và HS khác nhận xét. - HS trình bày các an toàn khi đục. II. Đục kim loại: 1. Khái niệm: SGK 2. Kĩ thuật đục: a. Cách cầm đục và búa: Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục (cầm chặt vừa phải) b. Tư thế đục: Giống như phần cưa. c. Cách đánh búa: SGK 3. An toàn khi đục: SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu dũa kim loại - GV cho HS quan sát các loại dũa. Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo và công dụng của từng loại. - HDHS cách chọn dũa: phải phù hợp với dạng bề mặt và vật liệu gia công. - Chọn êtô và tư thế đứng như thế nào? - Vì sao và làm thế nào để giữ cho dũa luôn thăng bằng? - Em hãy cho biết trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ như thế nào? - GV nêu những yêu cầu về an toàn khi dũa. - HS trình bày công dụng của dũa. - Vật liệu mềm dùng dũa thô, vật liệu cứng có thể dùng dũa mịn (tinh) - Chọn như tư thế đứng cưa kim loại – hình 22.2SGK. - Tay đặt ở cán dũa chỉ cần ấn nhẹ, tay đặt ở đầu dũa phải ấn mạnh. - Bề mặt sẽ không bằng phẳng. III. Dũa: 1. Công dụng: Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ. 2. Kĩ thuật dũa: a. Chuẩn bị: SGK b. Cách cầm dũa và thao tác dũa: - Tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa - Khi dua hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa thăng bằng; khi kéo dũa về thì kéo nhanh và nhẹ nhàng. 3. An toàn khi dũa: SGK Hoạt động 4: Tìm hiểu khoan kim loại. - So với tiện, đột, dập thì khoan có thể khoan được lỗ sâu, đường kính nhỏ và dễ thực hiện. - GV giới thiệu cấu tạo mũi khoan. Mũi khoan được dùng phổ biến là mũi khoan xoắn ruột gà. Có 2 lưỡi cắt chính và 1 lưỡi cắt ngang. Phần định hướng có 2 rãnh thoát phoi. - Máy khoan có nhiều loại. GV giới thiệu loại máy khoan bàn gồm: ĐCĐ, bộ phận truyền động (dây đai), hệ thống điều khiển (các nút bấm đóng, mở ĐCĐ), phần dẫn hướng và bệ máy. - GVHDHS nêu trình tự khoan theo hình 22.5SGK – nêu những yêu cầu an toàn khi khoan. - Phương pháp khoan được sử dụng phổ biến để gia công lỗ. - HS nghe GV giới thiệu cấu tạo mũi khoan. - HS nghe GV giới thiệu cấu tạo của khoan bàn. - HS nêu trình tự khoan: lấy dấu tâm, chọn mũi khoan và lắp mũi khoan, kẹp vật khoan lên êtô. IV. Khoan: 1. Mũi khoan: có 3 phần chính: - Phần cắt - Phần dẫn hướng - Phần đuôi 2. Máy khoan: có loại khoan tay, khoan máy. 3. Kĩ thuật khoan: SGK 4. An toàn khi khoan: SGK 4. Củng cố: - Để sản phẩm cưa và đục đạt yêu cầu kĩ thuật cần chú ý những điểm gì? - Yêu cầu HS biểu diễn lại cách cầm dũa, thao tác dũa, trình tự khoan kim loại. 5. Dặn dò; - Học bài. - Chuẩn bị dụng cụ như SGK để tiết sau thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_12_20_nguyen_thi_quynh_chi.doc