Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Chương trình học kì 1

I/ Mục tiêu bài học :

- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thu, yêu cầu ngoại cảnh.

- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

- Ứng dụng và thực tiễn sản xuất.

II/ Chuẩn bị :

- Giáo viên : Bài soạn, câu hỏi kiểm tra.

- Học sinh : Học bài, tìm hiểu bài mới.

III/ Tiến trình lên lớp :

A/ Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số học sinh.

B/ Kiểm tra bài cũ :

? Nêu vị trí, vai trò của nghề trồng cây ăn quả?

? Nêu triển vọng của nghề ?

 

doc33 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Chương trình học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn công nghệ 9 Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn Bài 1 Ngày dạy Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả I/ Mục tiêu bài học : -Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống. -Biết được các đặc điểm của nghề, yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả. -Liên hệ với cuộc sống và thực tế. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Bài soạn - SGK - TLTK. Học sinh :Sách vở đọc bài cũ. III/Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số học sinh . B. Nhắc nhở ý thức và giới thiệu nội dung bài. C. Bài mới. Giáo viên giới thiệu nội dung bài ? nghề trồng cây ăn quả có vai trò, vị như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống ở nước ta. ? Kể tên những loại quả quý ở nước ta. ? Dựa vào hình 1 em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và kinh tế. Nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì? Đối tượng của nghề? Nghề trồng cây ăn quả bao gồm những công việc gì? Dùng những loai công cụ gì? ? Làm việc ở đâu? tx với những gì? Sản phẩm cuối là gì ? ? Trồng cây ăn quả cần có những yêu cầu gì? ? Em hãy nêu triển vọng của nghề. ? Để đáp ứng yêu cầu trên thì nghề trồng cây ăn quả cần phải làm gì? I/ Vai trò vị trí của nghề trồng cây ăn quả. -Nghề trồng cây ăn quả có một vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nó đã góp phát triển kinh tế và nâng cao đời sống kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Là mặt hàng kinh tế cao góp phần làm tăng thu nhập cho nhân dân. -Dùng làm đồ ăn nước uống, chế biến các sản phẩm khô lạnh và dùng để xuất khẩu như: cam, quýt, nhãn bưởi, thanh long.. II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 1 - Đặc điểm. a) Đối tượng lao động: là các loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. b) Nội dung lao động - Nhân giống -làm đất -gieo trồng -chăm bón -thu hoạch -bảo quản -chế biến. c) Dụng cụ lao động . cuốc xẻng, quang gánh, . d) Điều kiện lao động: - Chủ yếu ở ngoài trời -Luôn tiếp xúc với các hoá chất. e) Sản phẩm: là những loại quả. 2 - Yêu cầu a) Về trí thức: - Phải có trí thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn. b) Lòng yêu nghề: - Yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù chịu khó, năng động, sáng tạo. c) Phải có sức khoẻ tốt dẻo dai có đôi mắt tinh tường bàn tay khéo. III/ Triển vọng của nghề. - Trong tương lai nghề trồng cây ăn quả phát triển cả chiều sâu lẫn bề rộng nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, cho công nghiệp chế biến và suất khẩu. 1- Xây dựng và cải tạo vườn xây dựng vùng chuyên canh. 