Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần nấu ăn - Chương trình học kì 1

Dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh:

1. Biết cách sắp xếp và bảo quản thiết bị trong nhà bếp hợp lý và khoa học,tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn.

2. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình.

b.chuẩn bị:

+GV:Các mẫu hình nhà bếp được sắp xếp gọn gàng,hợp lý(hình 8;9;10;11;12;-sgk)

các tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh

c.các hoạt động dạy học:

 

doc74 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần nấu ăn - Chương trình học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 1. Bài 1. giới thiệu nghề nấu ăn a.mục tiêu. Học sinh cần đạt những yêu cầu sau: Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò,vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người. Biết được những yêu cầu,những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề nấu ăn. b.chuẩn bị. Mẫu hình ảnh và sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống trong cuộc sống hiện nay. Các tranh ảnh giới thiệu nghề nấu ăn,những đặc điểm cơ bản của nghề và những triển vọng của nghề... c.các hoạt động dạy học. Hoạt động 1.Giới thiệu bài và đặc điểm môn học. GV nêu yêu cầu và mục tiêu của môn học nói chung và bài học hôm nay cần đạt được. GV đưa ra những qui ước trong quá trình học tập bộ môn để đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hành. Hoạt động 2.Tìm hiểu vai trò và vị trí của nghề nấu ăn. .-GV nêu vấn đề vai trò của nghề nấu ăn và vị trí của nghề này trong lĩnh vực ăn uống,bồi bổ sức khoẻ. .GV cho học sinh xem hình ảnh,sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống hiện nay . .GV kết luận theo sgk. .HS thảo luận về vai trò của nghề nấu ăn...... .HS quan sát và nghiên cứu các hình ảnh được GV cung cấp sau đó phát biểu suy nghĩ cá nhân về vai trò,vị trí và tầm quan trọng của nghề trong xã hội hiện nay. .HS ghi kết luận vào vở. Hoạt động 3:Tìm hiểu yêu cầu và những đặc điểm của nghề. GV nêu câu hỏi:Để phát huy tốt tác đông của chuyên môn(thuộc lĩnh vực ăn uống) yêu cầu cơ bản của nghề nấu ăn là gì ? GV tóm tắt ý chính lên bảng và nêu tiếp những câu hỏi để củng cố,mở rộng kiến thức,nhằm khai thác khả năng tư duy của các em. -GV cho học sinh xem tranh ảnh giới thiệu về nghề nấu ăn,những hình ảnh thể hiện nhu cầu ăn uống của con người ở mọi lúc,mọi nơi,những khung cảnh ăn uống,chế biến thức ăn,những đồ dùng chế biến... GV ghi ý chính lên bảng,bổ sung chi tiết đầy đủ HS trả lời câu hỏi của giáo viên(có tham khảo nội dung sgk) HS xem các tranh ảnh. HS phát biểu nhận xét về những đặc điểm cơ bản của nghề. Học sinh nhắc lại và ghi nhớ. Hoạt động 4:Tìm hiểu về triển vọng của nghề. Từ vị trí và vai trò của nghề đã được đề cập đến,GV cho hoc sinh phát biểu nhận thức và tầm quan trọng của nghề từ đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu triển vọng của nghề qua các ý sau: a)Nhu cầu ăn uống -Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người; -Nhu cầu ngày càng cao theo đà phát triển của xã hội: +Khi còn nghèo nhu cầu “ăn no mặc ấm” +Khi cuộc sống sung túc,nhu cầu nâng lên “ăn ngon,mặc đẹp”. Như vậy muốn ăn ngon,phải có