I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Nắm được một số vật liệu điện dùng trong lắp đật mạng điện trong nhà.
2/ Kỹ năng: Biết phân loại và sử dụng một sô vật liệu điện thông dụng.
3/ Thái độ: Quan tâm yêu thích nghề điện dân dụng.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, một số dây dẫn đĩện .
HS : SGK, một số dây dẫn điện ,kéo, kìm.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ On định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.(1 phút)
2/ Klểm tra bài cũ(8 phút)
51 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Bài 1-12 - Hoàng Văn Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1: GIỚI THIỆU GHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:Nắm được vai trò, vị trí, đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
2/ Kỹ năng: Biết được những thông tin quan trọng về nghề điện dân dụng.
3/ Thái độ: Có ý thức tìm hiểu nghề điện nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, giáo án
-HS: SGK, dụng cụ học tập
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Oån định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.(1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: không
3/ Bài mới: (38 phút)
Hoạt động của thầy
Nội dung
*Hoạt động 1:
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
GV giới thiệu mục tiêu bài học, giới thiệu chương trình công nghệ 9
Môđun: nghề điện dân dụng
*Hoạt động 2:
VAI TRÒ,VỊ TRÍ CỦA NGHỀ ĐIỆN:
Gv yêu cầu hs liên hệ thực tế cuộc sống , thảo luận và rút ra kết luận về vai trò,vị trí của nghề điện dân dụng trong cuộc sống và sản xuất.
HS thảo luận nhóm và rút ra vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
*Hoạt động 3:
ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU NGHỀ ĐỊÊN:
GV yêu cầu hs thảo luận, kết hợp SGK =>những đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
GV yêu cầu thảo luận, từ đó rút ra những công việc chính của người thợ điện dân dụng .
HS thảo luận và nêu các công việc của người thợ diện.
GV :Nêu những công cụ làm việc thường thấy của người thợ điện dân dụng?
HS: Nêu tên : kìm, mỏ hàn, đồ bảo vệ lao động, dây điện đồng hồ.
GV:yêu cầu hs làm bài tập SGK
Chọn các môi trường làm việc phù hợp với nghề điện dân dụng
HS thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Nghề điện dân dụng có những yêu cầu gì về kiến thức ,kỹ năng, thái độ, sức khỏe?
HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV đặt ra.
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm liên hệ thực tế để rút ra kết luận về triển vọng và tương lai của nghề điện dân dụng?
HS thảo luận nhóm sau đó rút ra kết luận vế triển vọng của nghề.
§1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I/ Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
1/Vai trò, vị trí:
Điện năng rất cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt.vì vậy nghề điện dân dụng có vai trò rất quang trọng trong sản xuất và trong đời sống.
II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện:
1/ Đối tượng kao động: (SGK)
2/ Nội dung lao động: (SGK)
3/ Công cụ lao động: (SGK)
4/ Điều kiện làm việc: Nghề điện dân dụng chủ yếu làm việc trong nhà, ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên cũng có một số công việc như mắc mạng điện ngoài trời,mắc quạt trần,tương đối nguy hiểm.
5/ Yêu cầu của nghề điện:
-Kiến thức: Tối thiểu THCS, có hiểu biết cơ bản về nghề điện dân dụng.
-Kỹ năng:Có kỹ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng,sửa chữa mạng điện và thiết bị sử dụng điện.
-Sức khỏe:Trên trung bình,không mắc các bệnh về tim,huýet áp , loạn thị,
6/ Triển vọng của nghề điện dân dụng:
Nghề điện dân dụng rất cần thiết cho cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.tương lai của nghề điện gắn liền với sự nghiệp phát triển điện năng,TBĐ và tốc độ phát triển nhà ở.
Nghề điện dân dụng phải ngày càng phát triển để đáp ứng sự phát triển khoa học – kỹ thuật.
7/ Nơi đào tạo nghề:
Các trường kỹ thuật và dạy nghề.
