I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : -Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
2. Kĩ năng : - Rèn tư duy không gian ,kĩ năng đọc bản vẽ lắp đơn giản, củng cố kĩ năng sử dụng dụng cụ vật liệu thành thạo.
3. Thái độ : -Làm việc nghiêm túc, hợp tác trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV : -Bản vẽ bộ vòng đai , mô hình bộ vòng đai, máy tính.
2. HS : -Đọc trước bài và kẽ trước bảng 13.1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Trả bài thực hành cho HS.
3. Đặt vấn đề :
Thực tế vật thể gồm nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau. Vậy để lắp ghép các chi tiết lại chúng ta phải tiến hành theo trình tự nhất định và theo bản vẽ cho trước (BVL).=>Vậy nội dung của bản vẽ lắp có những nội dung gì? chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 6, Tiết 12: Bản vẽ lắp - Đinh Văn Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 06 Ngày soạn : 20/09/2013
Tiết : 12 Ngày dạy : /09/2013
Bài 13 :BẢN VẼ LẮP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : -Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản..
2. Kĩ năng : - Rèn tư duy không gian ,kĩ năng đọc bản vẽ lắp đơn giản, củng cố kĩ năng sử dụng dụng cụ vật liệu thành thạo.
3. Thái độ : -Làm việc nghiêm túc, hợp tác trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV : -Bản vẽ bộ vòng đai , mô hình bộ vòng đai, máy tính.
2. HS : -Đọc trước bài và kẽ trước bảng 13.1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Trả bài thực hành cho HS.
3. Đặt vấn đề :
Thực tế vật thể gồm nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau. Vậy để lắp ghép các chi tiết lại chúng ta phải tiến hành theo trình tự nhất định và theo bản vẽ cho trước (BVL).=>Vậy nội dung của bản vẽ lắp có những nội dung gì? chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
4. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp :
-Tìm hiểu bản bẽ lắp theo hướng dẫn của GV. Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.
- Biểu diễn hình dạng, kết cấu, vị trí giữa các chi tiết của sản phẩm.
- Dùng trong thiết kế và lắp ráp.
- Đọc bản vẽ và nêu câu trả lời câu hỏi.
- Cho HS quan sát tìm hiểu nội dung BVL.
- BVL là bản vẽ như thế nào?
- Công dụng của BVL?
- BVL bao gồm những nội dung gì?
- Giáo viên giới thiệu thêm một số bản vẽ lắp và chuyển sang nôi dung khác.
Hoạt động 2 : Đọc bản vẽ lắp:
- Học sinh tìm hiểu các bước đọc bản vẽ
- Trình bày bội dung từng bước
- Đọc ví dụ bộ vòng đai
1.Khung tên
2.Bản kê
3.Hình biểu diễn.
4.Kích thước
6.Tổng hợp
-Học sinh đọc ví dụ bản vẽ bộ vòng đai.
- Rút kinh nghiệm
- Cho học sinh tìm hiểu Sgk
- Có mây bước đọc một bản vẽ ?
- Các bước cần hiểu những vấn đề gì ?
- Giáo viên Hướng dẫn học sinh đọc ví dụ bản vẽ bộ vòng đai.
- Nhận xét rút ra cách đọc chính xác.
- Giới thiệu thêm một số bản vẽ lắp đơn giản thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 3: Củng cố ,hướng dẫn về nhà.
- Trình bày 4 nội dung.
-Trả lời câu hỏi.
-Kẽ lại bảng mẫu bài 13 vào báo cáo thực hành)
- Đọc kĩ trình tự đọc BVL
- Cho HS nắm vững cách đọc BVL và nội dung của nó.
- Làm bài tập 1,2.
- Chuẩn bị bài thực hành.(Kẽ lại bảng mẫu bài 13 vào vở)
- Đọc kĩ trình tự đọc BVL
5. Nội dung ghi bảng :
I. NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP :
- KN: Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.
-BVL dùng để thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
-BVL gồm những nội dung:
+Hình biểu diễn: gồm hình chiếu, hình cắt thể hiện hình dạng và kết cấu của sản phẩm.
+Kích thước: kích thước chung, kích thước các chi tiết.
+Bản kê: gồm số thứ tự, tên chi tiết, số lượng, vật liệu.
+Khung tên: tên gọi sản phẩm, tỉ lệ...
II. ĐỌC BẢN VẼ LẮP :
-Đọc bản vẽ lắp theo trình tự sau:
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Ví dụ cụ thể (Bộ vòng đai)
1.Khung tên
-Tên gọi sản phẩm.
-Tỉ lệ bản vẽ.
-Bộ vòng đai.
-1:1
2.Bản kê
-Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết.
-Vòng đai 2; Đai ốc 2; Vòng đệm 2; Bulông 2.
3.Hình biểu diễn.
-Tên gọi hình chiếu
-Hình cắt
-HCB
-HCĐ có cắt cục bộ.
4.Kích thước
-Kích thước chung.
-Kích thước lắp giữa các chi tiết.
-Kích thước xác định khoản cách giữa các chi tiết.
-140, 50, 78.
-M10.
-50, 110.
5.Phân tích chi tiết
-Vị trí các chi tiết.
-Tô màu chi tiết.
6.Tổng hợp
-Trình tự tháo-lắp
-Công dụng của sản phẩm.
-Tháo:2-3-4-1 -Lắp: 1-4-3-2.
-Ghép các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_6_tiet_12_ban_ve_lap_dinh_van_t.doc