I/ MỤC TIÊU :
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Biết các sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
II/ CHUẨN BỊ .
* Giáo viên : + Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện.
+ Một số vật cách điện của mạng điện.
*Học sinh : Sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định lớp : 1 phút
2.Kiểm tra bài cũ : 5 phút
- Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
- Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào ?
- Để trở thành người thợ điện, cần phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập, sức khỏe?
3. Giới thiệu bài mới : Hướng dẫn HS quan sát mạng điện trong lớp học với câu hỏi gợi mở để HS kể được một số dây dẫn, dây cáp và vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.
52 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-33 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1
BÀI 1 : GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I/ MỤC TIÊU :
- HS biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Có ý thức tìm hiểu nghề nhắm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II/ CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: Tranh ảnh về nghề điện dân dụng, bản mô tả nghề điện dân dụng.
* Học sinh : Một số bài hát, bài thơ về nghề điện
III/ PHƯƠNG PHÁP :
-Tích cực, trực quan, đàm thoại, gợi mở .
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Giới thiệu bài mới : Để tạo cho học sinh một tâm thế thảoi mái trước khi bước vào bài học. GV mở đầu bằng một trò chơi thi hát có thưởng giữa các nhóm về nghề điện.
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I.VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG :
Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều gắn với việc sử dụng điện năng.
- Nghề điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ
1./ Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng : (SGK)
2./ Nội dung lao động :
- Lắp đặt mạng điện trong nhà, mạng điện sản xuất.
- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
- Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị điện.
3./ Điều kiện làm việc
- Những công việc của nghề điện dân dụng thường được thực hiện trong nhà, ngòai trời, trong điều kiện môi trường bình thường.
4./ Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Tri thức : Có trình độ văn hóa hết cấp THCS.
- Kỹ năng : nắm vững kỹ năng về đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa.
- Sức khỏe : Đủ điều kiện về sức khỏe.
5./ Triển vọng của nghề :
- Phát triển để phục vụ sự nghiệp đất nước.
- Tương lai gắn liền với sự phát triển điện năng.
- Điều kiện phát triển ở thành phố, nông thôn, miền núi
- Người thợ điện phải luôn cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
6./ Những nơi đào tạo nghề : (SGK)
7./ Những nơi hoạt động nghề : (SGK)
HOẠT ĐÔÏNG 1 : Tìm hiểu về vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng.
Hoạt động của GV
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 5-6 HS, chỉ định nhóm trưởng.
- GV cho HS thảo luận tiếp điện năng cần thiết cho các lĩnh vực nào?
+ Đời sống?
+ Sinh họat?
+ Lao động, sản xuất?
- GV tổng hợp ý đúng.
Hoạt động của HS
- Các nhóm thảo luận chọn các bài hát, bài thơ mới về nghề điện, cử đại diện nhóm thi với các nhóm khác.
- Các nhóm ghi ý kiến của mình lên tờ giấy rồi đọc cho cả lớp nhận xét.
- HS rút ra kết luận vai trò, vị trí của nghề điện.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu về nghề điện dân dụng .
- GV cho HS thảo luận về đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
- GV tổng hợp ý kiến.
GV hướng dẫn HS sắp xếp các nội dung cho đúng vào bảng SGK trang 6.
- GV tổng kết ý đúng (3 nội dung chính).
Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào?
- Cho HS làm bài tập trang 6 (đánh dấu (x) vào ô trống.
- Để làm được những công việc nghề điện cần có yêu cầu nào?
GV cho HS đọc thông tin trong SGK.
- Tương lai?
- Điều kiện để phát triển?
- Yêu cầu thợ điện?
- GV liệt kê một số trường đào tạo các ngành nghề khác nhau. Cho HS chọn đúng tên trường đào tạo về nghề điện.
GV yêu cầu một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
- Từng nhóm phát biểu ý kiến.
- HS đọc lại các đối tượng chính trong SGK trang 5.
- Từng nhóm thảo luận sản xuất sau đó lên bảng ghi lại ý kiến của nhóm.
- HS rút ra kết luận về nội dung lao động.
- HS tự ghi bài vào tập.
HS trả lời.
HS làm bài tập.
HS thảo luận phát biểu ý kiến :
- Kiến thức.
- Kỹ năng.
- Sức khỏe.
- Thái độ.
- Từng nhóm thảo luận về triển vọng phát triển của nghề.