Các trung tâm hướng nghiệp và tổng hợp.
Các trung tâm dạy nghề cấp huyện và cá nhân.
8/ Hoạt động của nghề điện:
Các hộ gia đình, nhà máy,
Các cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện.
4/ Củng cố: (5 phút)
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu hs nhắc lại đặc điểm và yêu cầu của nghề.
HS thực hiện yêu cầu của GV thông qua hình thức xung phong và gọi tên.
Đặc điểm và yêu cầu của nghề (SGK)
5/ Dặn dò về nhà(1 phút)
Học thuộc các đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng
Chuẩn bị bài 2 tuần sau học.
TUẦN 2
TIẾT 2
§2 VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Nắm được một số vật liệu điện dùng trong lắp đật mạng điện trong nhà.
2/ Kỹ năng: Biết phân loại và sử dụng một sô vật liệu điện thông dụng.
3/ Thái độ: Quan tâm yêu thích nghề điện dân dụng.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, một số dây dẫn đĩện .
HS : SGK, một số dây dẫn điện ,kéo, kìm.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Oån định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.(1 phút)
2/ Klểm tra bài cũ(8 phút)
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
GV đặt câu hỏi:
1,Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng ?
Gọi HS1 lên trả lời.
2, Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
HS2 trả lời.
3,Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?
HS3 trả lời
Gọi HS dưới lớp nhận xét và bổ xung.
GV nhận xét và ghi điểm HS .
1,Nội dung lao động của nghề điện dân dụng : SGK
2, Triển vọng của nghề điện dân dụng : SGK
3,Yêu cầu của nghề điện: SGK
3/ Bài mới(27 phút)
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1:
PHÂN LOẠI DÂY DẪN:
GV hỏi: Hãy kể tên một số dây dẫn điện mà em biết?
HS trả lời: dd đồng, dd nhôm,
GV cho HS thảo luận nhóm bài tập phân loại dây dẫn điện (SGK)
GV lưu ý HS phân biệt sự khác nhau giữa lõi và sợi
HS làm bài tập điền vào chổ trống (SGK) sau đó phân loại dây dẫn.
*Hoạt động 2:
CẤU TẠO DÂY DẪN ĐIỆN BỌC CÁCH ĐIỆN.
GV :hãy quan xát hình 2- 2 từ đó rút ra cấu tạo chnug của dây dẫn bọc cách điện ?
HS thực hịện yêu cầu của GV .
Khi sử dụng dây dẫn bọc cách điện cần chú ý đến những điều gì?
HS đọc chú ý SGK.
*Hoạt động 3:
SỬ DỤNG DÂY DẪN ĐIỆN:
GV giới thiệu và giải thích cac1 ký hiệu trên dây dẫn bọc cách điện (SGK)
§ 2 VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I/ Dây dẫn điện :
1/ Phân loại:
Dựa vào vỏ cách điện ,dây dẫn đươc chia làm hai loại :dây trần và dây bọc cách điện
Theo vật liệu làm lõi , dây dẫn điện gồm: dây đồng, dây nhôm, . . .
Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây nhiều lõi . dây một sợi và dây nhiều sợi .
2/ Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện: gồm hai phần:
-Lõi: thường bằng đồng ( hoặc nhôm) gồm một sợi hoăc nhiều sợi bện với nhau.
- Vỏ cách điện: gồm một lớp hoặc nhiều lớp , thường bằng cao su, nhựa pvc.
- Ngoài ra một số loại dây dẫn còn có thêm lớp vỏ bảo vệ chống lại sự phá hủy của các tác nhân hóa học, vật lý, .
3/ Sử dụng dây dẫn điện :
Với mạng điện trong nhà ,việc lựa chọn dây dẫn cần tuân theo thiết kế của mạng điện có những tiêu chuẩn nhất định:
Kí hiệu dây bọc cách điện M(n,F)
với M dây đồng , n số lõi, F tiết diện của lõi (mm)
trong quá trình sử dụng cần chú ý :
-Thường xuyên kiểm tra vỏ dây.
-Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài .
4/ Củng cố: (8 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS đóng h6ét vở sách lại
Nhắc lại : phân loại , cấu tạo và sử dụng dây dẫn diện (bọc cách điện )
HS thực hiện yêu cầu của GV
+ Phân loại:
+Cấu tạo:
+Sử dụng:
5/ Dặn dò : (1 phút)
Học thuộc phân loại, cấu tạo và những chú ý khi sử dụng dây dẫn điện.
Chuẩn bị bài 2 tiếp theo : dây cáp điện ,vật liệu cáh điện.
TUẦN 3
TIẾT 3
§2 VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (TT)
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Nắm được cấu tạo , cách sử dụng dây cáp điện , thế nào là vật liệu cách điện ,ứng dụng của chúng đối với nghề điện.
2/ Kỹ năng: Biết phân loại và sử dụng dây cáp điện và vật liệu cách điện.
3/ Thái độ: Quan tâm yêu thích nghề điện dân dụng, rèn tính cẩn thận.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, một số mẫu cáp điện ,vật liệu cách điện.
HS : SGK, một số đoạn cáp điện ,kéo, kìm.. . .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Oån định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.(1 phút)
2/Kiểm tra bài cu õ: (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV đặt câu hỏi:
1,Nêu cấu tạo của dây dẫn bọc cách điện?
HS1 trình bày
2, Khi sử dụng dây dẫn điện cần lưu ý điều gì?
HS2 trả lời
GV yêu cầu HS lớp nhận xét phần trả lời của bạn.
GV đánh giá và ghi điểm
1.Cấu tạo của dây dẫn: (SGK)
2.Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý Thường xuyên kiểm tra vỏ dây.
Đảm bảo an toàn trong sử dụng dây dẫn nối dài(nối tiếp)
3/ Bài mới: (28 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:
TÌM HIỂU DÂY CÁP ĐIỆN:
GV hãy quan sát hình 2- 3 SGK thảo luận và rút r a kết luận về cấu tạo chung của cáp điện?
HS trình bày cấu tạo của cáp điện:
GV cho HS quan sát hình 2- 4 và liên hệ thực tế hãy thảo luận và rút ra kết luận về việc sử dụng cáp điện trong cuộc sống(mạng điện trong nhà)
HS thục hiện yêu cầu của GV
*Hoạt động 2:
VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
GV thế nào là vật liệu cách điện?
HS trả lời.
GV trong mạng điện trong nhà , vật liệu cách điện được sử dụng ở đâu ? ví dụ về các vật dụng đươc làm từ các vật liệu này?
§2 VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (TT)
II/ Dây cáp điện:
1/ Cấu tạo: Bao gồm 3 phần:
-Lõi bằng đồng hoặc nhôm (1)
-Vỏ cách điện bằng cao su hoặc pvc.(2)
-Vỏ bảo vệ: Bằng các chất có khả năng chống ăn mòn , chịu va đập , chịu nhiệt, . . .
2/ Sử dụng dây cáp:
-Với mạng điện trong nhà , cáp điện được làm đường dây hạ áp nối từ lưới điện gần nhà đến mạng điện trong nhà
-Khi thiết kế mua cáp cần chỉ rõ chất cách điện và vật liệu làm lõi.
II/ Vật liệu cách điện:
Vật liệu cách điện là những vật liệu không cho điện năng đi qua.
Trong mạng điện trong nhà,vật liệu cách điện luôn đi liền với vật dẫn điện nhằm đảm bảo cho mạng điện hoạt động hiệu quả và an toàn.
Yêu cầu của vật liệu cách điện :
+ Độ cách điện cao.