2 - áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và công nghiệp chế biến. 3 - Xây dựng các chính sách phù hợp đẩy mạnh đào tạo cán bộ kỹ thuật. IV/ Củng cố: ? Nêu vai trò và triển vọng của nghề. V) Rút kinh nghiệm. Tiết 2: Bài 2: Tiết 2; 3; 4. SN: 4/9 Một số vấn đề chung về ăn quả. I/ Mục tiêu bài học : - Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thu, yêu cầu ngoại cảnh. - Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến. - ứng dụng và thực tiễn sản xuất. II/ Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài soạn, câu hỏi kiểm tra. - Học sinh : Học bài, tìm hiểu bài mới. III/ Tiến trình lên lớp : A/ ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số học sinh. B/ Kiểm tra bài cũ : ? Nêu vị trí, vai trò của nghề trồng cây ăn quả? ? Nêu triển vọng của nghề ? C/ Bài mới : ? Cây ăn quả có những giá trị dinh dưỡng gì ? ? Ngoài giá trị dinh dưỡng ra chúng còn có những giá trị nào ? ? Theo em giá trị nào của cây ăn quả là quan trọng nhất ? ? Cây ăn quả có những đặc điểm gì ? ? Rễ gồm mấy loại ? kể tên những cây có rễ cọc và rễ chùm ? ? Rễ để làm gì ? ? Thân, cành có nhiệm vụ gì ? ? Cây ăn quả có mấy loại hoa ? ? Quả và hạt giúp ta nhận biết điều gì ? ? Ngoại cảnh nào tác động đến cây ? ? nêu các yêu cầu ngoại cảnh như : Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tác động như thế nào đến cây ? ? Để có 1 cây ăn quả như ý ta phải làm như thế nào ? ? ở nước ta có những nhóm cây ăn quả nào ? lấy ví dụ ? ? Điền vào bảng 2 các loại cây ăn quả mà em cho là đúng. ? Để có nhiều giống cây ăn quả chất lượng cao ta phải làm gì ? ? Theo có những phương pháp nhân giống nào ? ? Lấy ví dụ về một số loài cây dùng để nhân giống theo phương pháp trên mà em biết ? ? Tại sao các loại cây ăn quả lại phải trồng đúng thời vụ ? ? Nêu một số khoảng cách trồng cây mà em biết ? ? Nêu quy trình trồng một cây con ? ? Khi trồng cây cần phải chú ý điều gì ? ? Nêu các bước chăm sóc cây ? ? Thu hoạch khi nào là thích hợp ? vì sao ? thu hoạch như thế nào ? ? Nêu cách bảo quản quả sau khi thu ? I- Giá trị của việc trồng cây ăn quả : 1. Giá trị dinh dưỡng : - Quả dùng để ăn chứa nhiều axit hữu cơ, Prôtêin, chất béo, Vitamin, khoáng chất. 2. Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh. 3. Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến là mặt hàng xuất khẩu có kinh tế cao. 4. Bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, bảo vệ đất. II- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh : 1. Đặc điểm thực vật : a) Rễ : Gồm hai loại Rễ cọc Rễ chùm - Rễ dùng để hút nước và chất dinh dưỡng cho cây. b) Thân : - Dùng để đỡ cây và phát triển cành. - Cành dùng để mang quả. c) Hoa : - Hoa đực : Nhị phát triển nhuỵ không phát triển. - Hoa cái : Nhuỵ phát triển, nhị không phát triển. - Hoa lưỡng tính : Cả nhị và nhuỵ cùng phát triển, tự thụ phấn. d) Quả và hạt : - Quả có vỏ cứng bao ngoài, bên trong có chưa bột quả và hạt. - Số lượng, hình dáng, màu sắc của hạt tuỳ thuộc vào từng loại quả. 2. Yêu cầu ngoại cảnh : Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, chất dinh dưỡng. a) Nhiệt độ : ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. b) Độ ẩm : đa số cây trồng đều ưa độ ẩm từ 80 90%, nhưng lại không chịu được ngập úng. c) ánh sáng : Giúp cây quang hợp tốt. d) Chất