I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết yêu cầu nối dây dẫn điện, hiểu phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện.
- Kỹ năng: Nối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện.
- Thái độ: làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn.
- Giáo dục môi trường: Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ kiện thừa ra môi trường xung quanh.(phần thực hành)
II. TRỌNG TÂM: Nắm được qui trình nối dây dẫn điện.
III. CHUẨN BỊ:
+ GV: Một số mẫu mối nối thẳng, phân nhánh loại dây lõi 1 sợi, nhiều sợi, kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, phích cắm, công tắc điện, hộp nối dây.
+ HS: dây lõi 1 sợi, nhiều sợi, giấy ráp, băng cách điện.
IV. TIẾN TRÌNH:
1, Ổn định tổ chức và kiểm diện
2, Kiểm tra miệng: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 4+5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 4 - Tiết: 5
Tuần dạy: THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (tt)
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được công dụng và sử dụng một số đồng hồ đo điện (đồng hồ vạn năng).
Kỹ năng: Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện.
Thái độ: Cẩn thận, đảm bảo, an toàn điện.
II. Trọng tâm: Nắm được nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng.
III. CHUẨN BỊ: + GV: Đồng hồ vạn năng.
+ HS: sgk, tập ghi.
IV. TIẾN TRÌNH:
1, Ổn định tổ chức và kiểm diện
2, Kiểm tra miệng:
● Kể tên một số loại đồng hồ đo điện - Nêu chức năng của Ampe kế, vôn kế và đồng hồ vạn năng.
3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: T/H đồng hồ đo điện: Đồng hồ vạn năng.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Làm việc nhóm theo các nội dung sau:
* Đọc và giải thích những kí hiệu trên mặt đồng hồ.
* Chức năng của đồng hồ: Phối hợp 3 chức năng của 3 loại dụng cụ đo.
* Tìm hiểu chức năng của các núm điều chỉnh.
+ Nhắc nhở hs không nên sử dụng tùy tiện khi chưa biết cách dùng.
+ Yêu câu hs mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ.
- Các nhóm nhận đồng hồ q/s cấu tạo ngoài đồng hồ.
* Hoạt động 2: t/h nguyên tắc chung khi sử dụng đồng hồ vạn năng.
- Đọc nguyên tắc chung.
+ H/d – giải thích cho hs các nguyên tắc chung.
+ Chú ý: phải cắt điện trước khi đo điện trở.
II. Tìm hiểu đồng hồ đo điện: Đồng hồ vạn năng.
- Đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và đo điện trở.
- Kí hiệu: A V .
* Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
- Điều chỉnh núm chỉnh 0: Chập mạch hai đầu que đo, chỉnh kim chỉ về số 0 của thang đo nếu kim chưa chỉ về 0. Thao tác này cần thực hiện cho mỗi lần đo.
- Khi đo không chạm tay vào đầu kim đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số đo.
- Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đế khi nhận được kết quả thích hợp để trách kim bị va đập mạch.
4, Câu hỏi, bài tập củng cố:
Khi sử dịung đồng hồ vạn năng ta cần chú ý đến các nguyên tắc nào?
" Điều chỉnh núm chỉnh 0; Khi đo không chạm tay vào đầu kim đo;
5, Hướng dẫn hs tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
+ Xem lại nguyên tắc khi sử dụng đồng hồ vạn năng.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị thực hành (tt): Sử dụng đồng hồ vạn năng.
Mẫu báo cáo thực hành.
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Sử dụng ĐD, TBDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài: 4 - Tiết: 6
Tuần dạy:
Ngày dạy: THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được công dụng và sử dụng một số đồng hồ đo điện (đồng hồ vạn năng).
Kỹ năng: Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện – đồng hồ vạn năng.
Thái độ: Cẩn thận, đảm bảo, an toàn điện.
II. TRỌNG TÂM: Sử dụng được đồng hồ vạn năng.
III. CHUẨN BỊ:
+ GV: Đồng hồ vạn năng.