- HS tự ghi bài theo nội dung SGK.
- HS lên bảng sắp xếp tên trường đào tạo cho phù hợp với nghề.
- Liên hệ các trường tại địa phương.
- HS thảo luận, phát biểu ý kiến.
3: Củng cố :
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi ở SGK trang 8.
+ Tổng kết, khen thưởng các nhóm, cá nhân tích cực tham gia học tập.
4: Dặn dò:
- HS đọc trước bài 2 trong SGK.
- Sưu tầm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.
DUYỆT CỦA TT. CM
TUẦN 1
Tiết 2
BÀI 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I/ MỤC TIÊU :
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Biết các sử dụng một số vật liệu điện thông dụng..
II/ CHUẨN BỊ .
* Giáo viên : + Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện.
+ Một số vật cách điện của mạng điện.
*Học sinh : Sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định lớp : 1 phút
2.Kiểm tra bài cũ : 5 phút
- Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
- Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào ?
- Để trở thành người thợ điện, cần phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập, sức khỏe?
3. Giới thiệu bài mới : Hướng dẫn HS quan sát mạng điện trong lớp học với câu hỏi gợi mở để HS kể được một số dây dẫn, dây cáp và vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I/ DÂY DẪN ĐIỆN :
1. Phân loại
- Dây trần à dẫn điện ngoài trời.
- Dây bọc à có vỏ cách điện và lõi.
+ Lõi 1 sợi (dây cứng) à mạch điện chính.
+ Lõi nhiều sợi (dây mềm) à mạch điện nhánh và đồ dùng điện.
2./ Cấu tạo dây dẫn điện
(Gồm 2 phần)
+ Lõi làm bằng kim loại (Cu, Al), tiết diện lõi tuỳ theo mục đích sử dụng.
+ Vỏ cách điện bằng cao su, chất cách điện tổng hợp (PVC)
2..Sử dụng dây dẫn điện :
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn.
- Đảm bảo an toàn khi dùng dây dẫn điện nối dài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu dây dẫn điện :
Hoạt động của giáo viên
- Hãy kể tên một số loại dây dẫn mà em biết?
Trong bài tập này, GV chú ý tránh để HS nhầm lẫn giữa khái niệm “Lõi” và “sợi” của dây dẫn..
GV nhận xét đáp án.
- GV cho một số HS đọc lại bài tập của mình, lớp nhận xét.
- Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây nào?
GV hướng dẫn HS quan sát trên các mẫu dây dẫn điện.
- GV lấy mẫu các loại dây điện, chỉ rõ cho HS nhận biết các bộ phận chính.
- Hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau?
- Vì sao đường dây truyền tải điện năng đi xa thường dùng loại dây trần?
- Việc lựa chọn dây dẫn có được tuỳ tiện không? Tại sao?
- Ký hiệu của dây dẫn bọc cách điện là gì?
- Hãy đọc ký hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện: M(2x1,5).
- Trong quá trình sử dụng cần chú ý điều gì?
Hoạt động của học sinh
HS làm việc theo nhóm: làm bài tập phân loại dây dẫn điện trong SGK.
- Từng nhóm lên bảng ghi đáp án của nhóm – HS đối chiếu kết quả, chọn đáp án đúng.
- HS rút ra phân loại dây dẫn điện.
- HS làm bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống.
HS : loại dây được bọc cách điện.
- Từng nhóm quan sát trên mẫu dây dẫn đã đem theo, kết hợp quan sát hình 2.2 (SGK). HS tự rút ra kết luận về cấu tạo dây dẫn.
- HS nêu kết luận của nhóm.
- Gồm 2 phần: lõi và lớp vỏ cách điện.
- HS giải thích theo sự hiểu biết của bản thân.
HS: cần phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
HS: M(mxF)
HS đọc ký hiệu.
HS phát biểu.
HS kết luận về cấu tạo và phạm vi sử dụng của dây dẫn.
4. Củng cố : (2 phút )
- Qua mẫu dây dẫn, GV cho HS nói lại cáchphân loại dây dẫn trên cụ thể từng loại dây.
- Mô tả cấu tạo của dây dẫn có bọc cách điện?
- Khi sử dụng dây dẫn cần chú ý điều gì?
5/ Dặn dò :
+ Sưu tầm mẫu về dây cáp điện và một số mẫu về vật liệu cách điện.
