I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Biết được tại sao phải truyền chuyển động trong các máy và thiết bị.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích các bộ truyền chuyển động.
3. Thái độ:
Có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các bộ truyền chuyển động.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ H29.1->H29.3 SGK.
- Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng và truyền động xích.
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.
III. Nội dung:
1. Ổn định lớp: 8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 19+20 - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Chương V. Truyền và biến đổi chuyển động
Truyền chuyển động
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Biết được tại sao phải truyền chuyển động trong các máy và thiết bị.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích các bộ truyền chuyển động.
3. Thái độ:
Có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các bộ truyền chuyển động.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ H29.1->H29.3 SGK.
- Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng và truyền động xích.
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu tại sao cần phải truyền chuyển động
-:hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV treo tranh vẽ H29.1 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Tại sao chiếc xe đạp cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau?
-> TL: Vì trục giữa là trục chuyển động ban đầu và khoảng cách từ trục giữa đến trục sau cách xa nhau.
- H: Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp?
-> TL: Vì các chi tiết này khi chuyển động cần có tốc độ quay khác nhau.
- H: Theo em nhiệm vụ của các chi tiết trong cơ cấu truyền động là gì?
-> TL: Biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
- H: Vậy tại sao cần phải truyền chuyển động?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
I- Tại sao cần truyền chuyển động?
Sở dĩ cần truyền chuyển động vì:
- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
* Kết luận: Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
HĐ2: Tìm hiểu về các bộ truyền chuyển động
-:hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu khái niệm về truyền động ma sát.
- GV treo tranh vẽ H29.2 SGK cho HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của bộ truyền động ma sát?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
- H: Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn lại quay theo?
-> TL: Bởi vì có lực ma sát giữa dây đai và bánh đai.
- H: Em hãy cho biết bánh đai thường làm bằng vật liệu gì?
-> TL: Thép hoặc gang.
- GV nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu truyền chuyển động ma sát.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Dựa vào hình vẽ và công thức ta thấy bánh nào có tốc độ quay lớn hơn?
-> TL: Bánh có đường kính nhỏ hơn có tốc độ quay lớn hơn.
- GV nhấn mạnh: muốn biết bánh nào quay nhanh hơn ta xét tỉ số truyền.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Em hãy nêu ứng dụng của truyền động ma sát?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV treo tranh vẽ H29.3 SGK cho HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của bộ truyền động ăn khớp?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
- H: Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo những yếu tố gì?
-> TL: Hai bánh răng có các răng cùng kích thước. Cỡ răng của đĩa với cỡ mắt xích phải tương ứng bằng nhau.
- GV nêu tỉ số truyền và tính chất của bộ truyền ăn khớp.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Em hãy nêu ứng dụng của truyền động ăn khớp?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
II- Bộ truyền chuyển động:
1. Truyền động ma sát - truyền động đai:
a, Cấu tạo:
Gồm bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.
b, Nguyên lí làm việc: SGK/99.
Tỉ số truyền:
i =
hay n2 = n1x
c, ứng dụng: SGK/100.
2. Truyền động ăn khớp:
a, Cấu tạo bộ truyền động:
- Bộ truyền động bánh răng gồm: bánh dẫn, bánh bị dẫn.
- Bộ truyền động xích gồm: đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.
b, Tính chất:
Tỉ số truyền: n2 = n1x
c, ứng dụng: SGK/101.
4. Củng cố:
- GV: Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Lấy thêm ví dụ
5. Nhắc nhở:
Chuẩn bị trước:
Bài 29. biến đổi chuyển động
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Biến đổi chuyển động
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Biết được tại sao cần phải biến đổi chuyển động trong các máy và thiết bị.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
2. Kĩ năng:
Biết tìm hiểu và phân tích một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tranh vẽ H30.1->H30.4 SGK.
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu tại sao cần phải biến đổi chuyển động
-:hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H30.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
-> TL: Nhờ biến đổi chuyển động của thanh truyền, vô lăng dẫn và vô lăng bị dẫn.
- H: Em hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền, kim máy khâu, vô lăng?