+ HS: sgk, tập ghi.
IV. TIẾN TRÌNH:
1, Ổn định kiểm diện
2, Kiểm tra miệng:
● Kể tên 1 số loại đồng hồ đo điện. Mô tả cấu tạo ngoài của ĐHVN và nêu chức năng đồng hồ vạn năng?
3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Sử dụng đồng hồ đo điện: Đồng hồ vạn năng
+ Hướng dẫn hs đo R bằng ĐHVN - Hướng dẫn trình tự cách đo.
- Nhắc lại chức năng và cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
+ Cho hs đọc nguyên tắc chung khi đo R bằng ĐHVN.
- Tiến hành đo sau khi Gv làm mẫu.
+ Theo dõi các nhóm thực hiện – Điều chỉnh sai sót hs.
- Kết thúc công việc – Hs báo cáo.
+ Hướng dẫn hs thu dọn các thiết bị.
* Hoạt động 2: Đánh giá và tổng kết bài thực hành
+ Đánh giá tổng kết bài thực hành.
+ Nếu còn thời gian GV cho hs tự đánh giá hoặc đánh giá chéo các kết quả thực hành của các nhóm.
III. Thực hành: Sử dụng đồng hồ điện: Đồng hồ vạn năng.
Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng theo trình tự:
+ Xác định đại lượng đo.
+ Xác định thang đo.
+ Hiệu chỉnh không của ôm kế.
+Tiến hành đo.
+ Ghi kết quả đo được vào báo cáo.
IV. Báo cáo thực hành.
Mẫu báo cáo / 22 sgk.
4, Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Nhận xét về ý thức học tập, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc.
- Thu báo cáo thực hành.
5, Hướng dẫn hs tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Xem lại cách sử dụng các loại đồng hồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị: Thực hành: “Nối dây dẫn điện”.
Hs chuẩn bị: Dây lõi 1 sợi và dây lõi nhiều sợi dài 30 cm / 1 hs, băng cách điện, kìm, tua vít.
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Sử dụng ĐD, TBDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài: 5 - Tiết: 7
Tuần dạy: THỰC HÀNH : NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết yêu cầu nối dây dẫn điện, hiểu phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện.
Kỹ năng: Nối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện.
Thái độ: làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn.
Giáo dục môi trường: Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ kiện thừa ra môi trường xung quanh.(phần thực hành)
II. TRỌNG TÂM: Nắm được qui trình nối dây dẫn điện.
CHUẨN BỊ:
+ GV: Một số mẫu mối nối thẳng, phân nhánh loại dây lõi 1 sợi, nhiều sợi, kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, phích cắm, công tắc điện, hộp nối dây.
+ HS: dây lõi 1 sợi, nhiều sợi, giấy ráp, băng cách điện.
TIẾN TRÌNH:
1, Ổn định tổ chức và kiểm diện
2, Kiểm tra miệng: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1:Chuẩn bị và nêu mục tiêu y/c của bài thực hành.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
+ Chia nhóm, phát dụng cụ cho nhóm trưởng - Nhóm trưởng tổ chức nhóm, nhắc nhở kiểm tra các bạn.
- Làm việc theo nhóm: Hs có thể dùng chung các dụng cụ thực hành, có cơ hội hợp tác trong học tập, nhưng sản phẩm thực hành của riêng từng hs.
+ Nêu nội qui thực hành.
+ Nêu mục tiêu của bài thực hành.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mối nối dây dẫn điện:
+ Cho hs xem một số loại mối nối dây dẫn điện như hình 5.1 sgk.
+ Kể tên các mối nối em biết ?
+ Các mối nối này nếu phân loại theo hình thức nối thì có những loại nào ?
+ Yêu cầu của các mối nối này như thế nào?
+ Để nối dây đúng kĩ thuật mối nối phải đạt những yêu cầu nào ?