người giỏi tay nghề. b)Tay nghề và phương tiện. .gv:Theo đà phát triển của xã hội,để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ăn uống cần những ngưòi nấu ăn có tay nghề cao. -Vậy muốn có tay nghề,phải có những điều kiện gì? GV bổ sung để đi đến kết luận: +Kiến thức chuyên môn. +Kỹ năng thực hành. -Làm thế nào để có những điều kiện đó? GV bổ sung để hoàn chỉnh ý: +Phải học lý thuyết và thực hành chuyên môn; +Thực hành thường xuyên để luyện kỹ năng. GV giải thích về những trường, lớp đào tạo nghề hiện nay,có rất nhiều hình thức,nhiều hệ (theo nội dung sgk). GV giới thiệu những mô hình trường lớp đào tạo nghề hiện có trong xã hội để học sinh mở rộng tầm hiểu biết và hướng tới triển vọng. c)Khả năng đóng góp của nghề trong việc phát triển kinh tế xã hội -GV nêu câu hỏi cho học sinh nhận xét về lĩnh vực du lịch. -Gợi ý để học sinh kể tên những món ăn dân tộc của địa phương và của cả nước mà em biết. GV:Việt nam có những món ăn dân tộc đặc sắc ở că 3 miền Bắc Trung Nam,vì vậy cần duy trì và phát huy nét văn hoá ẩm thực độc đáo của Việt nam. Những món ăn dân tộc có giá trị không chỉ là những món đặc sản đắt tiền mà có khi chị là những món bình dân như”cà pháo,tương bần” GV:Gợi ý để HS hiểu được giá trị và đặc điểm của các món ăn dân tộc. HS :Nêu những hiểu biết của mình về tầm quan trọng của nghề. HS phát biểu. -Ghi kết luận vào vở. HS:Muốn có tay nghề giỏi phải rèn luyện tay nghề cả lý thuyết và thực hành. HS:Chịu khó học tập ,tìm hiểu các món ăn ngon làm nhiều lần để rút ra những kinh nghiệm và làm thành thạo các món ăn đó. HS:Hiện nay,xã hội phát triển đi lên dẫn đến du lịch phát triển kéo theo vịêc phát triển nhu cầu phục vụ ăn uống cho khách du lịch . HS kể tên các món ăn dân tộc mà em biết . Hoạt động 5:Tổng kết –dặn dò. -Yêu cầu 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.Một vài học sinh khác nhắc lại. -Nêu câu hỏi để củng cố bài. -Dặn dò học sinh đọc trước bài 2:”Sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp”. tiết 2 sử dụng và bảo quản dụng cụ-thiết bị nhà bếp A.mục tiêu;dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh biết được: Đặc điểm và công dụng của các đồ dùng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ- thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn. b.chuẩn bị: gv:Các mẫu hình vẽ hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ,thiết bị cần thiết để học sinh quan sát phân loại.(hình 5-sgk). Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Nêu mục tiêu của bài học. GV:Nêu câu hỏi: -Đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho việc nấu ăn? GV ghi nhận,bổ sung ý và dẫn dắt vào bài(theo nội dung sgk). GV giải thích mục tiêu bài và nêu yêu cầu cần thực hiện để đạt mục tiêu. HS:Dựa vào sự hiểu biết của mình về thực tế để trả lời câu hỏi của giáo viên. Hoạt động 2:tìm hiểu và phân loại dụng cụ thiết bị nhà bếp. -GV cho học sinh xem hình ảnh nhà bếp với đầy đủ các đồ dùng cần thiết và nêu câu hỏi: +Em hãy phân loại dụng cụ và thiết bị nhà bếp theo tính năng sử dung của mỗi loại ? +Kể tên ,dụng cụ và thiết bị nhà bếp thuộc mỗi loại vừa nêu ? GV bổ sung ý chính và ghi lên bảng: a)Dụng cụ nhà bếp +dụng cụ để cắt thái:các loại dao, thớt... +Dụng