-> HS mô tả chuyển động bằng cách điền vào chỗ () trong SGK.
- H: Tất cả các chuyển động của thanh truyền, vô lăng, bánh đai, kim khâu bắt nguồn từ chuyển động nào?
-> TL: Bắt nguồn từ chuyển động bập bênh của bàn đạp.
- H: Vậy theo em tại sao cần phải biến đổi chuyển động?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
I- Tại sao cần biến đổi chuyển động?
Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động.
* Kết luận: Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển khác cung cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị.
HĐ2: Tìm hiểu về một số cơ cấu biến đổi chuyển động
hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H30.2 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay - con trượt?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Khi tay quay quay đều, con trượt sẽ chuyển động như thế nào?
-> TL: Con trượt sẽ chuyển động tịnh tiến.
- H: Khi nào con trượt đổi hướng chuyển động?
-> TL: Khi con trượt đến điểm chết trên và điểm chết dưới.
- GV kết luận về nguyên lí làm việc của cơ cấu.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Em hãy nêu ứng dụng của cơ cấu tay quay – con trượt?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H30.3 và trả lời câu hỏi trong SGK.
-> HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H30.4 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – thanh lắc?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Khi tay quay quay một vòng thì thanh lắc chuyển động như thế nào?
-> TL: Thanh lắc chuyển động qua lại quanh một trục góc D nào đó.
- H: Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển đồng quay được không?
-> TL: Có.
- H: Em hãy nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay thanh lắc?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Em hãy nêu ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
II- Một số cơ cấu biến đổi chuyển động:
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt):
a, Cấu tạo:
Gồm tay quay, thanh truyền, giá đỡ và con trượt.
b, Nguyên lí làm việc: SGK/103.
c, ứng dụng: SGK/103.
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – thanh lắc):
a, Cấu tạo:
Gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng khớp quay.
b, Nguyên lí làm việc: SGK/104.
c, ứng dụng: SGK/105.
* Kết luận: Các cơ cấu biến đổi chuyển động rất đa dạng, chúng được ứng dụng trong nhiều loại máy khác nhau.
4. Củng cố:
- GV: Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
5. Nhắc nhở:
Chuẩn bị trước:
Bài 31. Thực hành truyền chuyển động
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Thực hành
Truyền và biến đổi chuyển động
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo và nguyên lí hoạt đông của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
- Biết cách tháo, lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động. Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền động.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện tác phong làm việc đúng qui trình.
3 Thái độ:
Có ý thức bảo dưỡng các các bộ truyền động.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. tranh minh hoạ
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo và nguyên lí hoạt đông của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động. Biết cách tháo, lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình động cơ 4 kỳ, mô hình bộ truyền động đai, truyền động ăn khớp và truyền động xích.
- Cách tiến hành:
+ GV nêu mục tiêu của bài thực hành và phần chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để HS nắm được.
+ GV hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng thước lá và thước cặp, đếm số răng của đĩa xích và bánh răng.
+ GV hướng dẫn và thực hiện mẫu cách lắp giáp các bộ truyền chuyển động và kiểm tra tỉ số truyền.
+ GV chỉ rõ từng chi tiết trên mô hình động cơ 4 kỳ, cho HS quan sát nguyên lí hoạt động và hướng dẫn HS thực hiện các nội dung trong mục II.3 SGK.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: HS biết được cấu tạo và nguyên lí hoạt đông của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động. Biết cách tháo, lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
- Thời gian: 18 phút.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình động cơ 4 kỳ, mô hình bộ truyền động đai, truyền động ăn khớp và truyền động xích.
- Cách tiến hành:
+ GV phân chia HS theo nhóm và nêu nhiệm vụ của từng nhóm, đổi nhiệm vụ của các nhóm cho nhau khi đã hoàn thành hết một nội dung.
+ GV chú ý HS làm việc phải theo qui trình, giữ vệ sinh nơi thực hành góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
+ GV cho HS thực hành theo nội dung đã phân công. GV theo dõi, hướng dẫn và duy trì kỷ luật lao động lớp học nếu cần thiết.
