Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 22-26 - Trường Vĩnh An

I.Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh:

- Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định.

- Biết được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được trong thực tế

- Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các mối ghép không tháo được một cách hợp lý.

II.Điều kiện dạy học;

- Giáo án, SGK,

- mô hình mẫu cácmối ghép không tháo được.

- Vở, bút .

III.Hoạt động trên lớp:

 1.Tổ chức:

 Kiểm tra sỹ số: 8A1:

8A2:

2.Kiểm tra:

 1.Nêu khái niệm, cách nhận biết, phân loại chi tiết máy ?

 2.Kể tên và đặc điểm của các mối ghép ? lấy ví dụ ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 22-26 - Trường Vĩnh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP Tiết 21: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được khái niệm về chi tiết máy và pghân loại chi tiết máy. Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy. Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các chi tiết một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, mô hình mẫu các chi tiết máy. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 2.Kiểm tra: Lồng trong bài giảng 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV : Nêu vấn đề các sản phẩm thường do nhiều chi tiết máy lắp ghép thành khi hoạt động thường xâỷ ra hỏng cần thay thế vì vậy ccần hiểu cách lắp ghép GV: Đưa ra một số sản phẩm yêu cầu HS kể tên các phần tử HS: quan sát chỉ các phần tử và công dụng của chúng - Từ đó nêu khái niệm và cách nhận biết GV: Yêu cầu HS quan sát hình H:24.2 nêu đâu là chi tiết máy HS: - Trả lời câu hỏi GV: đưa ra một số phần tử cho HS nhận biết HS :Đọc thông tin SGK nêu cách phân loại chi tiết máy GV: Lấy ví dụ minh hoạ cho từng nhóm cụ thể từ đó nhấn mạnh các cchi tiết máy thường được tiêu chuẩn hoá nên có thể sản xuất hàng loạt GV: treo tranh H.24.3 hướng đân HSquan sát điền các thông tin vào chỗ trống HS: Quan sát điền các thông tin vào chỗ trống từ đó nêu cách lắp ghép các chi tiết GV: Lấy ví dụ thực tế về từng kiểu mối ghép phân tích rõ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau HS : đọc thông tin SGK qua phân tích của GV nêu khái niệm của từng mối ghép GV: nêu một số mối ghép trong phòng học HS: phân theo nhóm 1.Khái niệm về chi tiết máy 1.1.Khái niệm - Chi tiết máy là các phần tử có cấu taqọ hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy - Cách nhận biết Là chi tiết có cấu tạo hoàn chỉnh Không thể tháo rời hơn được nữa 1.2.Phân loại 2 nhóm: - Có công dụng chung - Có công dụng riêng 2. Cách lắp ghép chi tiết máy - Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo 2 kiểu: ghép cố định và ghép động Mối ghép ccố địng là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuiyển động tương đối với nhau Mối ghép động là mối ghép các chi tiết ghép có chuyển động tương đối với nhau 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK - 85 GV: -Đưa ra một số mô hình các chi tiết mmáy lắp ghép với nhau HS: -Chỉ chi tiết máy và tên các mối ghép. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Quan sát trong thực tế các chi tiết máy và các loại mối ghép Xem trước bài 25 SGK ==============&============ Tiết 22: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH- MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định. Biết được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được trong thực tế Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các mối ghép không tháo được một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, mô hình mẫu cácmối ghép không tháo được. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 2.Kiểm tra: 1.Nêu khái niệm, cách nhận biết, phân loại chi tiết máy ? 2.Kể tên và đặc điểm của các mối ghép ? lấy ví dụ ? 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV: Đưa ra một số sản phẩm yêu cầu HS kể tên các phần tử HS: quan sát chỉ các phần tử và nêu đặc điểm chung của các mối ghép này GV: Yêu cầu HS quan sát hình H:25.1 nêu điểm giống và khác nhau của 2 mối ghép này HS: - Trả lời câu hỏi nhắc lại khái niệm - Từ đó nêu tên các loại mối ghép cố định GV: Kết luận nêu bật sự khác nhau cơ bản của 2 loại này Đưa ra một số mối ghép không tháo được HS :Phân loại GV:Cho HS quan sát mối ghép bằnh đinh tán HS: quan sát mối ghép, và H.25.2 nêu các chi tiết trong mối ghép, từ đó nêucấu tạo của mối ghép bằng đinh tán GV: Cho HS quan sát đinh tán , nêu cấu tạo của đinh tán và nêu rõ cách ghép để tạo thành mối ghép đinh tán HS: Đọc thông tin về đặc điểm và ứng dụng của mối ghép GV: Lấy ví dụ thực tế về mối ghép phân tích rõ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau HS : Kể tên các đồ dùng được ghép bằng đinh tán HS: quan sát H.25.3 cho biết cách làm nóng chảy vật hàn Gv; phân tích sau đó nêu khái niệm cho HS HS: Kể tên các kiểu hàn và các làm nóng chảy KL của từng kiểu GV: Liên hệ thực tế từng kiểu hàn HS: đọc thông tin về đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng hàn GV: Phân tích rõ từng đặc điểm HS : so sánh ứng dụng của 2 loại mố ghép 1.Mối ghép cố định * Là mối ghép cvác chi tết ghép không có chuyển động tương đối với nhau - Có 2 loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết nhuyên vẹn như trước khi ghép Mối ghép không tháo được muồn tháo rời các chi tiết ghép buộc phải phá hỏng 1 phần tử nào đó của mối ghép 2. Mối ghép không tháo được 2.1.Mối ghép bằng đinh tán 2.1.1.Cấu tạo mối ghép Gồm: - chi tiết ghép đinh tán đinh tán là chi tiết có dạng hình trụ một đầu có mũ hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt 2.1.2. Đặc điểm và ứng dụng (SGK - 87) 2.2.Mối ghép bằng hàn 2.2.1.Khái niệm Lạ phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc sâu khi đông đặc chúng dính kết với nhau Các kiểu hàn: - Hàn nóng chảy - Hàn áp lực - Hàn thiếc 2.2.2.Đặc điểm và ứng dụng - Hình thành trong thời gian ngắn - Tiết kiệm vật liệu - Mối ghàn dễ bị nứt là chị lực kém - Được sử dụng nhiều trong công nghiệp điện tử, hàn khung xe đạp, xe máy, thùng chứa, khung giàn.. 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK - 88 GV: -Đưa ra một số mô hình các chi tiết máy lắp ghép với nhau HS: -Chỉ chỉ tên các mối ghép vừa học có trong sản phẩm - So sánh ưu nhược điểm của 2 mối ghép trên. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Quan sát trong thực tế các sản phẩm sử dụng 2 mối ghép trên Xem trước bài 26 SGK Tiết 23: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định. Biết được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp trong thực tế Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các mối ghép tháo được một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, mô hình mẫu các mối ghép tháo được. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 2.Kiểm tra: 1.Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán? 2. Nêukhái niệm, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng hàn? 