dinh dưỡng : Giúp câu sinh trưởng và phát triển. e) Đất : Dùng để giữ cây và là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho bộ rễ để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. III- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả : 1. Giống cây : Gồm ba nhóm : Cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Bảng 2 : (SGK - Tr11) 2. Nhân giống : - Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo hạt. - Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành. 2. Trồng cây ăn quả : a) Thời vụ : Ta phải dựa vào sự thích ứng giữa cây trồng với yếu tố ngoại cảnh . b) Khoảng cách trồng : Tuỳ theo từng loại đất và các loại cây mà có khoảng cách nhất định. c) Đào hố, bón phân lót : Trước khi trồng phải đào hố và để riêng lớp đất mặt để trộn với phân bón lót. d) Trồng cây : + Quy trình : Đào hố à bóc vỏ bầng à đặt cây vào hố à lấp đất à tưới nước. 4. Chăm sóc : B1 : Làm cỏ, vun sới. B2 : Bón thúc phân. B3 : Tưới nước. B4 : tạo hình, sửa cành. B5 : Phòng trừ sâu bệnh. B6 : Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng. IV - Thu hoạch, bảo quản, chế biến : 1. Thu hoạch : Thu hoạch phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ chín. Nên thu hoạch lúc trời râm mát. Sau khi thu hoạch phải làm sạch quả và phân loại. 2. Bảo quản : - Xử lý bằng hoá chất hoặc đóng gói cẩn thận, không chất đống. 3. Chế biến : Tuỳ theo từng đặc điểm của từng loại quả mà có cách chế biến phù hợp. D/ củng cố : Nhắc lại giá trị và cách trồng và chăm sóc cây ăn quả. E/ Rút kinh nghiệm. Tuần Bài 3 Ngày soạn : Đ5, 6 Các phương pháp nhân giống cây ăn quả I - Mục tiêu bài học : - Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm, cây ăn quả. - Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống cây ăn quả. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, độc lập suy nghĩ. II - Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài soạn, tài liệu tham khảo, SGK. - Học sinh : Học bài cũ, đọc tài liệu SGK. III - Tiến trình lên lớp : A/ ổn định tổ chức B/ Kiểm tra bài cũ Câu 1 : Nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả. Câu 2 : Nêu cách thu hoạch, chế biến và bảo quản cây ăn quả. C/ Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài ? Để xây dựng vườn ươm ta cần chú ý đến điều gì ? (2 điều) ? Nêu cách chọn địa điểm ? ? Theo em loại đất nào thích hợp với vương ươm nhất ? ? Nhìn vào h14 em hãy cho biết vườn ươm được thiết kế thành mấy phần ? ? Khu luân canh để làm gì? ? Theo em có mấy phương pháp nhân giống( hữu tình, vô tính)? ? Thế nào là phương pháp nhân giống hữu tính? Khi nhân giống hữu tính ta cần chú ý điểm gì? ? Thế nào là phương pháp nhân giống vô tính? ? Thế nào là chiết cành? ? Khi chiết cành cần chú ý gì? ? Thế nào là giâm cành? ? Để giâm cành đạt kết quả tốt ta cần làm gì? ? Thế nào gọi là ghép? ? Cần chú ý gì khi ghép? ? Thời gian tiến hành ghép vào thời điểm nào là tốt nhất. ? Có mấy cánh ghép? ? Học sinh Để có 1 cây ăn quả vừa ý, chất lượng cao thì ta phải có vườn ươm và biết cách nhân giống cây. I- Xây dựng vườn ươm. 1 - Chọn địa điểm: a) Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ, thuận tiện khi vận chuyển. b) Gần nguồn nước tưới. c) Đất vườn phải thoát nước, bằng phẳng, độ mầu mỡ cao. 2 - Thiết kế vườn ươm. a) Khu nhân giống. - Khu gieo