+ Trên mạng điện trong nhà hay ngoài trời mối nối chịu nhiều áp lực của ngoại cảnh cần phải chú ý điều kiện gì ?
- Độ bền cơ học cao, chiụ được kéo căng, rung chuyển
GV cho hs nhận xét khi lõi đã xoắn hết vòng còn thừa cạnh sắc, khi cách điện bằng băng dính à thủng băng cánh điện.
- Vậy phải đảm bảo an toàn điện, mỹ thuật .
* Hoạt động 3:Tìm hiểu qui trình chung nối dây dẫn điện.
+ Để mối nối đúng yêu cầu, ta phải làm việc theo quy trình. Quy trình này theo các bước không thể đảo ngược
đầu tiên phải bóc vỏ cách điện, sau đó làm sạch lõi, tiến hành nối dây ( có nhiều kiểu nối), kiểm tra mối nối, hàn mối nối, cuối cùng cách điện mối nối
+ Mỗi bước GV cho HS xem một mối nối đã làm đến công đoạn đó.
+ Lưu ý Hs những lỗi mắc phải từng công đoạn.
IIt số
I. Chuẩn bị. Sgk.
II. Các loại mối nối dây dẫn điện.
+ Mối nối thẳng ( nối tiếp)
+ Mối nối phân nhánh (rẽ )
+ Mối nối dùng phụ kiện.
* Yêu cầu mối nối:
Dẫn điện tốt.
Có độ bền cao.
An toàn điện.
Đảm bảo mỹ thuật.
III. Qui trình chung nối dây dẫn điện:
- Bóc vỏ cách điện.
- Làm sạch lõi.
- Nối dây.
- Kiểm tra mối nối.
- Hàn mối nối.
- Cách điện mối nối.
4, Câu hỏi, bài tập củng cố:
Nêu yêu cầu của mối nối dây dẫn điện?
" Dẫn điện tốt - Có độ bền cao - An toàn điện - Đảm bảo mỹ thuật.
Nêu qui trình nối dây dẫn điện?
" Bóc vỏ cách điện - Làm sạch lõi - Nối dây - Kiểm tra mối nối - Hàn mối nối - Cách điện mối nối.
5, Hướng dẫn hs tự học.
- Đối với bài học ớ tiết học này:
+ Hoàn chỉnh các sản phẩm.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị: Nối dây dẫn điện ( tt) – Nối rẽ.
+ Xem trước các thao tác nối rẽ.
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Sử dụng ĐD, TBDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài: 5 - Tiết: 9
Tuần dạy:9 THỰC HÀNH : NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (tt)
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Phân biệt được các mối nối dây dẫn điện, phương pháp nối, cách điện dây dẫn.
1.2. Kỹ năng: Nối phân nhánh các loại dây, sử dụng kìm, tua vít.
1.3. Thái độ:
+ Làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn.
+ Giáo dục môi trường: Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ kiện thừa ra môi trường xung quanh.
2. TRỌNG TÂM: Nối được dây dẫn lõi một sợi và nhiều sợi.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn.
3.2 HS: Dây lõi 1 sợi, nhiều sợi.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng: (không)
GV nhận xét các sản phẩm làm tốt ở tiết trước, lưu ý những lỗi HS mắc khi nối, rút kinh nghiệm cho tiết này – Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Để nắm chắc quy trình nối dây dẫn điện hôm nay chúng ta thực hành nối rẽ nhánh dây dẫn điện lõi 1 sợi và nhiều sợi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình nối dây dẫn phân nhánh
+ GV gọi HS nhắc lại các bước đầu tiên của quá trình nối dây dẫn.
- Gọi hs đọc từng thao tác giáo viên làm mẫu, chú ý nhắc các sai sót Hs có thể mắc trong khi làm.
+ Bóc vỏ : Chú ý phần dây chính có thể xoắn 7 – 8 vòng dây nhánh.
