I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà .
Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng .
II. TRỌNG TÂM BÀI :
Giúp học sinh hiểu về cấu tạo, sử dụng của các loại vật liệu điện trong mạng điện .
Phân biệt được một số loại dây dẫn , dây cáp của mạng điện trong nhà .
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên :
· Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo .
· Hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3, hình 2.4 trang 9, 10, 11, 12 sách giáo khoa .
· Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện .
· Một số vật cách điện của mạng điện .
2. Chuẩn bị của học sinh :
· Xem trước bài học trong SGK .
· Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện .
· Một số vật cách điện của mạng điện .
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục và Đào Tạo
Quận / Huyện 5
Trường Mạch Kiếm Hùng
Giáo án môn công nghệ 9
Bài số :02
Thời gian : 2 tiết
Tiết : 02+03
Tuần : 01+02 ( từ ........... đến ............)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà .
Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng .
II. TRỌNG TÂM BÀI :
Giúp học sinh hiểu về cấu tạo, sử dụng của các loại vật liệu điện trong mạng điện .
Phân biệt được một số loại dây dẫn , dây cáp của mạng điện trong nhà .
III. CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của giáo viên :
Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo .
Hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3, hình 2.4 trang 9, 10, 11, 12 sách giáo khoa .
Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện .
Một số vật cách điện của mạng điện .
Chuẩn bị của học sinh :
Xem trước bài học trong SGK .
Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện .
Một số vật cách điện của mạng điện .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY _ HỌC :
1. Ổn định lớp ( thời gian ____ phút )
Điểm danh học sinh .
2. Kiểm tra bài cũ ( thời gian ____ phút )
Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng ?.
Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào ?
Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào ?
3. Bài mới ( thời gian ____ phút )
Thời gian
Nội dung kiến thức
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu
GIỚI THIỆU
* * Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học .
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mạng điện trong lớp học và hỏi :
+ Vật liệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm những gì ?
+ Dây cáp điện và dây dẫn điện được dùng để làm gì ?
* * Giáo viên kết luận :
Vật liệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm dây cáp điện, dây dẫn điện và những vật liệu cách điện . Dây cáp điện và dây dẫn điện được dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến đồ dùng điện .
* Học sinh thảo luận và trả lời .
* Học sinh bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2 : Dây dẫn điện
I – Dây dẫn điện .
1. Phân loại
+ Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn điện được bọc cách điện .
2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện
* Gồm hai phần : lõi và lớp vỏ cách điện .
* Lõi dây dẫn thường làm bằng đồng hoặc nhôm; được chế tạo thành một sợi hoặc nhiều sợibện với nhau .
* Vỏ cách điện gồm một lớp hay nhiều lớp thường bằng cao su, chất cách điện tổng hợp .
* Ngoài lớp cách điện, một số loại dây dẫn điện còn có thêm một lớp bảo vệ chống va đập cơ học, ảnh hưởng của độ ẩm, nước và các chất hoá học .
* Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, dây dẫn bọc cách điện thường được chế tạo thành nhiều loại, cỡ khác nhau .
3. Sử dụng dây dẫn điện
+ Đối với mạng điện trong nhà, việc lựa chọn dây dẫn điện không được tự tiện mà cần tuân theo theo thiết kế của mạng điện .
+ Trong bản thiết kế, dây dẫn thường được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định .
+ Kí hiệu dây dẫn bọc cách điện : M(n x F
M : lõi đồng
N : Số lõi dây
F : tiết diện của lõi dây (mm2 ) .
+ Trong quá trình sử dụng, cần chú ý :
+Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng .
+ Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài ( dây dẫn có phích cắm điện ) .
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.1 sách giáo khoa, mẫu dây dẫn điện .
* * Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Quan sát cấu tạo của một số loại dây dẫn điện trong hình 2.1, em hãy phân loại và ghi số thứ tự của hình vào bảng 2.1 ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận :
* * Giáo viên cho học sinh điền kết quả vào bảng
* * Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :
+ Hãy điền những từ thích hợp vào chổ trống trong các câu sau trong sách giáo khoa trang 10 .
* * Giáo viên nhận xét .
* * Giáo viên cho học sinh điền từ
* * Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi :
+ Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn điện như thế nào ?
* * Giáo viên kết luận
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.2 sách giáo khoa và hỏi :
+ Dây dẫn điện gồm bao nhiêu phần tử ? kể tên ?
+ Lõi dây dẫn thường làm bằng vật liệu gì ?
+ Lõi dẫn điện được chế tạo như thế nào ?
+ Vỏ cách điện thường làm bằng vật liệu gì ?
+ Vỏ cách điện gồm bao nhiêu loại ? kể tên ?
+ Ngoài lớp cách điện, một số dây dẫn khác còn thêm lớp vỏ nào nữa ?
+ Chức năng của lớp vỏ bảo vệ như thế nào ?
+Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, dây dẫn bọc cách điện thường được chế tạo như thế nào ?
+ Hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận :
* * Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi :
+ Đối với mạng điện trong nhà, việc lựa chọn dây dẫn điện như thế nào ?
+ Trong bản thiết kế, dây dẫn được lựa chọn như thế nào?
+ Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện được ghi như thế nào?
+ Em hãy giải thích kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận :
* * Giáo viên cho học sinh giải thích kí hiệu :
+ Hãy đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện : M(2x1,5)
* * Giáo viên nhận xét
* * Giaó viên nêu vấn đề :
+ Trong quá trình sử dụng cần chú ý những điều nào ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận :
HOẠT ĐỘNG NHÓM
* Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi kết luận
* Học sinh ghi kết quả
* Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời .
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh nghe
* Học sinh điền từ : bọc cách điện; nhiều; nhiều .
* Học sinh thảo luận vả trả lời
* Học sinh tự ghi bài
* Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi kết luận
* Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi kết luận
* Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi kết luận
Hoạt động 3 : Dây cáp điện
II _ Dây cáp điện .
+ Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện, bên ngoài là vỏ bảo vệ mềm .
+ Cáp điện của mạng điện trong nhà là loại cáp 1 pha, điện áp thấp, 1 lõi hoặc 2 lõi .
Cấu tạo :
+ Cáp điện gồm các phần chính : Lõi cáp, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ .
+ Lõi cáp thường bằng đồng hoặc nhôm .
+ Vỏ cách điện được làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất Polyvinyl chloride PVC .
+ Vỏ bảo vệ được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt cáp khác nhau + Cáp điện của mạng điện trong nhà thường có lớp vỏ bảo vệ mềm chịu được nắng mưa .
Sử dụng cáp điện :
+ Với mạng điện trong nhà, cáp được dùng để lắp đặt đường day hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà .
+ Cáp được gọi tên theo chất cách điện .
+ Khi thiết kế, mua cáp cần chỉ rõ chất cách điện, cáp điện áp và chất liệu làm lõi .
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.3 sách giáo khoa, một số mẫu dây cáp, dây dẫn và hỏi :
+ Em hãy cho biết trường hợp nào dây dẫn điện được gọi là dây cáp điện ?
+ Cáp điện của mạng điện trong nhà là loại cáp điện như thế nào ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.3 sách giáo khoa, một số mẫu dây cáp và hỏi :
+ Em hãy cho biết dây cáp điện gồm bao nhiêu phần ?Kể tên ?
+ Lõi cáp thường làm bằng vật liệu nào ?
+ Vỏ cách điện thường làm bằng vật liệu nào ?
+ Vỏ bảo vệ được chế tạo cho phù hợp với những điều kiện như thế nào?
+ Cáp điện của mạng điện trong nhà có lớp vỏ bảo vệ như thế nào ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bảng 2.2 sách giáo khoa và hỏi :
+ Cáp một lõi có cấu tạo như thế nào? Phạm vi sử dụng như thế nào ?
+ Cáp nhiều lõi có cấu tạo như thế nào? Phạm vi sử dụng như thế nào ?
* * Giáo viên nhận xét
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.4 sách giáo khoa và hỏi :
+ Với mạng điện trong nhà, cáp được dùng để lắp đặt như thế nào?
+ Tên gọi của cáp được gọi theo chất gì ?
+ Khi thiết kế, mua cáp theo điều kiện nào ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận
HOẠT ĐỘNG NHÓM
* Học sinh quan sát,thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
* Học sinh quan sát,thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
* Học sinh quan sát,thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
* Học sinh quan sát,thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
Hoạt động 4 : Vật liệu cách điện
III. Vật liệu cách điện
+ Trong mạng điện, vật liệu cách điện luôn đi liền với vật liệu dẫn điện nhằm đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và an toàn cho người và mạng điện .
+ Trong lắp đặt điện, vật liệu cách điện phải đạt được các yêu cầu : độ bền cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao .
+ Các chất cách điện được dùng làm vật liệu để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẫn; pu-li; kẹp sứ; đế cầu chì; vỏ công tắc;
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
* * Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu vật liệu cách điện và hỏi :
+ Em hãy cho thế nào là vật liệu cách điện ?
+Công dụng của vật liệu cách điện ?
+ Trong lắp đặt, vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu như thế nào ?
* * Giáo viên nhận xét và kết luận
* * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa
+ Hãy gạch chéo vào những ô trống để chỉ ra những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà .
* * Giáo viên nhận xét và kết luận :
HOẠT ĐỘNG NHÓM
* Học sinh quan sát,thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
* Học sinh quan sát, thảo luận và thực hiện bài tập
* Học sinh tự ghi bài
Hoạt động 5 : Tổng kết
* * Nhận xét _ đánh giá giờ học .
* * Yêu cầu học sinh làm được một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn, vật cách điện trong mạng điện trong nhà và mô tả được cấu tạo của một số vật mẫu trong bản sưu tập đó .
4. Củng cố bài ( thời gian ____ phút )
* Trả lời 2 câu hỏi trong sách giáo khoa :
+ Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?
+ So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện ?
5. Dặn dò _ giao bài ( thời gian ____ phút )
* Chuẩn bị bài 3 “ Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện “ trong sách giáo khoa .
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_bai_2_vat_lieu_dien_dung_trong_lap_d.doc