hạt để lấy cây giống đem trồng và làm giống ghép. - Khu ra ngôi cây, gốc ghép, ra ngôi cành ghép, cành giâm. b) Khu cây giống. Trồng các loại cây mẹ để hạt, lấy mắt, gốc ghép và cành giâm. c) Khu luân canh. Để lấy 1 số cây trồng khác nhau nhằm mục đích cải tạo đất để khi 2 khu trên đất bạc màu thì ta lại đổi chỗ. II- Các phương pháp nhân giống: 1 - Phương pháp nhân giống hữu tính - Là phương pháp tạo cây con bằng hạt. Chú ý: + Phải biết được đặc điểm tính chất của hạt để có biện pháp sử lí phù hợp. + Phải tưới nước khi gieo phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên. 2 - Phương pháp nhân giống vô tính là phương pháp tạo ra cây mới bằng cành chiết giâm và giâm cành. a) Chiết cành: là phương pháp tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con. - Khi chiết cành cần chú ý: Cành chiết và thời vụ chiết b) Giâm cành: là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành khi cắt rời khỏi cây mẹ. c) Ghép:(SGK/18). - Chọn cành, chon gốc ghép, thời vụ giữ sạch vết thương. - Có 2 cánh ghép: ghép cành và ghép mắt. + ghép cành: Ghép áp. Ghép chẻ bên. Ghép nêm. + Ghép mắt: Ghép cửa sổ. Ghép chữ T. IV - Củng cố: Nêu lại 1 số cách ghép và phương pháp ghép. V - Rút kinh nghiệm: kỹ thuật điện Đ1: Giới thiệu nghề điện dân dụng I/ Mục đích yêu cầu: - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện đối với đời sống sản xuất và đời sống. - 1 số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. - Biết được 1 số biện phương pháp an toàn lao động. II/ Chuẩn bị : Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo, SGK. Học sinh: Chuẩn bị bài vở ghi chép. III/ Tiến trình lên lớp : A/ ổn định tổ chức : B/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. C/ Bài mới : P2 Nội dung ? Nghề điện có vai trò gì trong sản xuất và đời sống ? Giáo viên gọi một số em trả lời. Giáo viên nhận xét. Kết luận. ? Đối tượng của nghề điện là gì ? - Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, lấy một vài ví dụ - Giáo viên kết luận. Giáo viên cho học sinh nghiên cứu câu hỏi và nội dung SGK ? Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng vào bảng đúng với nghề các chuyên ngành. Học sinh nghiên cứu nội dung SGK. Giáo viên hỏi Hãy đánh dấu x và những cụm từ về môi trường làm việc của nghề ? ? Người làm việc trong nghề cần có những yêu cầu gì ? - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét viết bảng. ? Nghề điện trong tương lai phát triển như thế nào ? ? Nêu một số trường hoặc trung tâm dạy nghề mà em biết ? ?Nghề điện hoạt động ở đâu ? I- Vị trí, vai trò của nghề : - Phục vụ dời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ. - Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH đất nước. II - Đặc điểm và yêu cầu của nghề : 1. Đối tượng lao động của nghề điện : - Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện. - Nguồn một chiều, xoay chiều. - Thiết bị đo lường. - Vật liệu và dụng cụ làm việc. - Các loại đồ dùng điện. 2. Nội dung lao động của nghề SGK(Tr6) 3. Điều kiện làm việc của nghề : - Làm việc ngoài trời. - Làm việc trong nhà. - Làm việc trên cao. 4. Yếu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động: - Về kiến thức. - Về kỹ năng. - Về thái độ. - Về sức khoẻ. 5. Triển vọng của nghề : Trong tương lai nghề điện phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu nhằm phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, gắn liền với sự phát triển điện năng và tốc độ xây dựng nhà ở đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học kỹ thuật. 