+ Đặt dây nhánh vuông góc với dây chính, uốn gập đầu dây nhánh luồn vòng theo lõi chính - Dùng kìm quấn dây xoắn 5 vòng, xiết chặt .
+ Dây lõi nhiều sợi.
+ GV hướng dẫn HS ước lượng để xoắn đủ số vòng - Tách các sợi lõi : 4 tép
+ Vặn xoắn: Tách lõi phân nhánh làm 2. Đặt lõi phân nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và vặn xoắn từng nữa lõi phân nhánh về 2 phía lõi chính.
+ Lưu ý HS vặn đều và khít.
* Hoạt động 2: Tiến hành thực hành
+ Tổ chức các nhóm thực hành, GV đi từng bàn hướng dẫn, sửa sai thường xuyên.
+ Chú ý rèn HS thao tác chính xác đúng quy trình.
* Hoạt động 4:Thực hành: Nối tiếp dây dẫn điện
- HS nhắc lại các bước đầu tiên của quá trình nối dây.
+ Hướng dẫn bước 3. ( Nối dây )
+ Gọi hs đọc từng thao tác giáo viên làm mẫu, chú ý nhắc các sai sót HS có thể mắc trong khi làm.
Uốn gập lõi: GV nhắc hs chia đoạn lõi 2 phần phần trong quấn từ 4 – 6 vòng ( 3 cm) phần uốn 7 cm, uốn vông góc và móc 2 dây vào nhau chú ý khoảng cách để dùng kìm giữ chặt.
Vặn xoắn: Xoắn phần uốn 2 , 3 vòng rồi đổi sang uốn lõi còn lại.
+ Hướng dẫn Hs cách kiểm tra mối nối theo yêu cầu.
* Giáo dục môi trường: Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ kiện thừa ra môi trường xung quanh.
IV. Nối dây dẫn theo đường thẳng.
1. Nối dây dẫn lõi 1 sợi.
- Bóc vỏ cách điện.
- Làm sạch lõi.
- Uốn gập lõi.
- Văn xoắn.
- Kiểm tra mối nối.
2. Nối dây dẫn lõi nhiều sợi.
- Bóc vỏ cách điện.
- Làm sạch lõi.
- Lồng lõi.
- Vặn xoắn.
V. Nối dây phân nhánh (nối rẽ):
1. Nối phân nhánh dây dẫn lõi 1 sợi.
- Bóc vỏ cách điện.
- Làm sạch lõi.
- Uốn gập lõi.
- Vặn xoắn.
- Kiểm tra mối nối.
2. Nối dây phân nhánh lõi nhiều sợi. Hình 5.8 sgk / 27.
- Bóc vỏ cách điện.
- Làm sạch lõi.
- Nối dây.
- Kiểm tra mối nối.
* Thực hành.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố.
Nêu qui trình nối dây dẫn lõi một sợi?
" Bóc vỏ cách điện- Làm sạch lõi- Uốn gập lõi- Văn xoắn- Kiểm tra mối nối.
Nêu qui trình nối phân nhánh dây dẫn lõi một sợi?
" Bóc vỏ cách điện - Làm sạch lõi - Uốn gập lõi - Vặn xoắn - Kiểm tra mối nối.
4.5. Hướng dẫn hs tự học.
- Đối với bài học ớ tiết học này:
+ Hoàn chỉnh các sản phẩm nếu chưa xong.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị: Nối dây dẫn điện ( tt ) – Nối dây dùng phụ kiện.
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Sử dụng ĐD, TBDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài: 5 - Tiết: 10
Tuần dạy:10 THỰC HÀNH : NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (tt)
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Phân biệt được các mối nối dây dẫn điện, phương pháp nối, cách điện dây dẫn.
Kỹ năng: Nối dây dẫn dùng phụ kiện, sử dụng kìm, tua vít.
Thái độ:
- Làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn.
- Giáo dục môi trường: Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ kiện thừa ra môi trường xung quanh.