+ Chịu nhiệt tốt
+ Chống aẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
4/ Củng cố: (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
gv yêu cầu hs nhắc lại cấu tạo ,sử dụng dây cáp điện.
hs nhắc lại
gv cho hs thảo luận nhóm để so sánh sự khác nhau giữa dây cáp điện và dây dẫn bọc cách điện về cấu tạo, sử dụng ,phân loại.
hs thảo luận nhóm và đưa ra kết luận so sánh.
cấu tạo dây cáp điện :
sử dụng dây cáp điện:
3. so sánh:
* dây cáp điện
gồm 3 lớp
- dùng làm dây hạ áp( ngoài trời).
-gồm 2 loại: 1 lõi và 2 sợi.
* dây dẫn bọc cách điện:
- thường gồm 2 lớp.
-dùng lắp đặt đường dây của mạng điện trong nhà (dây mềm).
-có thể gồm nhièu loại dây: 1 lõi, nhiều lõi, lõi một sợi, lõi nhiều sợi
5/ Dặn dò(1phút)
học thuộc cấu tạo,cách sử dụng dây cáp điện ,vật liệu cách điện.
so sánh sự giồng nhau và khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện
chuẩn bị bài học số 3
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
TUẦN 4
TIẾT 4
§3 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : nắm được một số loại đồng hồ đo điện và công dụng của chúng, các ký hiệu thường sử dụng.
2/ Kỹ năng: có kỹ năng phân loại , nhận biết các ký hiệu và sử dụng đồng hồ đo điện.
3/ Thái độ: rèn tính cẩn thận,hứng thú trong khi bộ môn điện dân dụng.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, một số loại đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí.
HS : SGK,tìm hiểu trước các đồng hồ đo điện thường gặp. . .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.(1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ :(7 phút)
HOẠT ĐỘNG GV HS
NỘI DUNG
GV đặt câu hỏi:
1, nêu ba loại vật liệu chính dùng trong mạng điện trong nhà?
2, cấu tạo của dây dẫn điện và chú ý khi sử dụng điện ?
Gvgọi HS trả lời
HS thực hiện trả lời các câu hỏi của GV
1, Ba loại vật liệu chính là:
- Dây dãn điện.
-Dây cáp địên.
-Vật liệu cách điện.
2,Cấu tạo của dây dẫn ( bọc cách điện):
SGK
*Chú ý khi sử dụng dây dẫn điện:
-Thường xuyên kiểm tra vỏ dây.
-Bảo đảm an toàn khi sử dụng dây dẫn nối dài.
3/ Bài mới: (31 phút)
HOẠT ĐỘNG GV HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
CÔNG DỤNG CỦAĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
GV hãy kể tên một số loại đồng hồ mà em gặp?
HS kể ra: đồng hồ vôn kế,ampe kế, vạn năng,
GV tại sao người ta phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp?
HS để biết được điện áp , cường độ dòng điện của mạch điện tại mọi thời điểm và điều chỉnh phù hợp tránh mọi sự cố xảy ra
GV vạy tại sao mỗi gia đình phải mắc công tơ điện?
HS để đo điện năng tiêu thụ của mỗi gia đình.
Hoạt động 2: PHÂN LOẠI ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN;
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền các đại lượng tương ứng vào bảng 3 – 2
HS thực hiện yêu cầu của GV
Hoạt động 3 : MỘT SỐ KÝ HIỆU CỦA ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN:
GV yêu cầu HS quan sát bảng 3 – 3
HS quan sát bảng 3 – 3
GV giải thích cấp chính xác và cho ví dụ cụ thể.
§3 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
I/ Đồng hồ đo điện:
1/ Công dụng của đồng hồ đo điện:
+ Một số loại đồng hồ đo điện thường gặp : vôn kế, ampe kế, ômkế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng, . .
+ Một số đại lượng đo:
Cường độ dòng điện (A)
Điện trở mạch điện ()
Điện áp (V)
Công suất tiêu thụ (W)
Điện năng tiêu thụ (KWh)
+ Nhờ có đồng hồ đo điện, chúng ta có thể biết được tình trạng làm việc của mạng điện và các thiết bị điện biết được nguyên nhân của các sự cố xảy ra đối với mạng điện và đồ dùng điện.