DUYỆT CỦA TT.CM
TUẦN 2
Tiết 3
Bài 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (tiếp)
I/ MỤC TIÊU : (giống tiết trước)
II/ CHUẨN BỊ :
-Giáo viên: Mẫu dây cáp điện, mẫu vật liệu cách điện.
-Học sinh : Sưu tầm thêm mẫu về vật lịêu cách điện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1-Ổn định : 1phút.
2-Kiểm tra bài cũ : 5 phút
- Quan sát cấu tạo một dây dẫn, mô tả cấu tạo các bộ phận và nêu rõ vai trò chất liệu của nó?
- Tại sao các đường dây truyền tải điện năng đi xa lại thường dùng dây dẫn trần?
- Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì?
3-Bài mới : Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện được bọc cách điện, bên ngoài là vỏ bảo vệ. Cáp điện của mạng điện trong nhà là loại cáp 1 pha điện áp thấp. Một lõi hoặc hai lõi
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
II.DÂY CÁP ĐIỆN
1./ Cấu tạo : (3 phần chính)
- Lõi cáp : bằng đồng (nhôm)
- Vỏ cách điện : cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, PVC.
- Vỏ bảo vệ : chịu nhiệt, chịu mặn, chịu ăn mòn,
* Phân loại :
+ Cáp một lõi à cho 1 pha
+ Cáp nhiều lõi à cho nhiều pha.
2,/ Sử dụng cáp điện :
- Cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà.
III./ VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN :
- VLCĐ nhằm đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và giữ an toàn cho người, cho mạng điện.
- VLCĐ phải đạt yêu cầu : độ bền cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về dây cáp điện.
-GV đưa ra một số mậu dây dẫn và dây cáp, cho HS quan sát và phân biệt được hai loại đó.
+ Cấu tạo cáp điện gồm các phần nào?
+ Cấu tạo của dây cáp có gì khác dây dẫn?
GV gợi ý cho HS nhớ lại những hiểu biết về đường dây tải điện, cáp ngầm,
- Với mạng điện trong nhà cáp được dùng làm gì?
HS làm việc theo nhóm : quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện.
- Quan sát hình 2.3 (SGK)
- HS phát biểu theo nhóm => kết luận : 3 phần chính.
HS so sánh cấu tạo dây dẫn và dây cáp.
- Quan sát bảng 2.2 : Một số loại dây cáp điện.
- HS liên hệ với thực tế để có thể kể ra cáp được dùng ở đâu?
- Kết luận về cấu tạo và phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vật liệu cách điện .
- Vật liệu cách điện là gì?
- GV đưa một số vật thật là VLCĐ của mạng điện trong nhà yêu cầu HS nhận biết, kể tên.
+ Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những VLCĐ
+ Những VLCĐ này phải đạt yêu cầu gì?
- GV tổng hợp ý kiến => Kết luận
HS: gợi lại kiến thức đã học ở công nghệ 8 để trả lời.
- Là vật liệu không cho dòng điện truyền qua.
- HS làm bài tập trong SGK: hãy gạch chéo vào những ô trống để chỉ ra VLCĐ của mạng điện trong nhà.
- Các nhóm thảo luận 2 câu hỏi.
- Cử đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
4/ Củng cố :
- Hãy mô tả cấu tạo dây cáp điện của mạng điện trong nhà?
- Để đảm bảo an toàn các VLCĐ phải đạt yêu cầu gì?
- So sánh sự khác nhau của dây cáp và dây dẫn điện?
5/ Dặn dòø :
- Học kỹ bài và xem trước bài 3 (SGK trang 13)
- Quan sát kỹ các loại đồng hồ đo điện dùng trong gia đình.
DUYỆT CỦA TT- CM
TUẦN 2
Tiết 4
Bài 3
DỤNG CỤ DÙNG TRONG
LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN (2 tiết)
I: MỤC TIÊU:
Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện.
Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
II: CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện.
Một số mẫu đồng hồ đo điện : vôn kế, ampe kế, công tơ, đồng hồ vạn năng.
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1: Ổn định lớp:
2:Kiểm tra bài cũ : - Mô tả cấu tạo của dây cáp điện? Cáp điện được sử dụng như thế nào đối với mạng điện trong nhà?
- So sánh sự khác nhau của dây dẫn điện và dây cáp điện?
- Vì sao trong lắp đặt mạng điện lại phải sử dụng các vật liệu cách điện?
3: Giới thiệu bài mới: Đối với nghề điện, các đồng hồ đo điện được sử dụng rất rộng rãi và đóng vai trò quan trọng để kiểm tra, đánh giá chất lượng của thiết bị mới chế tạo hoặc sau khi sửa chữa, bảo dưỡng.
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I./ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
1./ Công dụng của đồng hồ đo điện
- Đồng hồ đo điện giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
2./ Phân loại đồng hồ đo điện
- Đồng hồ đo điện gồm có : vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.
3./ Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện
(SGK trang 14)
- Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đồng hồ đo điện :
GIÁO VIÊN
- Dựa trên việc khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh, GV hướng dẫn HS tìm hiểu đồng hồ đo điện.
- Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết?
- GV đặt câu hỏi để cho HS thấy được công dụng của đồng hồ đo điện.
+ Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế?
+ Công tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì?
=> GV hướng dẫn HS kết luận công dụng của đồng hồ đo điện.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm, kiểm tra hoạt động của từng nhóm.
- Cho HS kiểm tra chéo kết quả.
- GV hoàn thiện và kết luận.
=> Đồng hồ đo điện gồm các loại nào?
- GV ghi các ký hiệu lên bảng sau đó gọi từng HS đọc tên gọi ứng với các ký hiệu đó.
- GV giải thích cấp chính xác trong ký hiệu.
- Cấp chính xác thể hiện điều gì?
HỌC SINH
- HS kể một vài loại đồng hồ thông dụng.
- HS khác bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ: bài tập điền vào ô trống (SGK) để chỉ ra những đại lượng đo của đồng hồ đo điện.
HS thảo luận, trả lời 2 câu hỏi => công dụng của đồng hồ đo điện.
- HS làm bài tập điền đại lượng cần đo (SGK)
- Điền những đại lượng đo tương ứng với đồng hồ đo điện vào bảng 3-2.
- Từng nhóm cử đại diện lên ghi kết quả vào bảng.
HS trả lời về cách phân loại.
- HS quan sát một số ký hiệu của đồng hồ đo điện trong SGK
- HS đọc tên các ký hiệu ghi trên bảng.
- HS đọc và giải thích các ký hiệu ghi trên đồng hồ.
- Thể hiện sai số của phép đo
CỦNG CỐ: - Đọc phần ghi nhớ SGK
GV yêu cầu HS gấp sách lại và làm việc cá nhân theo phiếu học tập sau :
1./ Hãy điền tên đồng hồ đo điện, đại lượng đo tương ứng của những đồng hồ đó và ký hiệu vào bảng sau :
Đồng hồ đo điện
Đại lượng cần đo
Ký hiệu
DẶN DÒ: Học bài, làm bài tập trong SGK
DUYỆT CỦA TT- CM
TUẦN 3
Tiết 5
BÀI 3 : DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN (tt)
I.MỤC TIÊU :
- Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí thường dùng trong lắp đặt điện.
- Một số dụng cụ cơ khí : thước cuộn, thước cặp, kìm điện các loại, khoan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC:
1/ Ổn định lớp :
2./ Kiểm tra bài cũ
- Đồng hồ đo điện có công dụng như thế nào ? Kể tên các loại đồng hồ điện mà em biết?
- Hãy điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào chỗ trống (bảng 3.5 SGK). Với những câu sai, tìm từ sai và sửa lại để nội dung của câu thành đúng.
3/ Giới thiệu bài mới : Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí khi lắp đặt dây dẫn và các thiết bị điện.
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I/DUNG CỤ CƠ KHÍ.
- Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động.
* Phân loại :
- Dụng cụ đo và vạch dấu: thước lá, thước xếp, pan me, thước cặp, bút chì, mũi vạch, com pa
- Dụng cụ gia công lắp đặt: máy khoan, cưa, đục, kìm, búa, tua vít.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
GIÁO VIÊN
GV nêu công dụng của các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt sửa chữa mạng điện.
- Vì sao phải chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động?
+ GV đưa ra một số dụng cụ cơ khí để HS nhận biết.
+ Dụng cụ cơ khí gồm có các loại nào?
+ GV hoàn thiện và kết luận.
- Các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện có thể chia thành những nhóm nào?
+ GV hướng dẫn HS phân loại theo công dụng.
- Dụng cụ đo và vạch dấu?
- Dụng cụ gia công lắp đặt?
HỌC SINH
HS: HS phát biểu ý kiến.
à để hiệu quả công việc tăng.
HS làm việc theo cặp: bài tập điền ô trống trong SGK.
Chia mỗi HS làm 4 nhiệm vụ của bài, sau đó HS kiểm tra chéo bài nhau.
- HS bổ sung các ý kiến chưa đúng.
- Các nhóm thảo luận phân chia nhóm các dụng cụ cơ khí dựa theo bảng 3.4 (SGK)
HS kể tên các dụng cụ theo nhóm mà GV đã gợi ý.
4. Củng cố:
-Hãy kể tên và nêu công dụng của một số dụng cụ cơ khí mà em biết?
-Việc phân loại theo công dụng của dụng cụ cơ khí có tác dụng gì?
5.Dặn dòø :
-Học kỹ bài – xem lại công dụng của một số đồng hồ đo điện dùng trong gia đình.
-Cách sử dụng đồng hồ đo điện.
- Chuẩn bị cho bài thực hành giờ sau: Dụng cụ: kìm điện, tua vít, bút thử điện
- Đồng hồ đo điện : Ampekế, vônkế, ôm kế,
DUYỆT CỦA TT-CM
TUẦN 3
Tiết 6
Bài 4: THỰC HÀNH (3 tiết)
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I .MỤC TIÊU :
-Biết công dụng, cách sử dụng của một số đồng hồ đo điện thông dụng.
-Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện (hoặc đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng).
-Làm việc cẩn thận, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
II.CHUẨN BỊ:
Dụng cụ : Kìm điện, tua vít, bút thử điện
- Đồng hồ đo điện: Ampe kế (điện từ, thang đo 1A)
- Vôn kế điện từ (thang đo 300V)
III.PHƯƠNG PHÁP : Thị phạm, giảng giải, rèn luyện kỹ năng.
IV. TIỀN TRÌNH TIẾT DẠY :
1/Ổn định lớp : 2 phút
2/ Kiểm tra bài cũ :
+ Việc phân loại theo công dụng của dụng cụ cơ khí có tác dụng gì?
+ Nêu ký hiệu và đại lượng đo của (A); (V)?
3/ Bài mới : Đo điện là công việc không thể thiếu của nghề điện dân dụng, dụng cụ đo và kiểm tra điện là những dụng cụ tối thiểu trong nghề điện như vônkế, ampekế. Trong tiết này các em sẽ tìm hiểu về đồng hồ đo điện.
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I.Tìm hiểu đồng hồ đo điện
1- Mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ đo điện.
2- Đọc và giải thích những ký hiệu ghi trên mặt đồng hồ điện.
3- Chức năng của đồng hồ đo điện: Đo đại lượng gì?
4- Tìm hiểu chức năng của các núm điều khiển của đồng hồ đo điện.
5- Báo cáo thực hành.
Hoạt động 1 : Tìm hiẻu đồng hồ đo điện.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài thực hành và nội quy thực hành.
- GV nêu những tiêu chí đánh giá kết quả thực hành cụ thể để định hướng hoạt động cho HS.
- GV giao cho các nhóm trưởng đồng hồ đo điện
+ Nhóm 1+2 : Ampe kế
+ Nhóm 3+4 : Vôn kế
GV Hướng dẫn HS nội dung thảo luận.
GV đi từng nhóm kiểm tra hoạt động của HS.
GV hướng dẫn HS làm báo cáo thực hành của nhóm.
Hãy nêu tên các phần tử của đồng hồ đo điện vào bảng sau.
Số TT
Tên các phần tử
- Chia nhóm thực hành.
- Cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng.
- Các nhóm trưởng lên nhận đồng hồ về cho nhóm quan sát.
- Các nhóm làm báo cáo thực hành ghi nhận các kết quả vào bài thực hành.
HS nộp lại đồng hồ + báo cáo thực hành của nhóm.
4/ Củng cố : GV kiểm tra lại kết quả báo cáo của từng nhóm.
- Nhận xét giớ thực hành của HS về : thực hiện đúng các nội dung của bài, quan sát chính xác; Thái độ kỷ luật trong giờ thực hành; Đảm bào an toàn và vệ sinh môi trường.
5/ Dặn dò :
-Quan sát lại các ký hiệu trên đồng hồ đo điện.