2. TRONG TÂM: Nối được dây dẫn kiểu mối nối dùng phụ kiện.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn.
3.2. HS: Dây dẫn, phụ kiện.
4. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng: (không)
GV nhận xét các sản phẩm làm tốt ở tiết trước, lưu ý những lỗi HS mắc khi nối, rút kinh nghiệm cho tiết này – Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Để nắm chắc quy trình nối dây dẫn điện hôm nay chúng ta thực hành nối dây dẫn dùng phụ kiện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình nối dây dùng phụ kiện.
+ Mối nối dùng phụ kiện dùng khi nào ? ( Nối các thiết bị điện, mối nối không cần độ bền cơ học cao )
Bóc vỏ: chiều dài vỏ cần cắt bằng chu vi vít và 2 – 3 vòng xoắn (khuyên kín) hay chu vi của vít (khuyên hở).
- Kiểu nối bằng lỗ có vít, đầu nối phải thẳng, đầu nối thẳng dài hơn chiều sâu lỗ.
+ Hướng dẫn cách làm khuyên kín, khuyên hở đối với dây lõi 1 sợi và lõi nhiều sợi. Dùng kìm đầu tròn uốn lõi thành vòng ôm sát vít, đối với khuyên kín phải để thừa một đoạn đủ quấn quanh lõi 2 vòng - Xoắn chặt đoạn đầu vào lõi và cắt phần thừa - Nối dây: Đặt vòng khuyên lên chỗ nối, đặt vòng đệm dùng bulông, đai ốc vặn chặt lại .
Hoạt động 2: Cách điện mối nối:
+ Hướng dẫn cách điện bằng băng cách điện: Khi quấn phải kéo căng băng ( không cắt trước), bước sau đè lên 1/2 chiều rộng bước trước.
Hoạt động 3: Tiến hành thực hành
+ Tổ chức các nhóm thực hành, GV đi từng bàn hướng dẫn, sửa sai thường xuyên. Chú ý khi uốn tròn không nên để dây thừa nằm bên ngoài vỏ cách điện của thiết bị.
+ Chú ý rèn Hs thao tác chính xác đúng quy trình – Tiến hành nối khi dây dẫn không có điện.
* Giáo dục môi trường: Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ kiện thừa ra môi trường xung quanh.
VI. Nối dây dẫn dùng phụ kiện.
+ Nối bằng vít:
- Làm đầu nối: Làm khuyên kín, khuyên hở.
- Nối dây. ( Hình 5.9 sgk/27 )
+ Nối bằng đai ốc nối dây:
- Làm đầu nối thẳng.
- Nối dây dẫn.
- Kiểm tra mối nối.
* Cách điện mối nối (quấn băng cách điện): Quấn từ trái sang phải, lớp trong quấn phần mối nối, lớp ngoài quấn chồng lên một phần lớp vỏ cách điện. Khi quấn phải kéo căng băng cách điện, bước quấn sau quấn chồng lên một nữa chiều rộng bước quấn trước, đồng thời luôn lấy tay nắn để băng cách điện được dính chặt lại.
* Thực hàn:Nối dây dùng phụ kiện:
Nối dây dùng phụ kiện đối với dây dẫn lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố.
Nêu qui trình nối dây bằng đai ốc nối dây?
" Làm đầu nối thẳng - Nối dây dẫn - Kiểm tra mối nối.
- GV hướng dẫn Hs nhận xét sản phẩm theo quy trình: Không có lỗi, thời gian hoàn thành, đẹp, an toàn, đúng tiêu chuẩn kĩ thuật.
- GV nhận xét tiết thực hành - đánh giá cho điểm sản phẩm.
4.5. Hướng dẫn hs tự học.
- Đối với bài học ớ tiết học này:
+ Hoàn chỉnh các sản phẩm nếu chưa xong.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị: TH Lắp mạch điện bảng điện.
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt MĐBĐ
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Sử dụng ĐD, TBDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_bai_45.doc