I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
- Hiểu được vai trò của biến đổi chuyển động
- Hiểu được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thông thường
- Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các bộ biến đổi một cách hợp lý.
II. Điều kiện dạy học;
- Giáo án, SGK,
- mô hình mẫu các cơ cấu biến đổi chuyển động
- Vở, bút .
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức:
Kiểm tra sỹ số: 8A1:
8A2:
8A3:
2.Kiểm tra:
1.Nêu cấu tạo, nguên lý và ứng dụng của bộ truyền đai?
2.Tại sao cần truyền chuyển động?Thế nào là 1 cơ cấu ?
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 27-31 - Trường Vĩnh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V : TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Tiết 26: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Hiểu được được sự cần thiết của truyền chuyển động
Biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu truyền chuyển động
Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các bộ truyền chuyển động một cách hợp lý.
II. Điều kiện dạy học;
Giáo án, SGK,
mô hình bộ truyền chuyển động.
Vở, bút..
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức:
Kiểm tra sỹ số: 8A1:
8A2:
8A3:
2.Kiểm tra:
Lồng trong bài giảng
3. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV:Cho HS quan sát H.29.1 SGK
HS: quan sát H.29.1 trả lời các câu hỏi SGK
Nêu rõ nhiệm vụ chính của bộ truyền
GV: Lấy ví dụ một số bộ truyền trong thực tế
GV: Lắp cơ cấu , vận hành
HS: Quan sát sự liênquan đến chuyển động của các chitiết trong cơ cấu
==> nêu khái niệm
GV: Yêu cầu HS quan sát hình H:29.2 nêu các chi tiết trong bộ truyền
HS: - Quan sát kể têncác bộ phận
chỉ các bộ phận trên mô hình
tìm hiểu vậtliệuchế tạo dây đai
GV: Cho mô hình hoạt động
HS :quan sát , đọc thông tin SGK nêu nguyên lý hoạt động
- Từ công thức nêu mối liên hệ giữa D và n
- Trả lời các câu hỏi SGK
HS: Đọc thông tin về ứng dụng của bộ truyền đai, lấy ví dụ trong thực tế
GV: Lấy ví dụ thực tế về ưu nhược điểm của bộ truyền cách khắc phục nhược điểm
GV: mô tả bộ truyền ăn khớp nêu khái niệm
HS: kể tên một số bộ truyền động ăn khớp
GV: Lắp cơ cấu trên mô hình
HS : HS: quan sát H.29.3 và mô hình nêu cấu tạo của từng bộ truyền
Gv; lắp bánh răng ăn khớp và bánh răng không ăn khớp
HS: quan sát nêu khi nào 2 bánh răng ăn khớp nhau
GV: đưa ra công thức giải thích các đại lượng trong công thức
HS: Nhận xét mối liên hệ giữa Z và n
GV: Phân tích rõ mối liên hệ này
HS : Nêu các ứng dụng trong thực tế
1.Tail sao cần truyền chuyển động ?
Vì:
các bộ phận của máy đều ỏ xa nhau và đều nhận chuyển động từ 1 chuyển động ban đầu.
Các bộ phận của máy có tốc độ khác nhau
Nhiệm vụ của bộ truyền chuyển động là truyền và biến đổi chuyển động cho phù hợp với tốc đọ của các bộ phận trong máy
2. Các bộ truyền chuyển động
2.1.Truyền động ma sát- truyền động đai
2.1.1.Khái niệm
Là cơ cấu truyền chuyển động nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn
2.1.2. Cấu tạo
Gồm: - Bánh dẫn
Bánh bị dẫn
Dây đai
* Dây đai làm bằng da thuộc vải nhiều lớp hoặc cao su với vải đúc
2.1.3. Nguyên lý làm việc
SGK – 99
D1/D2=n2/n1=i
hay n2=n1 x (D1/D2)
bánh có đường kình nhỏ quay nhanh và ngược lại
2.1.3.Ứng dụng
Được sử dụng nhiều trong các loại máy như: máy cưa, máy khoan, máytuốt lúa....
