Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 15: Thực hành làm xirô hoa quả - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Làm được xi rô quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật

 Có ý thức cẩn thận, nghiêm túc học hỏi ứng dụng vào thực tế ở gia đình

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 1kg sơri, 1,5kg đường cát

 Lọ thuỷ tinh sạch

2.Học sinh

 Học thuộc bài 14

 Nghiên cứu trước bài 15

 Đem theo mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

a. Trình bày qui trình thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả?

b. Khi tiến hành bón thúc cho cây ăn quả cần lưu ý điều gì?

3. Giới thiệu bài mới (3’)

Các em đã từng uống những loại nước trái cây nào?

Để biết xem nước trái cây mà các em uống và nước xi rô quả khác nhau như thế nào và cách làm xi rô quả ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành số 15. Làm xi rô quả

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 15: Thực hành làm xirô hoa quả - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn 27/2/2009 Tiết 30 Ngày dạy 31/3/2009 Bài 15 Thực hành LÀM XI RÔ QUẢ (TIẾT 1) @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Làm được xi rô quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật Có ý thức cẩn thận, nghiêm túc học hỏi ứng dụng vào thực tế ở gia đình II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học 1kg sơri, 1,5kg đường cát Lọ thuỷ tinh sạch 2.Học sinh Học thuộc bài 14 Nghiên cứu trước bài 15 Đem theo mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Trình bày qui trình thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả? Khi tiến hành bón thúc cho cây ăn quả cần lưu ý điều gì? Giới thiệu bài mới (3’) Các em đã từng uống những loại nước trái cây nào? Để biết xem nước trái cây mà các em uống và nước xi rô quả khác nhau như thế nào và cách làm xi rô quả ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành số 15. Làm xi rô quả Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7’ 8’ 7’ Qui trình thực hành Bước 1. Lựa chọn quả đều, không bị giập nát, rửa sạch, để ráo nước Bước 2.Xếp quả vào lọ, cứ một lớp quả, 1 lớp đường, sao cho lớp đường phủ kín quả. Tỉ lệ 1kg quả cần 1,5kg đường. Sau đó đậy kín và để ở nơi qui định. Bước 3. Sau 20-30 ngày, chắt lấy nước. Sau đó cho thêm đường để chiết cho hết dịch quả, lần này lượng đường ít hơn, tỉ lệ kg quả cần 1 kg đường. Sau 1-2 tuần, chắt lấy nước lần thứ hai. Đổ lẫn nước của hai lần chắt với nhau sẽ được loại nước xi rô đặc, có thể bảo quản được trong 6 tháng. HĐ1. Tìm hiểu về qui trình thực hành làm xi rô quả Đưa cho HS xem nhiều loại quả sơ ri gồm quả chín tươi nguyên vẹn, quả còn non, quả bị giập nát, quả bẩn Yêu cầu HS chọn những quả thích hợp và giải thích tại sao lại chọn như vậy? Để nước quả đảm bảo vệ sinh và có chất lượng thì xử lí quả như thế nào? Theo em nên xếp quả với đường vào lọ như thế nào là hợp lí nhất? Tại sao? Tại sao ta chọn tỉ lệ là 1kg quả: 1,5kg đường mà không chọn tỉ lệ khác? Tại sao phải đậy kín lọ sau khi xếp quả xong? Sau khi tiến hành xong, ta bảo quản sản phẩm như thế nào? Theo em khoảng bao lâu chúng ta có thể dùng nước quả này? Giới thiệu khoảng 20-30 ngày chắt lấy nước. Sau đó cho thêm đường để chiết cho hết dịch quả, lần này lượng đường ít hơn, tỉ lệ kg quả cần 1 kg đường. Sau 1-2 tuần, chắt lấy nước lần thứ hai. Tại sao sau khi chắt hết nước chún ta lại thêm đường với tỉ lệ ít hơn ban đầu? Theo em, bản chất của quá trình làm xi rô quả là gì? Giới thiệu nếu bảo quản tốt thì món thức uống này có thể dùng trong 6 tháng Giới thiệu nếu dùng một loại trái cây làm xi rô quả thì nước quả của chúng ta khá đơn điệu, mùi vị cũng không đa dạng và hấp dẫn. Chúng ta có thể kết hợp một vài loại quả để tăng thêm hương vị cho nước quả của chúng ta như kết hợp chuối, chanh; kết hợp táo, quất; kết hợp sơ ri, chanh Em hãy so sánh sự khác biệt giữa