cụ để trộn:các loại thìa ,dĩa thau. +Dụng cụ đo lường:Cân... +Dụng cụ nấu nướng:nồi ,xoong ,chảo... +Dụng cụ dọn ăn:Bát đĩa ,thìa ,đũa... +Dụng cụ dọn rửa:rổ,thau,chậu... +Dụng cụ bảo quản thức ăn:Lồng bàn,tủ chứa... b)Thiết bị nhà bếp. +Thiết bị dùng điện:bếp điện ,nồi cơm điện... +Thiết bị dùng ga:Bếp ga,lò ga... GV nêu tiếp câu hỏi:Các loại dụng cụ,thiết bị này được cấu tạo bằng những chất liệu gì? GV ghi nhận ý chính và nhắc lại theo sgk,từ đó rút ra kết luận theo sgk. HS Quan sát và tìm hiểu các đồ dùng trong tranh , dựa vào gợi ý ở hình 5-sgk cộng với những hiểu biết của mình dể trả lời các câu hỏi của giáo viên. HS:Ghi vào vở. HS:Trả lời câu hỏi của gv dựa vào sách giáo khoa và sự hiểu biết của mình. Ghi ý chính vào vở. Hoạt động 3:tổng kết dặn dò. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi vài học sinh nhắc lại Nêu câu hỏi để củng cố bài(sgk) Dặn dò học sinh xem trước bài 3”Sắp xếp và trang trí nhà bếp” TIếT3: sử dụng và bảo quản dụng cụ-thiết bị nhà bếp A.mục tiêu;dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh biết được: Đặc điểm và công dụng của các đồ dùng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ- thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn. b.chuẩn bị: gv:Các mẫu hình vẽ hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ,thiết bị cần thiết để học sinh quan sát phân loại.(hình 5-sgk). Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:cách sử dụng và bảo quản dụng cụ và thiết bị nhà bếp GV Đặt câu hỏi :Tính chất của nguyên liệu chế tạo dụng cụ ,thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản chúng? GV cho học sinh xem hình ảnh có liên quan và phân tích về tính chất nguyên liệu của mỗi loại để đi đến kết luận theo sgk. a)Đồ gỗ: GV yêu cầu học sinh xem hình 5-sgk và nêu câu hỏi:Những dụng cụ,thiết bị nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ? GV:Ghi nhận và bổ sung ý. GV:Theo em cần phải sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho phù hợp? GV:tóm tắt ý theo sgk. b)Đồ nhựa: GV cho học sinh xem hình rồi yêu cầu: *Hãy kể tên những đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong nhà bếp? *Cần phải sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý? GVTóm tắt ý theo sgk. c)Đồ thuỷ tinh,tráng men -GV tiếp tục nêu câu hỏi cho học sinh liên hệ thực tế rồi trả lời: *Kể tên những đồ dùng bằng thuỷ tinh thường được sử dụng trong nhà bếp? *Cần có biện pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh như thế nào để đảm bảo an toàn? GV nhận xét và rút ra ý chính như sgk. *Đồ dùng nào hường được tráng men?Tại sao phải tráng men? *Cần phải có biện pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng tráng mem như tế nào cho phù hợp? GV:Rút ra ý chính theo sgk. d)Đồ nhôm, gang. GV yêu cầu học sinh xem hình 5 sgk và nêu câu hỏi: -Đồ nhôm thường dùng trong nhà bếp là gì? -Đồ gang thường dùng trong nhà bếp là những gì? -Em hãy cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ nhôm, gang như thế nào cho phù hợp? GV ghi lại và bổ sung đầy đủ ý. e)Đồ sắt không gỉ(inox) GV cho HS xem hình và nêu câu hỏi theo sgk. GV và học sinh cùng làm việc để rút ra kết luận về cách sử dụng và bảo quản thích hợp theo nội