6. Những nơi đào tạo nghề : - Các trường dạy nghề trung học chuyên nghiệp, cao đẳng. - Các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện và tư nhân 7. Những nơi hoạt động nghề : - Các xí nghiệp, cơ quan, nhà ở, cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện. D/ Củng cố : E/ Rút kinh nghiệm : Soạn ngày 23/9 Tiết 2, 3 Bài 2 vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà I/ Mục tiêu bài học: - Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp mạng điện. - Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng. II/ Chuẩn bị : A/ ổn định tổ chức: B/Kiểm tra bài cũ : ? Để trở thành người thợ điện, Cần phải phấn đấu, rèn luyện như thế nào ? ? Kể một số trung tâm hoặc nơi dạy và học nghề mà em biết. C/ Bài mới : ? Giáo viên giới thiệu bài Học sinh quan sát hình trong SGK ? Hiện nay có mấy loại dây điện ? ? Dựa vào đâu mà em biết ? ? Dây trần sử dụng ở đâu thì thích hợp? ? Tại sao mạng điện trong nhà thường sử dụng dây bọc ? ? Nêu cấu tạo của một dây dẫn điện có vỏ bọc ? ? Lõi cấu tạo như thế nào ? ? Vỏ có cấu tạo như thế nào ? ? Tại sao vỏ dây dẫn có nhiều màu khác nhau ? (Phân biệt các lớp dây, phân biệt được dây (+), (-) khi đấu nối. ? Nêu ký hiệu dây dẫn điện ? ? Giải thích ký hiệu : M(2 1,5) M là lỗi đồng 2 : Số lõi 2 lõi. 1,5 : Tiết diện dây. ? N(5 2,0) N : Lõi nhôm. 5 : số lõi; 2,0 : đường kính. ? Dựa vào đâu để chọn dây dẫn ? ? Khi sử dụng ta cần chú ý gì ? ? Nêu cấu tạo của dây cáp điện và nhiệm vụ của từng phần ? ? Dây cáp điện dùng để làm gì ? ? Thế nào là vật liệu cách điện ? ? Vật liệu cách điện phải đạt những yêu cầu nào ? I - Dây dẫn điện : 1. Phân loại: Có 2 cách phân loại -Dựa vào lớp vỏ : Dây trần Dây bọc - Dựa vào số lõi : Dây một lõi Dây nhiều lõi - Dựa vào số sợi: Dây lõi1 sợi Dây lõi nhiều sợi 2. Cấu tạo dây dần điện được bọc cách điện : + Gồm 2 phần : Lõi Vỏ cách điện a) lõi : làm bằng đồng hoặc bằng nhôm được chế tạo bằng một sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau b) Vỏ : Được làm bằng 1 lớp hoặc nhiều lớp khác nhau thường bằng cao su mềm dẻo hoặc nhựa và có nhiều màu khác nhau + Dây dẫn thường được chế tạo bằng nhiều cỡ khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng. 3. Sử dụng dây dẫn điện a) Ký hiệu : M(n F) N(n F) b) Sử dụng : - Phụ thuộc vào bản thiết kế. - Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. * Chú ý : - Thường xuyên kiểm tra cách điện vỏ. - Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây nối dài. II - Dây cáp điện : 1. Cấu tạo : - Lõi cáp. - Vỏ cách điện. - Vỏ bảo vệ. 2. Sử dụng cáp : - Dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối. - Dùng để dẫn điện ngoài trời. III - Vật liệu cách điện : - Vật liệu cách điện là vật liệu dùng để cách ly các phần điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mang điện khác. - Vật liệu cách điện đạt yêu cầu : Độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm và có độ bền cơ học cao. D/ Củng cố : Nêu lại cấu tạo và tác dụng của dây dẫn. E/ Rút kinh nghiệm. Tiết 4, 5 Đ3 Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện I/ Mục