2/ Phân loại đồng hồ đo điện:
Bảng 3 -2
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Ampe kế
Vôn kế
Oát kế
Công tơ
Ôm kế
Đồng hồ vạn năng
A, AM
V , mV,KV
W, Mw,Kw
KWh
, m
A,V,
3/ Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện
Bảng 3 – 3 SGK trang 14
Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo
Ví dụ:
Vôn kế có thang đo 200 V, cấp chính xác là 1,0 V thì sai số tuyệt đối lớn nhất là 200*1,0/100 = 2 V
4/ Củng cố: (5 phút)
HOẠT ĐỘNG GV HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức vừa học về đồng hồ đo điện.
HS thực hiện trả lời yêu cầu của GV
1/ Công dụng : (SGK)
2/ Phân loại : (SGK)
3/ Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện (SGK)
5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
-Học thuộc công dụng, phân loại và một số ký hiệu của đồng hồ đo điện.
-Chuẩn bị phần II dụng cụ cơ khí.
******************************************************************
TUẦN 5
TIẾT 5
§3 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN (TT)
I/ MỤC TIÊU : giúp học sinh
1/ Kiến thức : nắm được một số loại dụng cụ cơ khí ,công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
2/ Kỹ năng: có kỹ năng sử dụng dụng cụ cơ khí trong lắp đặt điện.
3/ Thái độ: rèn tính cẩn thận khi sử dụng,có hứng thú trong môn học, ham thích khám phá dụng cụ cơ khí điện
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, một số mẫu dụng cụ cơ khí
HS : SGK,tìm hiểu trước trước các loại dụng cụ cơ khí mà em biết.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.(1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ :(7 phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
GV đặt câu hỏi:
1, Nêu công dụng của 6 loại đồng hồ đo điện thông dụng?
2, Đơn vị đo của từng loại đồng hồ đo điện?
HS lên bảng trả lời
GV nhận xét câu trả lời và ghi điểm HS
Tên đồng hồ
Công dụng
Đơn vị đo
Vôn kế
Ampe kế
Oát kế
Oâm kế
Công tơ điện
Đồng hồ vạn năng
Điện áp.
CĐDĐ.
Công suất .tiêu thụ của mạng điên.
Điện trở.
Điện năng tiêu thụ.
Điện áp, điện trở, cường độ
V
A
W
KWh
V,,A
3/ Bài mới: (31 phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
Hoạt đông 1:
TÌM HIỂU DỤNG CỤ CƠ KHÍ
Tiết trước các em đã tìm hiểu các loại đồng hồ đo điện . tiết này ta đi tìm hiểu các loại dụng cụ cơ khí
GV giới thiệu trong công viẹc lắp đặt và sửa chữa mạng điện chúng ta cần sử dụng một số dụng cụ cơ khí khi lắp đật dây dẫn và các thiết bị điện. hiệu quả công việc phụ thuôc vào việc chọn dụng cụ và sử dụng dụng cụ lao động đó.
HS lắng nghe GV đặt vấn đề.
GV yêu cầu HS điền công dụng và tên dụng cụ vào những ô trống trong bảgn 3 – 4 SGK trang 15 .
GV thước dây dùng để làm gì?
HS thước dây dùng để đo độ dài
GV dụng cụ nào dùng để đo đường kính , kích thước , chiều sâu lỗ.
HS thước kẹp (cặp)
GV panme dùng để làm gì?
HS dùng để đo độ chính xác đường kính dây.
GV hình vẽ thứ 4 là dụng cụgì?
Công dụng?
HS là tua vít, dùng để vặn, xoáy ốc vít tên bảng điện.
GV búa dùng để làm chi?
HS tự trả lời
GV hình vẽ thứ 6 là dụng cụ gì?