dung sgk . g)Đồ dùng điện. GV cho học sinh xem ảnh về những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp . GV nêu câu hỏi:Em hãy kể tên những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp? Cách sử dụng an toàn và bảo quản chúng như thế nào? HS:Cùng làm việc theo từng loại tính chất khác nhau của các dụng cụ,thiết bị,phân tích với giáo viên để đi đến kết luận. HS:Có dao cán gỗ,đũa cả,đũa ăn cơm , khay ,thớt....... HS:trả lời theo sự hiểu biết của mình. HS:Ghi vào vở. HS:Có rổ, khay ,bát ,đũa,đĩa,thau,thớt... HS:Phát biểu theo hiểu biết cá nhân. HS:Có bát ,cốc,đĩa,chai lọ,máy xay sinh tố.... HS trả lời. HS ghi vào vở. HS Có chậu thau,ngăn chứa thức ăn, đĩa, bát ,khay.... Phải tráng men để thức ăn không bị nhiễm mùi sắt. HS tự tìm hiểu sgk và trả lời. -Đồ nhôm gồm:Nồi niêu, soong, chảo, chậu ,thìa ,dĩa ,khay,..... -Đồ gang thường dùng là:soong,nồi, chảo,...... HS phát biểu dựa vào sự hiểu biết của bản thân. HS liên hệ thực tế để trả lời. +Đồ sắt không gỉ bao gồm:Nồi ,soong, dao,thìa ,dĩa,bồn rửa..... HS Trước khi sử dụng:Kiểm tra ổ cắm,dây dẫn. Khi sử dụng:Đúng qui cách. Sau khi sử dụng chùi sạch ,lau khô. Hoạt động 2:tổng kết dặn dò. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi vài học sinh nhắc lại Nêu câu hỏi để củng cố bài(sgk) Dặn dò học sinh xem trước bài 3”Sắp xếp và trang trí nhà bếp” tiết4:sắp xếp và trang trí nhà bếp a.mục tiêu: Dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh: Biết cách sắp xếp và bảo quản thiết bị trong nhà bếp hợp lý và khoa học,tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình. b.chuẩn bị: +GV:Các mẫu hình nhà bếp được sắp xếp gọn gàng,hợp lý(hình 8;9;10;11;12;-sgk) các tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:giới thiệu bài GV cho học sinh tìm hiểu về vai trò của nhà bếp trong công việc nấu ăn,làm nội trợ... GV nêu câu hỏi:Tại sao phải quan tâm đến việc sắp xếp và trang trí nhà bếp? GV bổ sung và sắp xếp ý theo sgk. GV giải thích mục tiêu và nêu yêu cầu cần thực hiện để đạt mục tiêu. HS liên hệ thực tế và thông qua hình 6-sgk để trả lời. Hoạt động2:tìm hiểu về các công việc trong nhà bếp GV nêu các câu hỏi gợi mở để xác định những công việc chính cần làm trong nhà bếp. GV:Bổ sung và kết luận như sgk GV phân tích thông qua những việc cần làm trong nhà bếp để xác định những đồ dùng cần thiết khi thực hiện các công việc trong nhà bếp,từ đó đi đến kết luận theo nội dung mục 2 phần 1 sgk. HS:Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày của gia đình và của các bếp ăn tập thể, bếp công cộng ....để trả lời. Hoạt động 3:tìm hiểu về cách sắp xếp hợp lý GV:Lần lượt đặt các câu hỏi: *Thế nào là sắp xếp hợp lý? *Tại sao phải chia khu vực trong nhà bếp? GV và HS cùng thảo luận,phân tích để dẫn đến kết luận về nội dung 1 phần2 HS: Căn cứ vào hình 7-sgk và những việc làm cụ thể trong nhà bếp thảo luận để rút ra nhận xét về việc sắp xếp hợp lý theo các khu vực hoạt động trong nhà bếp. HS:Để công việc được tiến hành gọn gàng ngăn nắp và khoa học. GV đặt tiếp câu hỏi: *Các khu vực hoạt động được bố trí như thế nào? GV gọi học sinh lên bảng trình bày cách sắp xếp và bố trí (dưới dạng sơ đồ). GV giải thích,bổ sung ý và nêu yêu cầu thực hiện