tiêu bài học : - Biết ứng dụng, phân loại của một số đồng hồ đo. - Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. - ứng dụng :Cho điện trở , đo U, I II / Chuẩn bị : Giáo viên : Bài soạn, 1 số đồng hồ đo U, I, W và kìm, dao, kéo. Học sinh : Nghiên cứu nội dung bài SGK. III/ Tiến trình lên lớp : A/ ổn định tổ chức : B/ Kiểm tra bài cũ : 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp? 2. Thế nào là vật liệu cách điện ? vật liệu cách điện cần đạt những yêu cầu nào ? C/ Bài mới Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ đo Đồng hồ đo điện dùng để làm gì? Kẻ tên 1 số đồng hồ đo điện mà em biết? ? Tại sao người ta phải lắp V và A trên vỏ máy biến áp. Dựa vào đây để phân loại đồng hồ đo. Hãy kẻ tên 1 số loại đồng hồ đo. Nếu và giải thích 1 số kí hiệu trên đồng hồ. Đo lường bao giờ cũng có sai số khi mắc dụng cụ vào mạch đo thì dụng cụ đo tiêu thụ 1 phần năng lượng làm cho giá trị đọc và giá trị thực gọi là sai số tuyệt đối. Dựa vào tỉ lệ % giữa sai số tuyệt đối và giá trị lớn nhất của thay đo mà người ta chia làm 7 cấp. Em hãy kể tên và công dụng của 1 số dụng cụ đo? I/ Đồng hồ điện 1 - Công dụng của đồng hồ đo. - Dùng để đo các đại lượng điện như I; U; W; . - Đồng hồ đo điện cho ta biết, tình trạng làm việc và các thiết bị điện nguyện nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật và 1 số hiện tượng khác của mạch điện và đồ dùng điện. - Biết được cường độ dòng điện và điện áp. 2 - Phân loại đồng hồ đo. Dựa vào đại lượng cần đo đồng hồ đo được phân như sau: - Ampe kế :( I đơn vị A mắc nối tiếp). - Oát kế: Công suất. - Vôn kế: Hiệu điện thế. - Công tơ: Điện năng KW/h. - Ôm kế: Điện trở . - Đồng hồ vạn năng: Đo các đại lượng I; A; . 3 - Một số kí hiệu của đồng hồ đo. a) Kí hiệu: (SGK bảng 3 - 3). b) Cấp chính xác Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo. VD: Vôn kế có thể đo 300v cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối là. = 4,5v II/ Dụng cụ cơ khí: 1- Tên dụng cụ: Tua vít, búa, cưa, kìm điện, khoan điện, khoan tay, dúa.. 2- Công dụng. Giáo viên cho học sinh nêu công dụng. III/ Ghi nhớ. (SGK T 16). IV/ Củng cố Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. V/ Rút kinh nghiệm. Tiết: 6; 7; 8. Bài 4. Thực hành: sử dụng đồng hồ điện I/ Mục tiêu bài học. - Biết công dụng, cách sử dụng 1 số đồng hồ thông dụng. - Đo được điện năng tiêu thụ của mạng điện. - Đảm bảo an toàn điện. II/ Chuẩn bị. - Dụng cụ: Kìm, tua vít, bút thử điện, đồng hồ đo. - Vật liệu: Bảng thực hành lắp đặt, dây dẫn. III/ Nội dung và trình tự thực hành. Giáo viên chia nhóm học sinh. Phát đồng hồ cho học sinh. Giới thiệu các nội dung cần tìm hiểu. - Gọi từng nhóm lên trình bày. - Giáo viên nhận xét. - So sánh 2 loại đồng hồ đo hãy nhận xét. ? Tìm hiểu các núm điều chỉnh trên đồng hồ và công dụng của chúng. ? Tìm hiểu các thang đo và cách đọc chỉ số. ? Muốn đo cường độ dòng điện. Ta điều chỉnh về nấc nào? Đọc ở vạch nào? ? Đo hiệu điện thế của mạch điện ta làm thế nào? ? Khi sử dụng đồng hồ đo ta cần chú ý gì? ? Trước khi đo ta phải làm gì? ? Để đo điện trở ta điều chỉnh đồng hồ đo như thế nào ?. Mỗi học sinh tự điều chỉnh. Giáo viên kiểm tra nhận xét. Học sinh tập đo, đọc điện trở trên bảng thực hành. Học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo nhau kết quả thực hành theo các tiêu chí. Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả của học sinh. Cho điểm học sinh. Học sinh làm báo cáo theo mẫu ở SGK trang 21; 22. 1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện. - Tìm hiểu các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ. - Chức năng đồng hồ đo: (A; V). - Tìm hiểu đại lượng đo và thang đo. - Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ đo. 2. Thực hành sử dụng đồng hồ đo. Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - Mỗi nhóm điều chỉnh và mỗi nấc và mỗi thang đo khác nhau. - Đo A; ; V.. - Cách đọc khác nhau: - điều chỉnh nhóm điều chỉnh về nấc I(A). - Vặn núm về chế độ đo chập 2 que đo à chỉnh núm về 0. - Vặn núm về do độ đó V~ ở chế đọ nấc 250v. * Chú ý: Không nên sử dụng tuỳ tiện khi chưa hiểu cách sử dụng. Nếu sử dụng nhầm vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ đo vạn năng. Bước 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. + Mỗi học sinh 1 đồng hồ và 1 số điện trở. + Tiến hành đo đọc theo hướng dẫn của giáo viên. Đo điện trở trên TH. III/ Đánh giá: - Theo quy trình. - ý thức và kết quả đo. IV Báo cáo thực hành. Bảng mẫu SGK. IV/ Củng cố V/ Rút kinh nghiệm. Tiết 9: Bài 5: thực hành : nối dây dẫn điện(t1) I/ Mục tiêu bài học: - Biết được các yêu cầu của mối mối dây dẫn. - Hiểu được 1 số phương pháp nối dây dẫn điện. - Nối được 1 số mối nối dây dẫn điện. II/ Chuẩn bị: GV: 1 số mỗi nối mẫu. HS: Dụng cụ thiết bị. III/ Trình tự lên lớp: A- ổn định tổ chức lớp. B- Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. C- Bài mới. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về vật liệu, dụng cụ, thiết bị. - Học sinh để các thiết bị mình mang đi cho giáo viên kiểm tra. Giáo viên giới thiệu nguyên nhân làm hỏng mối nối. ? Các loại mối nối thường gặp. Học sinh đọc thông tin trong SGK. ? Trong khi nối dây ta thường gặp những loại mối nối nào? ? Học sinh thảo luận. ? Phát biểu. Giáo viên nhấn mạnh từng trường hợp ? Khi nối dây dẫn cần đạt những yêu cầu gì? Học sinh thảo luận. Từng bàn trả lời. Giáo viên giảng giải từng yêu cầu cho học sinh nắm rõ. ? Để nối dây dẫn điện ta tiến hành qua mấy bước? Học sinh thảo luận. Đại diện nhóm trả lời. ? Có mấy kiểu bóc vỏ cách điện? ? Giáo viên vừa nêu vừa làm mẫu vẽ hình. học sinh quan sát theo dõi. ? Dùng gì để làm sạch lõi. Gọi 1 số em lên thao tác làm thử. Giáo viên uốn nắn sửa sai. ? Nối dây dẫn theo mẫu cách? Đó là cách nào? I/ Dụng cụ, vật liệu và thiết bị. - Dụng cụ: Kìm, tua vít, dao nhỏ, mỏ hàn. - Vật liệu: Dây dẫn, hộp nối day, nhựa thông, thiếc hàn. II/ Nội dung và trình tự. 1- Một số kiến thức bổ trợ. a) Cách loại mối nối. - Mối nối tiếp. - Mối nối phân nhánh. - Mối nối phụ kiện. b) Yêu cầu mối nối. - Dẫn điện tốt. - Có độ bền cơ học cao. - Đảm bảo về mĩ thuật và kĩ thuật. 