nước trái cây đóng hộp mà ta uống hàng ngày với nước trái cây chúng ta tìm hiểu hôm này? Chọn những quả chín, nguyên vẹn để đảm bảo nước quả ngon nhất, có chất lượng và hợp vệ sinh nhất. Quả cần rửa quả sạch sẽ, để ráo nước Nên xếp một lớp quả với một lớp đường là thích hợp nhất nhằm trộn đều đường với quả. Nếu đường nhiều quá thì nước sẽ quá ngọt, dùng không có lợi cho sức khoẻ lại lãng phí; ngược lại nếu ít đường quá thì nước quả sẽ bị chua, dễ bị lên men, dùng không có chất lượng. Do vậy cứ theo tỉ lệ 1:1,5 là tốt nhất. Nhằm không cho các sinh vật khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước quả và đảm bảo vệ sinh, hạn chế nấm mốc xâm nhập gây hư hỏng nước quả. Cần đậy kín , để nơi khô ráo thoáng mát để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng nước quả. HS trả lời tự do Vì dịch quả đã hoà tan vào nước đường khá nhiều, dịch còn trong quả còn ít nên cần lượng đường ít hơn là đủ Làm cho dịch trong quả bị khuếch tán ra bên ngoài môi trường. Chúng ta có nước đường kết hợp với dịch quả mà ta yêu thích sẽ tạo nên một món thức uống tuyệt vời, ít nhất là đối với bản thân chúng ta. Nước trái cây đóng hộp thực chất chỉ là hương vị tổng hợp, uống nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ, còn nước quả chúng ta làm hôm nay là nước trái cây thiên nhiên, rất có lợi 7’ HĐ2. Thực hành mẫu GV làm mẫu và nhắc lại những điều cần lưu ý cho HS rõ Nhắc lại các bước thực hành 3’ HĐ3. Tổ chức thực hành Hướng dẫn HS đem đầy đủ vật liệu dụng cụ thực hành cho kì sau: Lọ tuỷ tinh Đường và quả theo đúng tỉ lệ HS có thể chọn những loại quả mình yêu thích, có thể dùng một loại quả hoặc kết hợp nhiều loại Quả phải được chuẩn bị trước: rửa sạch, gọt vỏ (nếu cần) Ghi chép những yêu cầu IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Chọn câu đúng nhất Làm xi rô quả cần chọn tỉ lệ đường:quả là A.1:1,5 B.1:1 C.1,5:1 D.Bao nhiêu cũng được Nếu đường ít sẽ có tác hại A.Nước quả lạt B.Nước quả dễ bị hỏng, giảm chất lượng, không bảo quản được lâu C.Không thể làm nước quả được D.Lâu có nước quả Cần chắt lấy nước quả lần 2 vì A.Lần đầu dùng không đủ B.Lần thứ nhất dùng không tốt cho sức khoẻ C.Dùng cả hai lần mới đúng cách D.Tận dụng triệt để dịch quả B.Đánh giá C.Công việc về nhà Học bài 15 Chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành theo yêu cầu Rút kinh nghiệm Tuần 32 Ngày soạn 27/2/2009 Tiết 31 Ngày dạy 06/4/2009 Bài 15 Thực hành LÀM XI RÔ QUẢ (TIẾT 2) @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Làm được xi rô quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật Có ý thức cẩn thận, nghiêm túc học hỏi ứng dụng vào thực tế ở gia đình II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học 1kg sơri, 1,5kg đường cát Lọ thuỷ tinh sạch 2.Học sinh Học thuộc bài 15 Đem theo mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Trình bày qui trình thực hành làm xi rô quả Giới thiệu bài mới (3’) Các em đã từng uống những loại nước trái cây nào? Để biết xem nước trái cây mà các em uống và nước xi rô quả khác nhau như thế nào và cách làm xi rô quả ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành số 15. Làm xi rô quả Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ1. Thực hành cá nhân Kiểm tra sự chuẩn bị của từng cá nhân Hướng dẫn, uốn nắn những HS chưa thực hiện được Ghi điểm thực hành Mỗi HS tự hoàn thành 1 mẫu IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Khi tiến hành làm xi rô quả em rút ra được kinh nghiệm gì? B.Đánh giá Tinh thần thái độ tham gia thực hành C.Công việc về nhà Học lại bài 12,13,14 Chuẩn bị cho tiết sau thực hành tổng hợp lấy điểm kiểm tra. Nội dung như sau: Đem theo cuốc, xẻng, 1 cây con Nhận biết 2 loại sâu , 2 loại bệnh qua tranh Trồng được 1 cây ăn quả theo đúng qui rình kĩ thuật Đào rãnh bón phân cho cây ăn quả theo đúng qui trình kĩ thuật Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_15_thuc_hanh_la.doc