2.2.Truyền động ăn khớp
2.2.1.Khái niệm
Một cặp bánh răng hoặc đĩa - xích truyền chuyển động cho nhau gọi là chuyền động ăn khớp
2.2.2.Cấu tạo
- Bộ truyền bánh răng gồm:bánh dẫn và bánh bị dẫn
- Bộ truyền xích gồm : đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích
* Để 2 bánh răng ăn khơp được với nhau thì 2 bánh răng có loại răng giống nhau, khoảng cách 2 rănh liên tiếp bằng nhau
2.2.3. Tính chất
i= n2/n1=Z1/Z2
hay n2=n1 x (D1/D2)
*Bánh răng( đĩa xích) nào có số răng ít hơn quay nhanh hơn
2.2.4.Ứng dụng
SGK - 101
4.Củng cố:
HS - Đọc phần ghi nhớ SGK - 101
GV: -Đa ra một số mô hình lắp ghép từng cơ cấu
HS: -Chỉ chỉ tên các chi tiết trong bộ truyền
- So sánh ưu nhợc điểm của 2 bộ truyền trên.
GV: - hướng dẫn HS làm bài 4 SGK – 101
- nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung của bài
Trả lời các câu hỏi cuối bài
Quan sát trong thực tế các bộ truyền trên
Xem trước bài 30
==============&============
Tiết 27: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Hiểu được vai trò của biến đổi chuyển động
Hiểu được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thông thường
Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các bộ biến đổi một cách hợp lý.
II. Điều kiện dạy học;
Giáo án, SGK,
mô hình mẫu các cơ cấu biến đổi chuyển động
Vở, bút..
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức:
Kiểm tra sỹ số: 8A1:
8A2:
8A3:
2.Kiểm tra:
1.Nêu cấu tạo, nguên lý và ứng dụng của bộ truyền đai?
2.Tại sao cần truyền chuyển động?Thế nào là 1 cơ cấu ?
3. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV: Yêu cầu HS quan sát H.30.1 hoàn thành nội dung còn thiếu SGK
HS: quan sát điền các thông tin còn thiếu trong SGK
GV: Phân tich như vậy trong máy khâu có rất nhiều chuyển động khác nhau
HS: - chỉ ra chuyển động ban đầu
GV: Kết luận vai trò của truyền chuyển động
HS :kể tên một số cơ cấu trong thực tế
GV đưa ra mô hình
HS: Quan sát H.30.1 và mô ghình nêu tên các chi tiết trong cơ cấu chỉ các chi tiết trên mô hình
GV: phân tích sự ghép nối giữa các chi tiết
GV:Cho mô hình hoạt động
HS: quan sát mô hình hoạt động trả lời các câu hỏi SGK
GV: Cho con trượt CĐ
HS: quan sát nêu hoạt động của cơ cấu lúc này
HS: Đọc thông tin về ứng dụng của cơ cấu
GV: Lấy ví dụ thực tế về cơ cấu phân tích rõ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau
- giải thích hoạt động của 2 cơ cấu trong SGK H.30.3
HS : lấy ví dụ trong thực tế
Tương tự như cơ cấu trên GV lắp cơ cấu
HS: quan sát H.30.4 và mô hình nêu cấu tạo của cơ cấu
GV cho cơ cấu hoạt động
HS: quan sát giái thích hoạt động của cơ cấu
- Trả lời các câu hỏi SGK
GV: phân tích kỹ mối liên hệ giữa tay quay và thanh lắc
HS: nêu ứng dụng trong thực tế
1.Tại sao cần biến đổi chuyển động
Vì: - Trong một máy có nhiều chuyển động khác nhau, các chuyển động này đều nhận chuyển đọng từ một chuyển động ban đầu
Gồm:
Biến CĐ quay thành CĐ tịnh tiến và ngược lại.