theo nội dung sgk. HS: lên bảng trình bày cách sắp xếp bố trí dưới dạng sơ đồ. Hoạt động4 :tổng kết bài dặn dò. GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá về kết quả của bài thực hành .Sau đó giáo viên nhận xét chung để rút kinh nghiệm. Yêu cầu vài học sinh đọc phần ghi nhớ Nêu câu hỏi củng cố bài. TIếT 5. sắp xếp và trang trí nhà bếp a.mục tiêu: Dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh: Biết cách sắp xếp và bảo quản thiết bị trong nhà bếp hợp lý và khoa học,tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình. b.chuẩn bị: +GV:Các mẫu hình nhà bếp được sắp xếp gọn gàng,hợp lý(hình 8;9;10;11;12;-sgk) các tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:tìm hiểu cách sắp xếp,trang trí phù hợp theo các dạng nhà bếp thông dụng. GV: Đặt câu hỏi: Hãy kể một số dạng hình nhà bếp thông dụng trong các hộ gia đình hiện nay? Bếp của gia đình em được sắp xếp như thế nào? GV và học sinh cùng làm việc để đi đến kết luận:Nhà bếp thường được sắp xếp theo các dạng hình thông dụng:Dạng chữ I,dạng hai đường thẳng song song,dạng chữ u,dạng chữ l. GV cho HS quan sát sơ đồ từng dạng hình nhà bếp,(H 8,9,10,11-sgk) để có ý kiến nhận xét về các hình thức trang trí phù hợp. GV và HS cùng làm việc trên cơ sở các câu hỏi thuộc từng dạng bếp được nêu trong sgk. a)Dạng chữ I:Sử dụng 1 bên tường. Tủ chứa thực phẩm. Nơi rửa dọn. Nơi đun nấu Được nối liền bới các ngăn và kệ tủ Trên tường có các ngăn tủ chứa bát, chén, thức ăn và vật dụng cần thiết. b)Dạng hai đường thẳng song song Sử dụng hai mặt tường đối diện. Tủ chứa thực phẩm. Nơi rửa dọn. Nơi đun nấu. c)Dạng chữ U:Trung tâm làm việc đặt theo 3 cạnh tường.Các khu vực làm việc(tủ chứa thực phẩm,nơi rửa dọn,nơi đun nấu) nằm trên 3 góc của tam giác đều tưởng tượng,nối liền bởi các ngăn tủ và kệ dưới thấp cũng như trên tường. d)Dạng chữ L:Sử dụng hai bức tường thẳng góc.Các khu vực làm việc nằm trên 3 góc của tam giác tưởng tượng và được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ ở dưới thấp cũng như trên tường. HS trả lời theo sự hiểu biết của mình. HS:Xem các hình vẽ về từng loại hình nhà bếp HS:Trao đổi nhóm về các loại hình nhà bếp sau 5 phút đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày ý kiến của nhóm mình.về các loại hình nhà bếp. HS cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến. HS ghi tóm tắt ý chính vào vở. Hoạt động 2:làm bài tập thực hành. GV yêu cầu học sinh xem hình 12-sgk để phân tích về cách sắp xếp nhà bếp,sau đó gọi 1-2 học sinh phát biểu nhận định cá nhân:Cách nào phù hợp và khoa học hơn? HS xem hình 12-sgk để phân tích về cách sắp xếp nhà bếp sau đó phát biểu nhận định của mình. HS thảo luận nhóm về cách sắp xếp và trang trí nhà bếp hiện nay(không phân biệt các loại nhà) Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. Hoạt động3 :tổng kết bài dặn dò. GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá về kết quả của bài thực hành .Sau đó giáo viên nhận xét chung để rút kinh nghiệm. Yêu cầu vài học sinh đọc phần ghi nhớ Nêu câu hỏi củng cố bài. Dặn dò học sinh xem trước nội dung bài 4:”An toàn lao động trong nấu ăn” Tiết 6 Bài 4. An toàn lao động trong nấu ăn a.mục tiêu:Dạy xong bài này giáo viên phải