Sáng kiến kinh nghiệm Về việc học tập theo nhóm trong giờ học Công nghệ 9

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày một được nâng cấp. Từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Mỗi một bài học được coi là chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quý báu vô tận của nhân loại. Trong những năm gần đây chương trình đổi mới SGK nói chung và môn công nghệ nói riêng là một bước ngoặt trong sự đổi mới về phương pháp dạy học, không những thế cũng đổi mới về phương pháp học cho học sinh trong nhà trường THCS. Tuy nhiên môn học này chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó chỉ là một môn học bổ trợ kiến thức về đời sống, xã hội, tự nhiên và cung cấp cho các em những kiến thức về một số nghề trong thực tiễn, nhiều em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn học này. Muốn học tất cả các môn học nói chung và học môn công nghệ nói riêng một cách có hiệu quả thì cả thầy và trò phải áp dụng những phương pháp dạy và học tốt nhất, học phải đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, hoạt động nhóm trên lớp có hiệu quả sẽ chứng tỏ được điều ấy.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyền quanh lớp học được, vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm để luyện tập thực hành. Mỗi nhóm sẽ có 1 thư ký ghi lại nội dung bài luyện tập thực hành. Học sinh này trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu bài tập. Điều này giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm trong lớp của giáo viên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Giờ học sẽ có hiệu quả hơn nếu các nhóm làm việc tích cực, tập trung và có hứng thú.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Về việc học tập theo nhóm trong giờ học Công nghệ 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến Về việc học tập theo nhóm trong giờ học công nghệ 9 I. Cơ sở lý luận: Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày một được nâng cấp. Từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Mỗi một bài học được coi là chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quý báu vô tận của nhân loại. Trong những năm gần đây chương trình đổi mới SGK nói chung và môn công nghệ nói riêng là một bước ngoặt trong sự đổi mới về phương pháp dạy học, không những thế cũng đổi mới về phương pháp học cho học sinh trong nhà trường THCS. Tuy nhiên môn học này chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó chỉ là một môn học bổ trợ kiến thức về đời sống, xã hội, tự nhiên và cung cấp cho các em những kiến thức về một số nghề trong thực tiễn, nhiều em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn học này. Muốn học tất cả các môn học nói chung và học môn công nghệ nói riêng một cách có hiệu quả thì cả thầy và trò phải áp dụng những phương pháp dạy và học tốt nhất, học phải đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, hoạt động nhóm trên lớp có hiệu quả sẽ chứng tỏ được điều ấy. II. Cơ sở thực tiễn Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyền quanh lớp học được, vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm để luyện tập thực hành. Mỗi nhóm sẽ có 1 thư ký ghi lại nội dung bài luyện tập thực hành. Học sinh này trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu bài tập. Điều này giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm trong lớp của giáo viên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Giờ học sẽ có hiệu quả hơn nếu các nhóm làm việc tích cực, tập trung và có hứng thú. III. Nội dung và biện pháp thực hiện 1. Vai trò của giáo viên. Giáo viên là người quản lý tất cả mọi hoạt động của lớp học. Do vậy giáo viên phải đặt kế hoạch cho học sinh, tổ chức, theo dõi, canh chừng thời gian bắt đầu và kết thúc. Giáo viên không được làm việc riêng mà phải quản lý, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập, có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu bài tập không, có nói chuyện gẫu không, hay có điều gì cần giúp đỡ không. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài thực hành, nên dừng tất cả các nhóm lại để giải thích thêm về yêu cầu bài tập thực hành, giáo viên có thể làm mẫu lại cho học sinh quan sát thật kỹ từng thao tác một, sau đó mới tiếp tục cho học sinh làm việc theo nhóm. 2. Các loại hình luyện tập theo nhóm. a. Trò chơi: Giải ô chữ, điền bảng trống. Giáo viên đề tiêu đề trò chơi lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, thời gian cho một dãy ô chữ, sau đó làm mẫu rồi mới cho học sinh tự chơi. Giáo viên làm trọng tài, các nhóm thảo luận nhanh theo nội dung của bài chơi. Nếu nhóm nào có tín hiệu trả lời thì xung phong, một học sinh trong nhóm đó trả lời. Nếu nhóm đó không có câu trả lời đúng vẫn còn thời gian thì giáo viên cho nhóm khác trả lời. Được câu nào đúng giáo viên ghi luôn nên bảng và cho luôn điểm nhóm đó. b. Đặt câu hỏi: Yêu cầu các nhóm đọc thông tin bài học, sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Vài phút sau các nhóm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư ký đứng lên đặt một vài câu hỏi, các thành viên của các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Để học sinh có hứng thú hơn trong hoạt động thì các câu trả lời có thể được chấm điểm dựa vào độ chính xác của thông tin. VD: Khi dạy Bài 6 (tiết lý thuyết): Lắp đặt mạch điện bảng điện (CN 9). Sau khi học sinh nghe giáo viên cung cấp thông tin và đọc thông tin trong bài học, giáo viên chia lớp thành các nhóm đặt câu hỏi, đại diện nhóm 1 hỏi thì đại diện nhóm 2 trả lời, lần lượt đến hết các nhóm. Câu hỏi có thể là: Nhóm 1: Lắp mạch điện bảng điện qua mấy công đoạn? Nhóm 2: Qua 5 công đoạn: Vạch dấu – khoan lỗ BĐ - nối dây MĐ - lắp TBĐ vào BĐ - kiểm tra Nhóm 2: Nêu nội dung, yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ của công đoạn vạch dấu? Nhóm 3: + Nội dung: - Bố trí các thiết bị điện trên bảng điện - Vạch dấu các lỗ khoan + Yêu cầu kỹ thuật: - Bố trí các thiết bị trên bảng điện hợp lý. - Vạch dấu chính xác + Dụng cụ: Thứơc, mũi vạch hoặc bút chì. Nhóm 3: Nêu nội dung, yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ của công đoạn kiểm tra? Nhóm 4: Trả lời .... c. Thực hành có hướng dẫn. Sau khi hướng dẫn về lý thuyết để học sinh làm quen và nắm vững kiến thức của bài học kết hợp với kiến thức thực tế, ta tổ chức thêm bài luyện tập thực hành có ý nghĩa củng cố kiến thức lý thuyết, luyện kỹ năng tay nghề và ý thức khi làm việc hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo hơn. Ví dụ: Sau khi dạy Bài 7: Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang (tiết LT- CN9). Giáo viên cho một số dụng cụ, vật liệu và thiết bị (kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuốc nơvít, khoan tay, bút thử điện; 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì; 1 bộ đèn huỳnh quang, 1 bảng điện, 1m dây dẫn) để học sinh làm việc theo nhóm. Một người nêu ra các vấn đề của mình (vẽ ra sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm các thiết bị và vật liệu đã có) và những người khác trong nhóm đưa ra ý kiến về mạch đó. Một vấn đề có thể có nhiều ý kiến khác nhau, sau đó nhóm sẽ tiến hành lắp đặt mạch điện theo ý kiến thống nhiết của cả nhóm, làm sao để mạch đó vừa tiết kiệm dây dẫn, vừa dẫn điện tốt lại có tính thẩm mỹ cao. Để học sinh tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi xem nhóm nào đưa ra được sản phẩm nhanh nhất, đạt yêu cầu nhất và vận hành chạy thử tốt nhất. * Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang O A d. Trả lời các câu hỏi suy đoán. Sau mỗi bài đọc, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để học sinh suy đoán về những tình tiết xảy ra trong bài. Câu trả lời chỉ dựa trên suy luận của học sinh chứ không có trong bài. Học sinh trong nhóm thảo luận và đi tới một câu trả lời chung cho cả nhóm. VD1: Khi học bài 5: Nối dây dẫn điện. Giáo viên nêu câu hỏi: Qui trình nối dây dẫn điện gồm 6 bước theo em bước nào là quan trọng nhất? - Học sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau: có thể có em cho bước nối dây là quan trọng, có em cho bước cách điện mối nối quan trọng, có em lại cho bước bóc vỏ cách điện là quan trọng. Qua nhiều câu trả lời như thế giáo viên chốt lại là bước nào cũng quan trọng vì dựa vào yêu cầu kỹ thuật của mối nối thì mối nối phải bền, đẹp, dẫn điện tốt và an toàn điện. VD2: Bài 6. Tiết thực hành Lắp đặt mạch điện bảng điện. Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu bóng đèn không sáng phải kiểm tra những vị trí nào trên mạch điện? Học sinh: - Quan sát bằng mắt – tóc bóng đèn. - Dùng bút thử điện kiểm tra đường dây dẫn điện đến bóng đèn. - Dùng bút thử điện kiểm tra việc tiếp điện đến công tắc, cầu chì, đui đèn. e. Thảo luận Dùng cho học sinh có kiến thức tương đối cao. Thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình. Giáo viên đưa ra chủ đề rồi để cho tất cả nhóm bàn bạc thảo luận, chao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm nói về ý kiến của nhóm. VD1: Khi dạy Bài 6; Lắp đặt mạch điện bảng điện (CN9). Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện. Sau 3 phút nhóm nào có câu trả lời tốt nhất, đúng yêu cầu nhất là nhóm đó chiến thắng. Yêu cầu trả lời được: Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ lắp đặt Đặc điểm Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện. Biểu thị rõ ràng vị trí, cách lắp đặt của các phần tử trên mạch điện. Công dụng Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện. Dự trù vật liệu, thiết bị, lắp đặt, sửa chữa mạch điện. VD2: Khi học bài: Lắp mạch điện 2 công tắc ba cực điều khiển 1 đèn. Giáo viên cho học sinh thảo luận 2 vấn đề sau: Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc 2 cực và công tắc 3 cực? Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên trong của công tắc 2 cực và công tắc 3 cực? Yêu cầu trả lời được: + Bên ngoài: Giống nhau có vỏ và bộ phận tác động. + Bên trong: Giống: đều có bộ phận bên trong của công tắc 2 cực. Khác: Công tắc 2 cực: bộ phận tiếp điện có 2 chốt: 1 cực động; 1 cực tĩnh. Công tác 3 cực: bộ phận tiếp điện có 3 chốt: 1 cực động, 2 cực tĩnh ở 2 bên. IV. Kết quả Vì là giáo viên trẻ kinh nghiệm chưa nhiều, song trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn áp dụng việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm ở tất các lớp và tôi nhận thấy rằng những giờ học có hoạt động nhóm học sinh đều có hứng thú, học tập sôi nổi hơn, quan hệ giữa giáo viên với học sinh gần gũi hơn. Bản thân cũng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, những vấn đề cần bổ sung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo án của mình. Đồng thời cũng học được cách khoan dung với những lỗi không quan trọng, khuyến khích học sinh hăng say học nghề hơn nữa. V. Kết luận Việc tổ chức học sinh học bài theo nhóm tạo ra nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật liệu một cách thuần thục, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn điện và sáng tạo trong các tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa sự thay đổi trong các hoạt động học tập và thực hành theo nhóm trên lớp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng bản thân chúng có quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình. Ngoài ra, chúng cũng có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn. Trên đây là ý kiến của tôi về các loại hình học tập theo nhóm, chắc chắn sẽ có nhiều loại hình hay hơn mà tôi chưa áp dụng. Rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của đồng nghiệp để các loại hình hoạt động theo nhóm đa dạng và hiệu quả hơn. Thụy Phúc, ngày 15 tháng 11 năm 2006. Người viết Đàm Thị Vân Anh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ve_viec_hoc_tap_theo_nhom_trong_gio_ho.doc
Giáo án liên quan