HS là cưa cắt
GV hính thứ 7 là dụng cụ gì?
HS trả lời
GV hình vẽ cuối cùng là dụng cụ gì?
HS là khoan ( điện, tay)
§3 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN (TT)
II/Dụng cụ cơ khí:
Bảng 3 – 4 một số loại dụng cụ cơ khí
-Thước đo độ ài dây điện, khoảng cách giữa các thiết bị sử dụng điện , .. .
-Thước kẹp ( cặp) đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ.
-Panme đo độ chính xác đường kính dây dẫn (1/ 1000mm)
-Tua vít :vặn, xoáy các ốc vít trên bảng điện ,đồ dùng điện.
- Búa: đóng đinh, cố định dây trên tường.
-Cưa cắt:cưa, cắt ống nhựavà kim loại.
-Kìm :cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối.
- Khoan: khoan lỗ trên gỗ, bê tông, . . để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện.
4/ Củng cố: (5 phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 17.
HS đọc ghi nhớ.
GV yêu HS làm bài tập SGK trang 17.
HS thực hiện giải bài tập SGK trang 17 vào bảng 3 - 5
Ghi nhớ SGK trang 17.
Bảng 3 – 5
Sai từ sai Oát – từ đúng Oâm
Sai từ sai Song Song từ đúng Nối Tiếp
đúng
Sai từ sai Nối Tiếp – từ đúng Song Song
5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Chuẩn bị bài học 4 thực hành
TUẦN 6
TIẾT 6
§4 Thực hành: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh
1/ Kiến thức : Biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện.
2/ Kỹ năng: Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng, đo được điện năng tiêu thụ của mạng điện.
3/ Thái độ: Làm việc cẩn thận, chính xác, khoa học và an toàn.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, một số đồng hồ đo điện thông dụng.
HS : SGK,kìm tua vít, bút thử điện,bảng điện,(một cầu chì, 2 công tắc,2 bóng đèn 75W)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số. (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ :( 9 phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
GV gọi một vài HS lên bảng kiểm tra bài cũ:
1/ Nêu công dụng của một đồng hồ đo điện?
2/ Hãy kể một số đồng hồ đo điện thường gặp và đại luợng đo của chúng?
3/ Hãy ghi ký hiệu của vôn kế , oát kế, ôm kế, công tơ điện, cấp chính xác?
HS thực hiện trả lời lần lượt các câu hỏi của GV?
GV nhận xét và ghi điểm HS.
1/ Công dụng của đồng hồ đo điện: (SGK)
2/
Tên đồng hồ
Công dụng
Đơn vị đo
Vôn kế
Ampe kế
Oát kế
Oâm kế
Công tơ điện
Đồng hồ vạn năng
Điện áp.
CĐDĐ.
Công suất .tiêu thụ của mạng điên.
Điện trở.
Điện năng tiêu thụ.
Điện áp, điện trở, cường độ
V
A
W
KWh
V,,A
3/ Bài mới: (28phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: CHUẨN BỊ
GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà.
Kìm điện, tua vít, bút thử điện
Bảng thực hành lắp sẵn:1 cầu chì, 2 công tắc,1 ổ cắm, 2 bóng đèn, phích cắm.. .
HS chuẩn bị trước ở nhà những dụng cụ và vật liệu trên.
GV chuẩn bị sẵn một số đồng hồ đo điện: vôn kế , ampe kế, ôm kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN.
GV yêu cầu HS quan sát một số loại đồng hồ đo điện :vôn kế , ampe kế, ôm kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
HS quan sát kỹ từng loại đồng hồ
GV yêu cầu HS quan sát và rút ra những yếu tố sau :
-Ký hiệu trên mặt đồng hồ
-Chức năng của đồng hồ
-Đại lượng đo , thang đo .
-Cấu tạo ngoài
HS chia nhóm , mỗi nhóm quan sát một loại đồng hồ , thảo luận và trình bày.