biến CĐ quay thành CĐ lắc và ngược lại
2. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
2.1.Biến CĐ quay thành CĐ tịnh tiến
2.1.1 Cấu tạo
Gồm: - tay quay
- thanh truyền
- con trượt
- giá đỡ
Các chi tiết này ghép với nhau bằng các khớp động
2.1.2.Nguyên lý làm việc
SGK – 103
Khi khớp B CĐ qua vị trí B’ và B’’ thì con trượt 3 đổi hướng
2.1.3. Ứng dụng
Được sử dụng nhiều trong các loại máy như: máy khâu, máy bào, máy cưa........
2.2 Biến CĐ quay thành CĐ tịnh tiến
2.2.1 Cấu tạo
Gồm: - tay quay
- thanh truyền
- thanh lắc
- giá đỡ
Các chi tiết này ghép với nhau bằng các khớp quay
2.2.2. .Nguyên l;ý làm việc
Khi tay quay tròn quanh trục thông qua thanh truyền làm thanh lắc chuyển động qua lại một góc quanh trục
2.1.3. Ứng dụng
Được sử dụng nhiều trong các máy như: máy dệt , máy khâu đạp chân, xe lăn.....
4.Củng cố:
HS - Đọc phần ghi nhớ SGK - 105
GV: -Đưa ra một số mô hình các cơ cấu
HS: -Chỉ chỉ tên các chi tiết có trong cơ cấu.
- So sánh ưu nhược điểm của 2 cơ cấu trên.
GV: - nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung của bài
Trả lời các câu hỏi cuối bài
Quan sát trong thực tế các máy có 2 cơ cấu trên
Xem trước bài 31 SGK
==============&============
Tiết 29: Thực hành
TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I.Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Hiểu được cấu tạo nghuyên lý làm việc của một số bộ truyền chuyển động
Tháo lắp và kiểm tra tỷ số truyền của các bộ truyền.
Có lòng ham mê tìm hiểu và có ý thức học tập làm việc theo quy trình.
II.Điều kiện dạy học;
Giáo án, SGK,
Mô hình bộ truyền động đai và truyền động ăn khớp .
Thước lá, thước cặp
Vở bài tập, mẫu báo cáo
III.Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức:
Kiểm tra sỹ số: 8A1:
8A2:
8A3:
2.Kiểm tra:
1.Viết công thức tính tỷ số truyền của các bộ truyền, giải thích các đại lượng trong công thức?
3. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học.
GV: Từ nội dung kiểm tra bài cũ nêu đặc điểm và ứng dụng của các bộ truyền nêu tầm quan trọng khi lắp ghép đúng kỹ thuật
- Để hiểu rõ hơn cấu tạo và kiểm tra tỷ số truyền của từng bộ truyền
trong thực tế, cách tháo bộ truyền
- Thông báo tên bài học
- thông báo mục tiêu của bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung của bài.
Gv: hướng dẫn HS đọc kỹ nội dung của bài thực hành.
HS : đọc nội dung bài thực hành , tìm hiểu về cấu tạo, quy trình tháo lắp
nội dung cần đạt được sau bài
GV: Giới thiệu cấu tạo của cơ cấu
- thông báo nội dung cần thực hiện
dùng thước lã và thước cặp đo và (đếm) đường kính bánh đai( số răng của bánh răng và đĩa xích) tính tỷ số truyền lý thuyết
Lắp cơ cấu đánh dấu đếm tỷ số truyền thực tế
- Phổ biến an toàn khi thực hành
- Phân chia dụng cụ, vật liệu, vị trí cho các nhóm
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
Hoạt động 3: Thực hành
GV: giao công việc cho HS.Các nhóm thực hiện theo bội dung
HS: Làm việc theo nhóm theo nội dung do GV hướng dẫn
- làm vào báo cáo, hoàn thành ngay tại lớp.