2- Quy trình nối dây dẫn điện. Bóc vỏ cách điện à làm sạch lõi à kiểm tra mối nôi à hàn mối nôi à cách điện. IV/ Củng cố: Nhắc lại quy trình nối dây. V/ Rút kinh nghiệm. Tiết 10 Bài 5: thực hành nối dây dẫn điện (t2) I/ Mục tiêu bài học: - Biết được yêu cầu mối nối. - Nắm rõ các bước nối dây. - Nối được các mối nối thông dụng. II/ Chuẩn bị: GV: 1 số mối nối mẫu. HS: Dây dẫn + thiết bị. III/ Tiến hành: A) ổn định. B) Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. C) Bài mới. ? Nêu qui trình nối 1 mối nối? HS: Nêu quy trình. GV: Hướng dẫn từng bước. GV: Vừa nói vừa thao tác. HS: Chú ý lắng nghe và theo dõi. Mỗi bước giáo viên lại làm mẫu 1 lần và học sinh cứ thế theo dõi cách làm của giáo viên. Cách nối dây nhiều lõi có khác so với 1 lõi. Ta phải đan cheo các sợi lại với nhau rồi mới vặn giáo viên làm mẫu rồi hướng dẫn để học sinh làm theo. - Giáo viên nêu quy trình các bước tiến hành mối nối. - Hướng dẫn làm mẫu từng bước một để học sinh quan sát. - Theo hình 5 - 7 phóng to để học sinh thực hành. - Giáo viên quan sát nhắc nhở sửa chữa những sai sót. - Thu nộp sản phẩm sửa sai. - Các bước giống như 1 lõi. - Chỉ cho học sinh cách đo dây để chia dây. ? Lưu ý trong quá trình chia dây ta phải chia đều tránh vặn soắn làm gãy lõi. Giáo viên cho học sinh làm sản phẩm theo cầu. Giáo viên quan sát uốn năm sửa sai. 3- Nối dây: a) Nối dây dẫn theo đường thẳng ( nối nối tiếp). B1: Bóc vỏ. B2: Uốn gấp: B3: Vặn soắn: B4: Kiếm tra mối nối. b) Nối phân nhánh: * Nối dây 1 lõi: * Nối dây nhiều lõi: 4- Tiến hành thực hành. Mỗi học sinh làm 2 sản phẩm. IV/ Củng cố: Nhắc lại cách quấn dây. V/ Thu sản phẩm. VI/ Rút kinh nghiệm. Tiết 11 thực hành: nối dây dẫn điện (t3) sn: 28.10 Đ3: nối dây dùng phụ kiện I/ Mục tiêu: - Nắm được phương pháp và cách nối dây trong ốc vít, hàn mối nối. - Nối được 1 số mối nối cơ bản. - An toàn điện trong khi nối. II/ Chuẩn bị: GV: 1 số mối nối, hình vẽ phóng to. HS: Vật liệu và thiết bị cần thiết. III/ Tiến trình: A) ổn định. B) Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. C) Bài mới Giáo viên treo hình vẽ 5-9 được phóng to. Học sinh quan sát nghiên cứu, thảo luận trả lời. Để nối vít ta tiến hành các công việc nào? Học sinh quan sát hình trả lời . giáo viên vừa giảng giải vừa đưa ra những mối nối cụ thể. Lưu ý Khi nối vít bằng khuyên kín ta cần vặn chặt khuyên vào vít để tránh tuột đầu dây. khuyên hở nên làm với dây một sợi lõi to và cứng. Giáo viên đưa hình vẽ phóng to hình 5-10 sgk (28) Học sinh quan sát. Nêu các bước nối dây bằng đai ốc Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn để học sinh về nhà làm. Giáo viên đặt câu hỏi . ?Khi nào ta nên hàn dây? ? Khi hàn dây ta cần tiến hành theo công đoạn nào? ? Có cần thiết phải láng nhựa thông không? Học sinh thảo luận trả lời 3 câu hỏi trên. Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh về nhà thực hành. ? Tại sao phải cách điện mối nối? ? Ta dùng vật liệu gì để cách điện mối nối. GV: Đánh giá ý thức, kết quả thực hành của học sinh. nhận xét chung buổi thực hành. III/ Nối dây dùng phụ kiện . 1) Nối bằng vít. - Làm đầu nối . + Khuyên kín . + Khuyên hở. -Nối dây: Đặt tiếp vòng đệm, vít rồi dùng tua vít vặn chặt. 2- Nối bằng đai ốc và nối dây. - Làm đầu nối thẳng. - Nối dây dẫn. - Kiểm tra mối nối. IV/ Hàn mối nối. Bước 4: - Làm sạch mối nối. - Láng nhựa thông. - Hàn thiếc. V/ Cách điện mối nối. - Dùng băng cách điện. Tất cả các mối nối khi nối xong phải bọc cách điện để an toàn khi sử dụng tránh truyền, nhiễm, oxi hoá. - Dùng giấy ni lông mỏng sau đó dùng bật hơ qua để gắn chặt. VI/ Đánh giá. Tiết 12; 13 Bài 6: sn: 30.10 thực hành: lắp mạch điện bảng điện (t1) I/ Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch bảng điện. - Hiểu đượ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan