I: Mục tiêu:
Học sinh: Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà, biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
II. Chuẩn bị:
GV:Giáo án, SGV, tài liệu tham khảo.Một số dây dẫn điện và dây cáp điện. Một số vật liệu cách điện của mạng điện.
Đọc trước bài mới ở nhà.
HS: Một số vật liệu của mạng điện trong nhà.
III. Tiến trình:
1: Tổ chức ổn định lớp.
2: Kiểm tra bài cũ:
* Em hãy nêu nội dung lao động của nghề Điện dân dụng?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
14 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-7 - Hoàng Hữu Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Tuần 1 Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Soạn : 14/8 Dạy:16/8
I. Mục tiêu:
* Biết được vị trí, vai trí của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất, một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng, một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
* Có ý thức tìm hiểu nghề điện dân dụng, yêu thích nghề.
* Học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn.
II. Chuẩn bị:
* GV: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
* HS: sách, vở, dụng cụ học tập
III. Tiến trìnhh dạy học:
1.ổn định tổ chức lớp: GV: Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở, phân thời khóa biểu của bộ môn, giới thiệu, chương trình, nội dung bộ môn công nghệ lớp 9
2.Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
3. Bài mới: $1. GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động1:
GV: Hãy nêu vai trò của điện năng?
GV khắc sâu kiến thức vai trò của điện năng.
GV: Hãy nghiên cứu, thảo luận và cho biết vai trò, vị trí của nghề điện?
?
GV: Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
GV : Hãy tìm hiểu đối tượng lao động của nghề điện?
GV : Yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời và nhận xét, bổ sung?
GV:Hãy nêu nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
GV: Hãy tìm hiểu điều kiện lao động của nghề điệnDD?
GV:yêu cầu hoạt động nhóm làm bài tập trắc nghiệm
GV : Hãy tìm hiểu yêu cầu của nghề điện?
GV : Hãy cho biết triển vọng của nghề điện?
GV: Những nơi thường đào tạo nghề điện?
GV chốt lại nội dung
GV: Hãy cho biết nhưng nơi
hoạt động của nghề điện?
GV chốt lại giới thiệu nội dung
HS: Đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời
HS: làm việc theo nhóm nghiên cứu, thảo luận và cho biết vai trò, vị trí của nghề điện?
HS: Theo dõi ghi vở
Thảo luận nhóm Theo dõi, thống nhất ghi vở
Thảo luận nhóm
HS: Các nhóm làm bài tập trắc nghiệm
HS: đọc thông tin trả lời, nhận xét chéo thống nhất ghi vở
Thảo luận nhóm
HS trả lời
Theo dõi, ghi vở
I/ Vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng:
- Có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực điện năng phục vụ đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất.
II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện:
1/ Đối tượng lao động của nghề điện:
Thiết bị, nguồn điện, vật liệu, các đồ dùng điện
2/ Nội dung lao động của nghề điện:
- Lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo trì
3/ Điều kiện làm việc:
Mục 3/ 6/sgk
4/ Yêu cầu đối với người lao dộng:
Có kiến thức, kĩ năng, tháI dộ, sức khoẻ
5/ Triển vọng của nghề điện:
Luôn cần phát triển để phục vụ đất nước
6/ Những nơi đào tạo:
Các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học kĩ thuật
7/ Những nơi hoạt động của nghề điện:
(SGK)
4. Củng cố:
? Nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học?
HS: lần lượt trả lời
GV chốt lại giới thiệu và nhấn mạnh
5: Hướng dẫn về nhà:
Xem lại nội dung bài học, liên hệ với thực tiễn đời sống
Bài tập: 2,3/8
Nghiên cứu trước bài học 2 vầ các nhóm sưu tầm mẫu vật liệu
Tiết 2: Tuần 2 Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN
Soạn:20/8 Dạy:23/8/2010 DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I: Mục tiêu:
Học sinh: Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà, biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
II. Chuẩn bị:
GV:Giáo án, SGV, tài liệu tham khảo.Một số dây dẫn điện và dây cáp điện. Một số vật liệu cách điện của mạng điện.
Đọc trước bài mới ở nhà.
HS: Một số vật liệu của mạng điện trong nhà.
III. Tiến trình:
1: Tổ chức ổn định lớp.
2: Kiểm tra bài cũ:
* Em hãy nêu nội dung lao động của nghề Điện dân dụng?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3: Bài mới: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2:
Chia nhóm học tập, yêu cầu Học sinh làm việc theo nội dung như hình 2-1, bảng 2-1 SGK.
GV: Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện ? Vì sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn lại có màu sắc khác nhau?
GV:Giải thích rõ giữa lõi và sợi là khác biệt. Tránh nhầm lẫn giữa lõi và sợi.
GV : Sử dụng dây dẫn điện như thế nào cho hợp lí.
GV : Giáo viên hướng dẫn Học sinh đọc các kí hiệu dây dẫn điện trên bản vẽ kĩ thuật.
HS : Theo dõi ghi vở
- Học sinh làm việc Thảo luận nhóm, trả lời nhận xét chéo , thống nhất ghi vở.
- Học sinh làm việccá nhân, trả lời lớp nhận xét , thống nhất ghi vở.
- Học sinh làm việccá nhân, trả lời lớp nhận xét , thống nhất ghi vở.
Mục tiêu bài học
I.Dây dẫn điện:
1. Phân loại:
Nội dung như hình 2-1, bảng 2-1 SGK./9
2. Cấu tạo của dây dẫn điện:
- Lõi.
- Vỏ cách điện.
Ngoài ra có thể còn có thêm lớp vỏ bảo vệ.
3.Sử dụng dây dẫn điện:
- Lựa chọn dây dẫn phù hợp với các thông số kĩ thuật của mạng điện theo như thiết kế.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn trong quá trình sử dụng.
Hoạt động 3 :
GV :Em hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện ?
Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu về cấu tạo của dây cáp điện.
Gợi mở để Học sinh quan sát mạng điện thực tế để kết luận .
GV: Cách sử dụng và phạm vi sử dụng của dây cáp điện?
Giáo viên tổng hợp kết luận.
GV: Thế nào là vật liệu cách điện.
GV:Nêu yêu cầu của vật liệu cách điện.
HS: Thảo luận theo nhóm Đại diện trả lời, các nhóm nhận xét, thống nhất ghi vở.
Học sinh thảo luận theo nhóm về cách sử dụng dây cáp điện
HS: Thảo luận theo nhóm đại diện trả lời, các nhóm nhận xét, thống nhất ghi vở.
II.Dây cáp điện:
1. Cấu tạo:
- Lõi.
- Vỏ cách điện.
- Vỏ bảo vệ.
2. Sử dụng dây cáp điện:
- Học sinh thảo luận theo nhóm về cách sử dụng dây cáp điện
III. Vật liệu cách điện:
Nhắc lại khái niệm ở lớp 8.
Học sinh làm bài tập trong
SGK.
4: Củng cố:
GV: Một em nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học?
HS: trả lời, lớp nhận xét và bổ sung kiến thức cơ bản.
GV chốt lại giới thiệu và nhấn mạnh
5.Hướng dẫn học ở nhà:
Giáo viên hướng dẫn làm bài tập trong SGK/12.
Dặn dò Học sinh chuẩn bị bài 3/13/sgk : Dụng cụ dung trong lắp đặt mạch điện.
Tuần 3 - Tiết 3:
Soạn:28/8Dạy: 31 /8/2010 Bài 3:
DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN.
I: Mục tiêu:
Học sinh đạt được:
* Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện.
* Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
* Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, tính cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn.
II. Chuẩn bị:
GV:Giáo án, SGV, tài liệu tham khảo. Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện, đồng hồ đo điện, tranh vẽ dụng cụ cơ khí.
HS: Đọc trước bài mới ở nhà. Một số dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV:. Em hãy nêu nội dung lao động của nghề Điện dân dụng.
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: $3 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp – Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2:
GV: Qua thực tế em hãy kể tên một số đồng hồ điện?
GV: Vậy em hãy cho biết công dụng của một số đông hồ em biết?
GV: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm làm bài tập trắc nghiệm
Giáo viên giới thiệu cách phân loại đồng hồ đo điện mà thông dụng nhất là theo đại lượng đo.
Kể tên một số loại đồng hồ đo điện mà em biết.
GV: Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp vôn kế, am pe kế.
GV: chia nhóm, tổ chức cho Học sinh làm việc theo nội dung Bảng 3-2 SGK.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm trang bị cho mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng và nghiên cứu tương tự như sách giáo khoa
GV: Yêu cầu mỗi nhóm giái thích kí hiệu trên mặt đồng hồ và cấp chính xác của đồng hồ đó..
Hoạt động 3:
GV: Giảng giải cho học sinh biết trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng 1 số dụng cụ cơ khí khi lắp đặt dây dẫn và các thiết bị điện.
GV: Cho học sinh làm việc theo từng cặp : bài tập điền tên và công dụng của các dụng cụ vào ô trống trong bảng 3 – 4 SGK. Sau đó nêu ý kiến các cặp khác bổ sung. GV hoàn thiện lại
Theo dõi, ghi vở
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi. Lớp bổ sung và thống nhất ghi vở.
HS: Hoạt động nhóm trên phiếu học tập, kiểm tra chéo kết quả, sữa, bổ sung thống nhất.
HS: Hoạt động nhóm trên phiếu học tập, kiểm tra chéo kết quả, sữa, bổ sung thống nhất.
HS: Hoạt động nhóm trên trả lời, nhận xét, thống nhất ghi vở.
HS: Hoạt động nhóm trên phiếu học tập, kiểm tra chéo kết quả, sữa, bổ sung thống nhất.
HS: Hoạt động nhóm trên quan sát và thảo luận, nhận xét trên đồng hồ vạn năng.
HS: Tự thảo luận nhóm, trả lời, lớp nhận xét kết quả, sữa, bổ sung thống nhất.
HS:Theo dõi và ghi nội dung cần thiết.
HS: làm việc theo từng cặp : bài tập điền tên và công dụng của các dụng cụ vào ô trống trong bảng 3 – 4 SGK. Sau đó lớp nêu ý kiến các cặp khác bổ sung
Mục tiêu:
Như mục tiêu bài học
I. Đồng hồ đo điện.
1.Công dụng:
- Dùng để đo đếm các đại lượng điện.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của mạng điện, thiết bị điện ..., phán đoán các nguyên nhan hư hỏng, sự cố kĩ thuật
2. Phân loại đồng hồ đo điện.
Hãy điền tên đồng hồ đo điện, đại lượng cần đo của đồng hồ đo và ký hiệu vào bảng sau:
- Trên vỏ máy biến áp thường lắp ráp Ampe kế và Vôn kế để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện. tình trạng hoạt động của mạng.
Ví dụ : Trên mặt đồng hồ có ghi
( Bảng 2 )
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Am pe kế
Oát kế
Vôn kế
Côngtơ điện
Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1 thì sai số tuyệt đối là :
II. Dụng cụ cơ khí:
Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng 1 số dụng cụ cơ khí
Bài tập điền tên và công dụng của các dụng cụ vào ô trống trong bảng 3. 4 SGK.
a. Thước:
b. Thước cặp :
c. Panme :
d. Tuốc nơ vít :
e. Búa :
g. Cưa :
h. Kìm :
i. Khoan máy :
4: Củng cố:
GV: Một em nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học?
HS: trả lời, lớp nhận xét và bổ sung kiến thức cơ bản.
GV chốt lại giới thiệu và nhấn mạnh
5.Hướng dẫn học ở nhà:
Giáo viên hướng dẫn làm bài tập trong SGK/17.
Dặn dò Học sinh chuẩn bị bài 4/18/sgk : Sử dụng đồng hồ đo điện.
Tuần 4 - Tiết 4:
Soạn: 04/9 Dạy: 07/ 9/2010 Bài 4:
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I: Mục tiêu:
- Học sinh biết được công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng
- Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng
- Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, tính cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn. Rèn luyện ý thức, thói quen làm theo các quy tắc an toàn điện
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
- Một số loại đồng hồ như: Vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng
Bảng thực hành lắp sẵn mạch điện trở
HS: Đọc trước bài
Bản báo cáo thực hành
Sưu tầm điện trở trong mạch điện trở cũ
III. Tiến trình:
1. Tổ chức ổn định lớp.
Sĩ số, trực nhật vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kể tên, công dụng một loại đồng hồ mà em biết?
GV: Kể tên, công dụng của các dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: $4. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Nêu công dụng, mục tiêu cần đạt được của tiết thứ nhất:
Hoạt động 2:
GV: Chia nhóm thực hành: 10 nhóm/lớp. Chỉ định nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng
GV: Nêu yêu cầu đối với bài thực hành. Hướng dẫn viết thu hoạch
GV: Giao cho các nhóm đồng hồ đo điện
Hoạt động 3:
GV: Phát phiếu thực hành
GV: Theo dõi, uốn nắn, chỉ dẫn
Hoạt động 4:
GV: Thu, nhận xét, ghi điểm phiếu thực hành của 1 nhóm
HS: Theo dõi và ghi vở mục tiêu của bài
HS: Kiểm tra các đồng hồ vừa được giao
Báo cáo số lượng, chất lượng
HS: - Đọc nội dung phần tìm hiểu đồng hồ đo điện
- Nêu các công việc cần làm
H:- Quan sát đồng hồ đo điện
- Ghi thu hoạch
HS:- Ngừng thực hành, thu dọn, nộp. nghe GV nhận xét và tự nhận xét, nộp kết quả thu hoạch
1. Định hướng:
Mục tiêu như mục tiêu bài học
Biết công dụng, cách sử dụng: Ampe kế, Vôn kế, công tơ điện
2.Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành
+ Nhận dụng cụ thực hành
+ Hướng dẫn các thành viên trong nhóm kiểm tra dụng cụ về số lượng và chất lượng
+ Đọc kết quả thu hoạch
Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành
+ Kết quả thực hành ( 7đ )
+ Thực hiện đúng quy trình thực hành, thao tác chính xác ( 1đ )
+ Thái độ thực hành nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh môi trường ( 2đ )
3. Tìm hiểu đồng hồ đo điện:
– Nội dung:
Nhóm:.. Phiếu thực hành
Lớp: Bài 4 – Phần 1: Tìm hiểu đồng hồ đo điện
a. Vôn kế:
- Vẽ kí hiệu quan sát được.
- Giải thích ý nghĩa.
- Chức năng.
- Các thang đo..
- Cấu tạo bên ngoài
b. Ampe kế:
Các nội dung tìm hiểu tương tự với vôn kế
4.Đánh giá và tổng kết thực hành:
- Ngừng thực hành, thu dọn, nộp đồng hồ
- Tự nhận xét vào phiếu thực hành của nhóm mình,
nộp kết quả thu hoạch, căn cứ nhận xét của GV
4: Củng cố:
GV : Nhận xét giờ thực hành
5.Hướng dẫn học ở nhà: Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện
Tuầnv 5 - Tiết 5:
Soạn: 12/9 Dạy: 14 /9/2010 Bài 4:
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I: Mục tiêu:
- Học sinh biết được công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng Biết chức năng của một số đồng hồ đo điện. Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Đo được điện trở của một số bóng đèn,.....
- Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, làm việc cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn. Rèn luyện ý thức, thói quen làm theo các quy tắc an toàn điện
II. Chuẩn bị:
* GV: Giáo án, nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
- Đồng hồ vạn năng, bảng thực hành lắp sẵn mạch điện trở, điện trở mạch điện.
- Kìm, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn ...
* HS: Các loại điện trở, dây dẫn, bóng đèn, sưu tầm điện trở trong mạch điện trở cũ. Bảng thực hành đo điện trở.
- Đọc trước bài
- Bản báo cáo thực hành
III. Tiến trình:
1. Tổ chức ổn định lớp.
Sĩ số, trực nhật vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kể tên, công dụng một loại đồng hồ mà em biết?
GV: Kể tên, công dụng của các dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: $4. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
GV : Giới thiệu nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng.
GV: Chia nhóm, cử nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, đồ dùng thực hành về cho nhóm.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về dụng cụ, thiết bị và các đồ dùng điện được sử dụng trong quá trình thực hành.
GV: Yêu cầu Học sinh làm việc, viết báo cáo thực hành
GV: Quan sát trong quá trình học sinh làm việc, uốn nắn kịp thời những sai sót mà HS thường mắc phải.
HS: Theo dõi và ghi vở.
HS: Thực hiện yêu cầu chia nhóm, ổn định tổ chức nhóm, nhóm trưởng nhận dụng cụ, đồ dùng thực hành về cho nhóm
HS: làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
1. Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
* Điều chỉnh núm chính 0: Chập mạch hai đầu que đo (nghĩa là điện trở đo bằng 0), nếu kim chưa chỉ về số 0 của thang đo thì phải xoay núm chỉnh 0 để kim chỉ về số 0 của thang đo. Thao tác này được thực hiện cho mỗi lần đo.
* Khi đo không được chạm tay vào đầu que đo hoặc phần tử đo vì điện trở người gây sai số.
* Khi đo phải bắt đầu từ thang đo bé nhất và tăng dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp.
Học sinh làm việc, viết báo cáo thực hành như trong Bảng 4-2 SGK.
* Báo cáo thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Tên phần tử đo
Thang đo
Kết quả đo
4: Củng cố: Hoạt động 3: Tổng kết bài:
- Giáo viên thu bản báo cáo thực hành của Học sinh. Yêu cầu Học sinh ổn định lại vị trí, thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
- Giáo viên nhận xét bài thực hành.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
Dặn dò, nhắc nhở Học sinh chuẩn bị cho bài mới. Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện (TT)
Tuần 6 - Tiết 6:
Soạn: 12/9 Dạy: 14 /9/2010 Bài 4:
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I: Mục tiêu:
- Học sinh biết được công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng Biết chức năng của một số đồng hồ đo điện. Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Đo được điện trở của một số bóng đèn,.....
- Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, làm việc cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn. Rèn luyện ý thức, thói quen làm theo các quy tắc an toàn điện
II. Chuẩn bị:
* GV: Giáo án, nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
- Đồng hồ vạn năng, bảng thực hành lắp sẵn mạch điện trở, điện trở mạch điện.
- Kìm, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn ...
* HS: Các loại điện trở, dây dẫn, bóng đèn, sưu tầm điện trở trong mạch điện trở cũ. Bảng thực hành đo điện trở.
- Đọc trước bài
- Bản báo cáo thực hành
III. Tiến trình:
1. Tổ chức ổn định lớp.
Sĩ số, trực nhật vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kể tên, công dụng một loại đồng hồ mà em biết?
GV: Kể tên, công dụng của các dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: $4. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
Gv chia HS theo nhóm để tiến hành thực hành
Giao cho HS mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng, thiết bị để đo
Yêu cầu thực hiện làm việc theo trình tự, nghiêm túc
GV đặt các câu hỏi:
? Quan sát và mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng?
? Đồng hồ vạn năng đo những đại lượng nào?
GV giới thiệu: là dụng cụ đo nhiều chức năng, chủ yếu là đo điện trở, điện áp, cường độ dòng điện.
GV: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng cần lưu ý điều gì?
GV : Hãy nghiên cứu và cho biết
nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng?
GV chốt lại giới thiệu trình tự đo:
+ Xác định đại lượng cần đo
+ Xác định thang đo
+ Hiệu chỉnh không của ôm kế
+Tiến hành đo
+ Ghi kết quả đo được.
GV thực hành mẫu cho HS quan sát.
GV: Tổ chức cho HS thực hành
- Quan sát, theo dõi, hướng dẫn thêm cho các nhóm
- Yêu càu các nhóm ghi kết quả vào báo cáo thực hành
HS: -Thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời
Theo dõi, ghi nhớ
-Đọc kĩ hướng dẫn.
Hs nêu nguyên tắc:
+ Xác định đại lượng cần đo
+ Xác định thang đo
+ Hiệu chỉnh không của ôm kế
+Tiến hành đo
+ Ghi kết quả đo được.
- Theo dõi
- Các nhóm thực hiện thực hành
1. Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng:
Đồng hồ vạn năng đo những đại lượng V, A, R
Là dụng cụ đo nhiều chức năng, chủ yếu là đo điện trở, điện áp, cường độ dòng điện.
Nguyên tắc chung khi dùng đồng hồ vạn năng:
+ Xác định đại lượng cần đo
+ Xác định thang đo
+ Hiệu chỉnh không của ôm kế
+Tiến hành đo
+ Ghi kết quả đo được.
1. Tổ chức thực hành theo nhóm:
2. Ghi kết quả vào báo cáo thực hành
4. Đánh giá, tổng kết bài thực hành:
GV hướng dẫn HS tự đánh giá chéo kết quả thực hành của các nhóm
Nhận xét thái độ, ý thức thực hành
Tổng kết nhận xét giờ thực hành
Thu báo cáo thực hành về chấm
Cho HS dọn dẹp phòng học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nghiên cứu chuẩn bị cho bài : 5. THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
Mỗi nhóm gồm 1 kìm, tua vít, dây dẫn lõi 1 sợi, nhiều sơị, giấy ráp, băng cách điện...
Tuần 7 - Tiết 7:
Soạn: 26/9 Dạy: 28 /9/2010 Bài 4: THỰC HÀNH
NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
I: Mục tiêu:
- Học sinh biết:
+ Biết yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
+ Hiểu được các phương pháp nối và cách điện dây dẫn
+ Thực hành nối và cách điện dây dẫn
+ áp dụng được kiến thức bài thực hành vào thực tế đới sống.
- Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, làm việc cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn. Rèn luyện ý thức, thói quen làm theo các quy tắc an toàn điện
II. Chuẩn bị:
* GV: Giáo án, nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan, tài liệu tham khảo.
Thiết bị, dụng cụ thực hành gồm:
+ Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn
+ Một số mẫu các loại mối nối dây đãn điện
+ Dụng dụ: Kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm mỏ nhọn, tua vít, mỏ hàn..
+ Vật liệu: Dây dẫn lõi 1 sợi, nhiều sợi, giấy ráp, băng cách điện...
Trò: Mỗi nhóm gồm 1 kìm, tua vít, dây dẫn lõi 1 sợi, nhiều sơị, giấy ráp, băng cách điện...
- Bản báo cáo thực hành
III. Tiến trình:
1. Tổ chức ổn định lớp.
Sĩ số, trực nhật vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: HS 1: Kể tên các loại mối nối? Quy trình chung nối dây dẫn điện?
HS 2:Yêu cầu của mối nối phải đảm bảo về kĩ thuật nh thế nào?.
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: $5. NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Tổ chức:
GV: chia HS theo nhóm để tiến hành thực hành
Giao cho HS mỗi nhóm các thiết bị cần thiết
Yêu cầu thực hiện làm việc theo trình tự, nghiêm túc
GV : Dùng tranh vẽ treo lên Yêu cầu HS quan sát và mô tả mối nối?
GV giới thiệu
GV Yêu cầu của mối nối phải đảm bảo về kĩ thuật như thế nào?
GV chốt lại:
GV: chốt lại giới thiệu.
GV: thực hành mẫu nối dây dẫn loại 1 lõi nhiều sợi và thực hành nối rẽ
GV tổ chức cho các nhóm thực hành, theo dõi, quan sát và hướng dẫn thêm cho các nhóm
HS: -Thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời
- Thảo luận, trả lời
Dẫn điện kém, sinh nhiệt,
- Bằng giấy ráp
-Quan sát, theo dõi.
-các nhóm thực hiện thực hành
1. Yêu cầu của mối nối:
+ Dẫn điện tốt
+ Có độ bền cơ học cao
+ An toàn điện
+ Đảm bảo về mặt mĩ thuật
2, Quy trình thực hành:
+ Bóc vỏ cách điện
+ Làm sạch lõi
+ Nối dây
+ Hàn mối nối (nếu có mỏ hàn)
+ Cách điện mối nối
3. Thực hành nối rẽ dây dẫn theo 1 lõi 1 sợi và nhiều sợi
4. Đánh giá, tổng kết bài thực hành:
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá chéo kết quả thực hành của các nhóm
- Nhận xét thái độ, ý thức thực hành
- Tổng kết nhận xét giờ thực hành
- Thu báo cáo thực hành về chấm
- Cho HS dọn dẹp phòng học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nghiên cứu chuẩn bị cho bài : 5. THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
Mỗi nhóm gồm 1 kìm, tua vít, dây dẫn lõi 1 sợi, nhiều sơị, giấy ráp, băng cách điện,hộp nối dây, mỏ hàn, thiếc(nếu có)...
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_7_hoang_hu.doc