GV: quan sát HS thực hành ,chú ý cách sử dụng các dụng cụ ,kịp thời phát hiện uốn nắn những HS sử dụng các dụng cụ chưa hợp lý.
Hoạt động 4: Tổng kết - đãnh giá.
HS: thu dọn dụng cụ vệ sinh nơi thực hành
GV: gọi 1 số nhóm HS báo cáo kết quả thực hành của mình.
HS: báo cáo kết quả thực hành của mình ,các HS khác tự đánh giá kết quả vào báo cáo.
HS: đánh giá chéo kết quả của nhau bằng cách kiểm tra lắp các chi tiết, tính tỷ số truyền
GV: nhận xét giờ học, nêu rõ cái được và cái chưa được.
Đánh giá cho điểm 1 số HS.
4.Hướng dẫn – dặn dò.
Về nhà tiếp tục hoàn thành những nội dung chưa chính xác.
Xem trước bài ôn tập
Tiêt 29
ÔN TẬP: PHẦN CƠ KHÍ
I.Mục tiêu.
Học xong bài này học sinh :
Hệ thống hoá được toàn bộ nội dung phần cơ khí.
Hiểu và khắc sâu một số khái niệm cơ bản về cơ khí
Có ý thức ôn luyện chuẩn bị kiểm tra
II. Điều kiện dạy học:
Giáo án, SGK,.
Vở bài tập, bút, thớc kẻ.
III. Hoạt động trên lớp
1.Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
8A1 :
8A2 :
8A3 :
2.Kiểm tra bài cũ:
Lông trong khi giảng bài
3.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy - học
Nội dung
Gv: Treo sơ đồ của chương
HS: Dựa vào sơ đồ của chương nêu tóm tắt nội dung của chương
GV: từ các nội dung cơ bản nêu các câu hỏi cho HS trả lời
Các câu hỏi trong SGK
HS: trả lời các câu hỏi của GV
GV: Hứơng dẫn HS làm tuần tự từng bài tập trong SGK, mỗi bài tập gọi 1 HS lên bảng làm các HS khác ở dới làm vào vở bài tập
HS:Hoạt động theo nhóm các nhóm thảo luận mỗi nhóm làm 1 bài
- Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng làm bài
GV: gọi các nhóm nhận xét bài làm của các bạn trên bảng
1.Tóm tắt nội dung
+Vật liệu cơ khí-
Kim loại
phi kim loại
Cách phân loại VLCK
Phân biệt gang và thép
Kim loại màu và kim loại đen
+Dụng cụ cơ khí :
Đo và kiểm tra
tháo lắp
kẹp chặt
Gia công
+ Chi tiết máy và lắp ghép
Mối ghép không tháo được.
Mối ghép tháo được
Các khớp động
Nêu các khái niệm
Cấu tạo cỏa các loại mối ghép
Đặc điểm và ứng dụng
+Truyền và biến đổi CĐ
truyền chuyển động.
biến đổi chuyển động
4.Củng cố:
GV: - Tổng ghợp nêu các nội dung trọng tâm của phần
- Đọc một số câu hỏi ôn tập cho HS
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn toàn bộ nội dung của phần, hoàn thiện nốt các bài tập
- chuẩn bị nội dung bút, thước, chì giờ sau kiêmt tra 1 tiết thực hành
================&=============
Tiêt 30
ÔN TẬP: PHẦN CƠ KHÍ (tiếp theo)
I.Mục tiêu.
Học xong bài này học sinh :
Hệ thống hoá được toàn bộ nội dung phần cơ khí.
Hiểu và khắc sâu một số khái niệm cơ bản về cơ khí
Có ý thức ôn luyện chuẩn bị kiểm tra
II. Điều kiện dạy học:
Giáo án, SGK,.
Vở bài tập, bút, thớc kẻ.