-Đọc kỹ bài 4 (SGK ) tìm hiểu về cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
-Cách sử dụng vôn kế, ampe kế. DUYỆT CỦA TT-CM
TUẦN 4
Tiết 7
Bài 4 : THỰC HÀNH
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (tt)
I.MỤC TIÊU : Giống tiết 1
II.CHUẨN BỊ :
+ Tranh vẽ mô tả cáu tạo ngoài của đồng hồ đo điện (V, A, đồng hồ vạn năng)
+ Sơ đồ mắc đồng hồ đo điện (A, V)
III.TIẾN HÀNH TIẾT DẠY :
1/ Ổn định lớp : 1phút
2/ Kiểm tra bài cũ : 5 phút.
+ Giải thích các ký hiệu trên đồng hồ đo điện (V, A)
+ Chức năng của đồng hồ đo điện A, V, đồng hồ vạn năng.
3/ Bài mới : Các đồng hồ đo điện được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Nhằm mục đích xác định các đại lượng điện và phát hiện những hư hỏng, sự làm việc không bình thường của các thiết bị và mạch điện. Mỗi dụng cụ đo có đặc tính sử dụng riêng, vì thế khi đo cần nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính sử dụng của từng loại dụng cụ đo. Đó là đồng hồ vạn năng phối hợp cả ba loại dụng cụ đo (A, V, W)
TG
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG.
1./ Giới thiệu về vạn năng kế :
- Đồng hồ đo điện phối hợp cả 3 loại (A,V, W) trong một dụng cụ đo.
- Nhờ khóa chuyển mạch có thể đo dòng điện, điện áp một chiều hoặc xoay chiều, đo điện trở với nhiều thang đo khác nhau.
- Trứơc khi sử dung cần phải nắm vững ý nghĩa, cách sử dụng của từng núm để lựa chọn đại lượng cần đo với thang đo thích hợp.
Chú ý : Tuyệt đối không được sử dụng tuỳ tuện khi chưa biết phương pháp đo. Nếu để nhầm vị trí của chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ.
2./ Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng :
- Chú ý : Chỉ được sử dụng vạn năng kế khi đã cắt điện.
+ Trình tự đo điện trở theo các bước sau :
- Hiệu chỉnh thang đo: Chuyển mạch qua đo Ôm : Châm mạch hai đầu đo, kim đồng hồ chỉ về số 0 là trạng thái đồng hồ tốt. Nếu kim không chỉ về số 0, phải xoay núm chỉnh cho kim về số 0. Thao tác này cân thực hiện cho mỗi lần đo.
- Chọn thang đo Có các thang đo điện trở sau : Rx1, Rx10, Rx100, Rxk (K=1000). Trong đó R là điện trở tính bằng W.
Để tránh cho kim bị va đập, khi đo bắt đầu từ thang đo lớn nhất rồi giảm dần đến khi nhận kết quả thích hợp.
Chú ý : không chạm tay vào đầu nối hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số đo.
- Đo và đọc chỉ số, ghi kết quả đo vào bảng.
3./ Xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện:
- Dùng đồng hồ vạn năng để xác định mạch điện bị hở hay chạp mạch bằng thang đo điện trở.
- Phát hiện mạch bị hở: Cắt nguồn điện, lần lượt đo điện trở từng đoạn mạch đoạn nào có kết quả R= ¥ thì chứng tỏ đoạn đó bị hở.
- Phát hiện ngắn mạch: Cắt nguồn điện, đo đoạn mạch cần kiểm tra, kết quả R = 0 chứng tỏ đoạn mạch bị ngắn mạch.
Hoạt động 2 : Hưóng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng.
- GV cho HS nhắc lại đại lượng đo của đồng hồ vạn năng.
- GV cho HS quan sát mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng.
- GV tổng kết ý kiến các nhóm, nhắc lại cấu tạo của đồng hồ vạn năng gồm :
1. Vít chỉnh 0
2. Khóa chuyển mạch
3. Đầu đo
4. Đầu đo chung
5. Đầu ra
6. Núm chỉnh 0 của Ôm kế
7. Mặt trước
8. Kim đo
GV hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
- Trước khi đo chúng ta phải làm gì?
- GV hướng dẫn trình tự đo điện trở.
- GV vừa thao tác vừa giải thích cho HS hiểu rõ cách đo.
- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, trả lời.
+ Khi đo kim của đồng hồ phải ở
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_33_ban_hay.doc