§4 Thực hành: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I/ Dụng cụ, vật kiệu và thiết bị:
- Dụng cụ: kìm điện, tua vít, bút thử điện
- Thiết bị:một số đồng hồ đo điện: vôn kế , ampe kế, ôm kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
- Vật liệu: bảng thực hành lắp sẵn:1 cầu chì, 2 công tắc,1 ổ cắm, 2 bóng đèn, phích cắm.. .
II/ Nội dung và trình tự thực hành:
1/ Tìm hiểu đồng hồ đo điện :
Một số đồng hồ đo điện thường gặp.
+ Ampe kế: ký hiệu : A, mA
Chức năng đo cường độ dòng điện
Đại lương đo : A, mA
Cấu tạo ngoài gồm: mặt đồng hồ( thang đo, kim), dây.
+ Vôn kế : ký hiệu V
Chức năng đo điện áp
Đại lượng đo V
Cấu tạo ngoài : mặt đồng hồ( thang đo, kim), dây.
+ Oâm kế: ký hiệu
Chức năng đo điện trở
Đại lượng đo
Cấu tạo ngoài : mặt đồng hồ( thang đo, kim), dây.
+ Đồng hồ vạn năng :
Ký hiệu A – V -
Chức năng: đo cường độ dòng điện, điện áp hoặc điện trở.
Đại lượng đo : A (mA), V, (m)
Cấu tạo ngoài: quan sát trên lớp
4/ Củng cố: (6 phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
GV hỏi nhắc lại một số loại đồng hồ đo điện và đại lượng đo của chúng?
HS trả lời.
GV gọi HS nhắc lại vài lần.
một số đồng hồ đo điện: vôn kế , ampe kế, ôm kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
- vôn kế đo điện áp, ampe kế đo cường độ dòng điện, ôm kế đo điện trở, oát kế đo công suất tiêu thụ, đồng hồ vạn năng đo cường độ dòng điện, điện trở, điện áp, . . .
5/ Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
Học thuộc các ký hiệu , chức năng, cấu tạo ngoài của đồng hồ đo điện.
Chuẩn bị sẵn 1 mạch điện ( gồm bảng điện, ổ cắm, bóng đèn, . . )và dụng cụ cần thiết để tiết sau thực hành.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
TUẦN 7
TIẾT 7
§4 Thực hành: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (TT)
I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh
1/ Kiến thức : Biết được chức năng của đồng hồ vạn năng
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng đồng ho vạn năng để đo điện áp, điện trở.
3/ Thái độ: Làm việc cẩn thận, chính xác, khoa học và an toàn và vệ sinh nơi làm việc.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, đồng hồ vạn năng.
HS : SGK,kìm tua vít, bút thử điện,bảng điện,(một cầu chì, 2 công tắc,2 bóng đèn 75W)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ :(5 phút)
HOẠT DỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
1/ đồng hồ đo điện gồm những loại nào? Hãy kể tên?
2/ chức năng của đồng hồ vạn năng? Chức năng chủ yếu của đồng hồ vạn năng?
Gọi vài HS lên trả lời.
HS1 lên trả lời
GV nhận xét và ghi điểm HS
Một số đồng hồ đo điện thường gặp: vôn kế , ampe kế, ôm kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
Chức năng của đồng hồ vạn năng : đo cường độ dòng điện, điện áp hoặc điện trở.
Chức năng chính là đo điện trở.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: sử dụng đồng hồ đo điện để thực hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng điều khiển chung hoạt động của nhóm và phụ trách viết báo cáo thực hành.
GV yêu cầu các nhóm lắp mạch điện bảng điện (theo hướng dẫn GV) trong 15 phút.
HS tiến hành lắp mạch điện.
Sau khi các nhóm hoàn thành mạch điện .
GV yêu cầu các nhóm thực hành sử dụng đồng hồ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_bai_1_12_hoang_va.doc