III. Hoạt động trên lớp
1.Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
8A1 :
8A2 :
8A3 :
2.Kiểm tra bài cũ:
Lông trong khi giảng bài
3.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV: Hứơng dẫn HS làm tuần tự từng bài tập trong SGK, mỗi bài tập gọi 1 HS lên bảng làm các HS khác ở dới làm vào vở bài tập
HS:Hoạt động theo nhóm các nhóm thảo luận mỗi nhóm làm 1 bài
- Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng làm bài
GV: gọi các nhóm nhận xét bài làm của các bạn trên bảng
HS: nhận xét bài của các bạn làm trên bảng, các nhóm còn lại bổ xung
GV: cùng học sinh hoàn thiện từng bài tập
GV: cho HS lắp các bộ truyền, nêu tên các chi tiết, cách đọc thước cặp
HS Lắp bộ truyền đo đừơng kính các bánh tính tỷ số truyền
GV: khắc sâu lại phần này
2.ứng dụng.
Bài 1:
Tính tý số truyền với n1=2000v/phút Z1=50 răng; Z2=100 răng. n2=?
Bài 2:
Tính tý số truyền với n2=200v/phút Z1=50 răng; Z2=100 răng. n1=?
Bài 3:
Tính tý số truyền với n1=600v/phút D1=50 cm; D2=10cm . n2=?
Bài 4:
Tính tý số truyền với n1=1500v/phút Z1=50 răng; n2=300v/phút . Z2=?.
3. Thực hành
Lắp các bộ truyền và nêu tên các chi tiết trong bộ truyền
4.Củng cố:
GV: - Tổng ghợp nêu các nội dung trọng tâm của phần
- Đọc một số câu hỏi ôn tập cho HS
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn toàn bộ nội dung của phần, hoàn thiện nốt các bài tập
- chuẩn bị nội dung bút, thước, chì giờ sau kiêmt tra 1 tiết thực hành
==================&================
Tiêt 31 KIỂM TRA :THỰC HÀNH
I.Mục tiêu.
Học xong bài này học sinh :
Tự đánh giá được nhận thức của mình.
Làm quen với thi và kiểm tra.
Rèn tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong làm bài
II. Điều kiện dạy học:
Đề bài, đáp án.
Bút chì, bút, thước kẻ.
Thước cặp, mô hình truyền và biến đổi chuyển động
III. Hoạt động trên lớp
1.Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
8A1 :
8A2 :
8A3 :
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Hoạt động dạy học:
Đề bài:
Chia HS thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm từ 3 – 5 em thực hiện một nội dung
Lắp bộ truyền động đai chỉ tên các chi tiết,
Lắp bộ truyền động ăn khớp chỉ tên các chi tiết, đếm số răng bánh dẫn, bánh bị dẫn tính tỷ số truyền
Tháo lắp và điều chỉnh moay ơ xe đạp
dùng thước cắp đo đường kính bánh đai tính tỷ số truyền
Tính tỷ số truyền của bộ truyền sau: n1=1500 v/phút ;n2=250 v/phút ; D1=10 cm ; D2=?
Tính tỷ số truyền của bộ truyền sau: n1=1500 v/phút ;; Z1=45 răng ; Z2= 90 răng;
n2 =?
Hướng dẫn thực hiện
các nhóm bốc thăm nội dung bất kỳ, nếu phải câu 5,6 thì làm trên giấy và làm cá nhân,
các đề khác làm theo nhóm sau đó gọi lần lượt từng thành viên lên trả lời cách làm
Thang điểm:
Lắp đúng nội dung 5.0 điểm
Thực ghiện đúng quy trình 1.0 điểm
Đảm bảo an toàn 1.0 điểm
Có tính sáng tạo 1.0 điểm
Các bộ truyền hoạt động tốt 2.0 điểm
4. Củng cố
GV: nhận xét giờ kiểm tra
củng cố một số nội dung HS còn nắm chưa kỹ
5. Hướng dẫn - dăn dò
Về nhà ôn toàn bộ nội dung của 2 phần : vẽ kỹ thuật và cơ khí
Xem trước bài 32 SGK
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_27_31_truong_vinh_an.doc