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV: Yêu cầu HS quan sát H.26.1 kể tên và hoàn thành nội dung còn thiếu SGK HS: quan sát kể tên điền nêu cấu tạo của từng mối ghép GV: Yêu cầu HS nêu điểm giống và khác nhau của 3 mối ghép này HS: - Trả lời câu hỏi GV: Kết luận nêu bật sự khác nhau cơ bản của 3 loại này Đưa ra một số mối ghép bằng ren HS :Phân loại HS: đọc thông tin nêu đặc điểm ứng dụng GV: phân tích các đặc điểm nêu phạm vi ứng dụng, liên hệ thực tế GV:Cho HS quan sát mối ghép bằnh then và chốt HS: quan sát mối ghép, và H.26.2 nêu các chi tiết trong mối ghép, từ đó nêu cấu tạo của mối ghép bằng then và chốt GV: Liên hệ thực tế các mốighép này chỉ rõ then, chốt HS: Đọc thông tin về đặc điểm và ứng dụng của mối ghép GV: Lấy ví dụ thực tế về mối ghép phân tích rõ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau HS : Kể tên các mối ghép thực tế 1.Mối ghép bằng ren 1.1.Cấu tạo mối ghép * - Có 3 loại chính: - Mối ghép bu lông - Mối ghép vít cấy - Mối ghép đinh vít Trong mối ghép bằng ren đều có 2 chi tiết có ren - Tuỳ theo mục đích sử dụng mà lựa chọn kiẻu ghép ren cho phù hợp 1.2.Đặc điểm và ứng dụng - Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo ,lắp - Được sử dụng rộng rãi trong lắp ghép các mối ghép cần tháo lắp 2. Mối ghép bằng then, chốt 2.1.Cấu tạo mối ghép - Mối ghép bằng them gồm: chi tiết ghép, then.Then được đặt trong rãnh then của 2 chi tiết ghép Mối ghép bằng chốt gồm: chi tiết ghép, chốt. chốt có dạng hình trụ đặt trong lỗ xuyên qua 2 chi tiết ghép 2.1.2. Đặc điểm và ứng dụng - Có cấu tạo đơn giản, dễ thoá lắp và thay thế. - Khả năng chịu lực kém. - Mối ghép bằng then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích để truyền CĐ quay - Mối ghép bằng chốt để hảm CĐ giữa các chi tyiết theo phương tiếp xúc 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK - 91 GV: -Đưa ra một số mô hình các chi tiết máy lắp ghép với nhau HS: -Chỉ chỉ tên các mối ghép vừa học có trong sản phẩm - So sánh ưu nhược điểm của 2 mối ghép trên. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Quan sát trong thực tế các sản phẩm sử dụng 2 mối ghép trên Xem trước bài 27 SGK ==============&============ Tiết 24: MỐI GHÉP ĐỘNG I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép động. Biết được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động trong thực tế Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các mối ghép động một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, mô hình mẫu các mối ghép động. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 2.Kiểm tra: 1.Nêu đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng ren ? 2. Nêu đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng the, chốt? lấy ví dụ ? 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV: Đưa ra một số sản phẩm yêu cầu HS kể tên các phần tử HS: quan sát chỉ các phần tử GV: Yêu cầu HS quan sát hình H:27.1 nhận xét các chi tiết khi gấp và mở ghế HS: - Quan sát sự CĐ của các chi tiết từ đó nêu khái niệm GV: Kết luận nêu tên một số khớp động giải thích thuật ngữ cơ cấu GV:Cho HS quan sát khớp tịnh tiến HS: quan sátkhớp, và H.27.3 nêu cấu tạo của khớp tịnh tiến GV: Cho HS quan sát mmọt số khớp tịnh tiến HS: Đọc thông tin về đặc điểm và ứng dụng của khớp GV: Lấy ví dụ thực tế phân tích rõ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau đặc biết chú ý ma sát giữa các mặt yiếp xúc và cách khắc phục HS : Lấy ví dụ trong thực tế HS: quan sát H.27.4 nêu cấu tạo của khớp quay Gv; phân cách lắp ghép giữa các chi tiết đưa ra một số khớp quay HS: đọc thông tin về đặc điểm và ứng dụng GV: Phân tích rõ từng đặc điểm 1.Mối ghép động Là mối ghép các chi tiết ghép có chuyển động tương đối với nhau Gồm: - khớp quay - Khớp tịnh tiến - Khớp cầu 2. Các loại khớp động 2.1.Khớp tịnh tiến 2.1.1.Cấu tạo Mối ghép pit tông – xi lanh có mặt tiếp xúc là hình trụ Mối ghép rãnh trượt – sống trượt mặt tiếp xúc là các mặt phẳng 2.1.2. Đặc điểm và ứng dụng - Mội điểm trên vất đều chuyển động giống hệt nhau. - Khi làm việc sinh ra lực ma sát nên mặt tiếp xúc làm nhẵn và thường xuyên bôi dầu mỡ vào - Dùng biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại 2.2. Khớp quay 2.2.1. Cấu tạo - Gồm: trục và ổ trục - Mặt tiếp xúc trong khớp quay có dạng hình trụ - Chi itết có mặt trụ ngoài gọi là trục, chi tiết có mặt trụ trong gọi là ổ trục 2.2.2.Đặc điểm và ứng dụng - Thường dùng trong nhiều thiết bị máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, máy móc.. 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK - 95 HS: -Chỉ chỉ tên các khớp quay có trên xe đạp - So sánh ưu nhược điểm của 2 khớp trên. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Quan sát trong thực tế các khớp động Xem trước bài 28 SGK mỗi nhóm chuẩn bị giẻ lau, xà phòng, mẫu báo cáo. Tiết 25: THỰC HÀNH GHÉP NỐI CHI TIẾT I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và sau của xe đạp Tháo lắp được ổ trục trước và sau của xe đạp. Có lòng ham mê tìm hiểu và có ý thức học tập. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, ổ trục(moay ơ) trước,sau xe đạp Clê, mỏ lết, tua vít, kìm, giẻ lau, mỡ.. Vở bài tập, bút, III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 2.Kiểm tra: 1.Nêu cấu tạo đặc điểm của khớp tịnh tiến?ví dụ ? 2. Nêu cấu tạo đặc điểm của khớp quay?ví dụ? 3. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học. GV: Từ nội dung kiểm tra bài cũ nêu đặc điểm và ứng dụng của xcác loại khớp nêu tầm quan trọng khi lắp ghép đúng kỹ thuật - Để hiểu rõ hơn cấu tạo của ổ quay trong thực tế, cách tháo lắp ổ quay - Thông báo tên bài học - thông báo mục tiêu của bài. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung của bài. Gv: hướng dẫn HS đọc kỹ nội dung của bài thực hành. HS : đọc nội dung bài thực hành , tìm hiểu về cấu tạo, quy trình tháo lắp Những chú ý trong khi tháo lắp Yêu cầu đạt được sau khi tháo, lắp GV: Giới thiệu cấu tạo của moayơ - Trình diễn mẫu tháo lắp ổ trục. - Trong quá trình làm mẫu nói rõ cách sử dụng các dụng cụ , chú ý khi tháo lắp, cách để các chi tiết tháo - Phổ biến an toàn khi thực hành - Phân chia dụng cụ, vật liệu, vị trí cho các nhóm - Kiểm tra chuẩn bị của HS Hoạt động 3: Thực hành GV: giao công việc cho HS.Các nhóm trả lời các câu hỏi SGK - tháo lắp ổ trục theo đúng trình tự, điều chỉnh để ổ trục chạy trơn HS: Làm việc theo nhóm theo nội dung do GV hướng dẫn - làm vào báo cáo, hoàn thành ngay tại lớp. GV: quan sát HS thực hành ,chú ý cách sử dụng các dụng cụ ,kịp thời phát hiện uốn nắn những HS sử dụng các dụng cụ chưa hợp lý. Hoạt động 4: Tổng kết - đãnh giá. HS: thu dọn dụng cụ vệ sinh nơi thực hành GV: gọi 1 số nhóm HS báo cáo kết quả thực hành của mình. HS: báo cáo kết quả thực hành của mình ,các HS khác tự đánh giá kết quả vào báo cáo. HS: đánh giá chéo kết quả của nhau bằng cách kiểm tra lắp các chi tiết, độ chính xác và độ trơn của ổ trúc. GV: nhận xét giờ học, nêu rõ cái được và cái chưa được. Đánh giá cho điểm 1 số HS. 4.Hớng dẫn – dặn dò. Về nhà tiếp tục hoàn thành những nội dung chưa chính xác. Xem trước bài 29 SGK. ===============&===============

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_22_26_truong_vinh_an.doc