HĐ2: Hướng dẫn kết thúc
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bài làm của mình theo mục tiêu bài học.
- Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS ngừng hoạt động, nộp lại sản phẩm, báo cáo thực hành của từng nhóm.
+ GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh lớp học.
+ GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình theo mục tiêu bài học.
4. Củng cố:
GV nhận xét tiết thực hành và cho học sinh vệ sinh nơi thực hành
5. Nhắc nhở:
Chuẩn bị trước:
Bài 32. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Phần ba. Kỹ thuật điện
Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
- Biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
Biết sử dụng và tiết kiệm điện năng.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn và tiết kiệm điện năng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. tranh minh hoạ
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm điện năng và sản xuất điện năng
- Mục tiêu: HS biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
- Thời gian: 27 phút.
- Đồ dùng dạy học: Mô hình máy phát điện quay tay, tranh vẽ H32.1->H32.4 SGK.
- Cách tiến hành:
hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- H: Theo em điện năng là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Con người đã sử dụng các loại năng lượng cho các hoạt động của mình như thế nào?
-> TL: Để sản xuất ra điện năng.
- GV nêu: Tất cả các năng lượng mà chúng ta đã biết con người đã khai thác và biến đổi thành điện năng để phục vụ cho mình.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H32.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H32.2 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy thuỷ điện?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV giới thiệu quy trình sản xuất điện trong nhà máy điện nguyên tử.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Ngoài các năng lượng trên con người còn dùng năng lượng nào để sản xuất điện năng?
-> TL: Năng lượng mặt trời, gió, sóng biển
- H: Các nhà máy điện thường được xây dựng ở đâu?
-> TL: Nơi có nhiều năng lượng và có đủ điều kiện để sản xuất ra điện năng.
- H: Điện năng được truyền tải đến nơi sử dụng điện bằng phương tiện gì?
-> TL: Bằng các đường dây dẫn điện cao áp, hạ áp.
- H: Cấu tạo của đường dây truyền tải gồm các phần tử gì?
->TL: Dây dẫn điện, cột điện, sứ cách điện.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
I- Điện năng:
1. Điện năng là gì?
Điện năng là năng lượng (công) của dòng điện.
2. Sản xuất điện năng:
a, Nhà máy nhiệt điện:
Nhiệt năng của than đốt (đun nóng nước) -> Hơi nước (làm quay) -> Tua bin (làm quay) -> Máy phát điện (phát) -> Điện năng.
b. Nhà máy thuỷ điện:
Thủy năng của nước (làm quay) -> Tua bin (làm quay) -> Máy phát điện (phát) -> Điện năng.
c, Nhà máy điện nguyên tử:
Năng lượng phóng xạ của nguyên tử (đun nóng nước) -> Hơi nước (làm quay) -> Tua bin (làm quay) -> Máy phát điện (phát) -> Điện năng.
3. Truyền tải điện năng:
- Truyền tải điện năng dùng hệ thống đường dây truyền tải điện.
- Từ nhà máy đến khu công nghiệp dùng đường dây truyền tải cao áp.
- Đưa điện đến khu dân cư dùng đường dây truyền tải hạ áp.
* Kết luận: Nhà máy điện có chức năng biến đổi các dạng năng lượng: nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử thành điện năng.
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của điện năng
- hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu: Hiện nay điện năng có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất và đời sống.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Em hãy nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong sản xuất và đời sống?
-> HS tìm ví dụ điền vào chỗ () trong SGK.
- H: Vậy điện năng có vai trò như thế nào.
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
II- Vai trò của điện năng:
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản xuất, đời sống.
- Nhờ có điện năng quá trình sản xuất được tự động hoá, cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi, văn minh hơn.
* Kết luận: Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho sản xuất, đời sống.
4. Củng cố:
- GV: Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Chú ý học sinh về an toàn trong quá trình sử dụng điện năng
5. Nhắc nhở:
Chuẩn bị trước:
Bài 33. An toàn điện
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_1920_vu_quang_vinh.doc