làm cho học sinh : Hiểu được các nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Biết cách sử dụng cẩn thận chính xác các dụng cụ thiết bị trong nhà bếp b.chuẩn bị: GV:Tranh ảnh về những tai nạn rủi ro thường xảy ra do thiếu cẩn thận khi làm việc trong nhà bếp. c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:Giới thiệu bài GV:Em hãy nêu một số công việc trong nhà bếp thường sử dụng các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng ? GV nêu tiếp câu hỏi:Những công việc này nếu thiếu quan tâm đến việc sử dụng cẩn thận và chu đáo các dụng cụ thiết bị sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Từ đó dẫn đến kết luận:Thiếu an toàn lao động trong nấu ăn. GV:Ghi đầu bài lên bảng và giải thích mục tiêu của bài,những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. HS:Các công việc đó là: +Cắt rau,thái thịt,đun nước sôi,châm bếp dầu,mở bếp ga,nhóm bếp than..... +Sử dụng bếp điện,nồi áp suất,máy xay thịt,máy đánh trứng....... HS:Liên hệ thực tế trả lời:Sẽ gây ra tai nạn rủi ro do bất cẩn,thiếu chính xác trong sử dụng.... Hoạt động 2:Tìm hiểu về an toàn lao động khi nấu ăn. GV:Em hãy nêu các tai nạn có thể xảy ra khi nấu ăn? Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động khi nấu ăn? Theo em,những dụng cụ thiết bị gì dễ gây tai nạn nếu sử dụng không cẩn thận? GV:Cho học sinh xem hình 13-sgk về các tình huống xảy ra tai nạn do thiếu cẩn thận khi làm việc trong nhà bếp.Yêu cầu HS điền nội dung thích hợp dưới mỗi hình. HS:Có thể bị đứt tay chảy máu,bỏng lửa, bỏng nước sôi điện giật.... Để đỡ bị những tai nạn đáng tiếc khi nấu ăn. HS:Dao,bếp đang cháy,phòng bếp trơn, đồ dùng điện bị rò điện ,ấm nước sôi, các loại nồi ,chảo tay cầm bị hỏng..... HS điền: a)Sử dụng(hoặcđặt không đúng vị trí thích hợp)các dụng cụ nhọn sắc . b)Để thức ăn rơi vãi làm trơn trượt. c)... d)... e)... g)... h)... Hoạt động 3:tìm hiểu về biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi nấu ăn GV:Hướng dẫn để học sinh tự tìm ra các biện pháp đảm bảo an toàn dựa trên những tình huống xảy ra trong thực tế. a)Sử dụng các dụng cụ cầm tay: Cần cẩn thận đúng qui cách. Trong từng trường hợp,GV và HS trao đổi để đi đến kết luận:Tại sao lại phải sử dụng các dụng cụ cầm tay cẩn thận đúng qui cách? (Để đảm bảo an toàn lao động ) b)Sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện. *Phải hết sức cẩn thận. GV bổ sung để đi đến kết luận: +Trước khi sử dụng cần kiểm tra kỹ ổ điện,dây dẫn điện,các chi tiết được lắp ghép thích hợp và tìm hiểu cách sử dụng. +Trong khi sử dụng:Phải theo dõi nguồn điện,sử dụng đúng qui cách để tránh cháy nổ ,điện giật. +Sau khi sử dụng:Cần lau chùi đồ dùng sạch sẽ cẩn thận,để nơi khô ráo,bảo quản chu đáo. c)Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa ga,dầu ,điện. Cho HS hoạt động nhóm tìm biện pháp phòng ngừa thích hợp (liên hệ thực tế) GV ghi nhận và bổ sung một số biện pháp: +Không dùng xăng thay dầu để nấu bếp. +Không bật lửa cạnh xăng dầu hoạc chất dễ cháy,dễ bắt lửa.Khi bật lửa để xa người. +Không vứt que diêm bừa bãi. +Để diêm,bật lửa xa tầm tay trẻ em. +Không tiếp thêm dầu vào bếp khi bếp đang cháy,không để tuột bấc bếp dầu. +Khi rán tránh để lửa quá to,nhiều mỡ dễ bắt lửa. GV:Tóm tắt ý chính HS:Xây dựng bài theo sự hiểu biết của mình. HS:Nêu một số biện pháp an toàn: Không để sàn bếp đóng rêu hoặc thức ăn,dầu mỡ,vỏ trái cây rơi vãi. Để xa bếp tất cả những đồ vật dễ bắt lửa ,dễ cháy. Tránh mặc quần áo rộng,dài lụng thụng khi nấu ăn. HS liên hệ thực tế để kể tên và nêu biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng những đồ dùng điện thường dùng trong nhà bếp. HS hoạt động nhóm. Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên phát biểu. Học sinh ghi vào vở: +Tránh để vật dụng dễ cháy cạnh bếp lửa. +Tránh chứa xăng,dầu trong nhà. +Sử dụng bếp lò cẩn thận. *Bếp dầu:Kiểm tra bấc,lượng dầu... *Bếp ga:Kiểm tra bình ga,ống dẫn ga... *Bếp điện:Kiểm tra dây dẫn,ổ cắm... Hoạt động 3:Tổng kết bài,dặn dò. Yêu cầu HS đọc và nhắc lại phần ghi nhớ. Nêu câu hỏi để củng cố bài: Vì sao phải thực hiện an toàn lao động khi nấu ăn? Hãy kể tên một số dụng cụ thiết bị dễ gây tai nạn? Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tai nạn rủi ro khi sử dụng bếp nấu. 3.Dặn dò HS chuẩn bị trước nội dung bài 5”Thực hành xây dựng thực đơn” tiết 7.thực hành xây dựng thực đơn a.mục tiêu: Dạy xong bài này,GV phải làm cho học sinh: Hiểu các loại thực đơn dùng trong ăn uống. Biết cách xây dựng thực đơn dùng trong bữa ăn hàng ngày,các bữa liên hoan chiêu đãi. Thực hiện được một số loại thực đơn dùng trong liên hoan,chiêu đãi và có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế. b.chuẩn bị: Mẫu hình ảnh về tổ chức bữa tiệc tự phục vụ với nhiều món ăn sắp xếp trên bàn,bữa tiệc dọn theo thực đơn có người phục vụ. Danh mục các món ăn,thức uống,món tráng miệng....dùng cho tiệc,liên hoan. c.các hoạt động dạy học Hoạt động 1:Giới thiệu bài thực hành GV:Kiểm tra sĩ số ,nêu yêu cầu thực hành. Kiểm tra kiến thức về xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình,thực đơn dùng trong các bữa liên hoan và chiêu đãi. GV:Chia tổ,nhóm thực hành HS làm theo yêu cầu của giáo viên. Nhận nhiệm vụ của tổ,nhóm mình rồi thực hiện . Hoạt động 2:Thực đơn dùng trong bữa ăn hàng ngày GV:Đặt các câu hỏi: 1.Tại sao phải xây dựng thực đơn? 2.Trong ăn uống thường sử dụng những loại thực đơn nào? 3.Thực đơn hàng ngày gồm mấy món?Được xây dựngtrên cơ sỏ nào? 4.Chất lượng của thực đơn phụ thuộc vào những yếu tố gì? Em hãy liên hệ lại những kiến thức đã học ở lớp 6 để trình bày. Cho học sinh xem các hình ảnh có liên quan HS:Trả lời câu hỏi của GV. Để thực hiện một bữa ăn hợp lý cần phải tính toán và lập kế hoạch triển khai để đáp ứng yêu cầu:Ăn cái gì? Ăn như thế nào?Món nào ăn trước,món nào ăn sau ? Món nào ăn kèm với món nào?Vì vậy phải xây dựng thực đơn. HS:Trong ăn uống thường sử dụng 2loại thực đơn là thực đơn ngày thường và thực dùng trong các bữa tiệc,liên hoan. *Thực đơn hàng ngày có từ 3 đến 4 món Được xây dựng trên cơ sở chi phí được sử dụng vàđặc điểm của thành viên trong gia đình,ngoài ra cần chú ý sao cho các món được thay đổi tránh nhàm chán. HS:Chất lượng thực đơn phụ thuộc các yếu tố sau: +Giá trị dinh dưỡng +Xây dựng hợp lý +Hợp khẩu vị của người sử dụng. Hoạt động 3:học sinh tự làm bài thực hành xây dựng thực đơn GV:Ghi yêu cầu lên bảng:Em hãy xây dựng một thực đơn gia đình trong 1 tuần Cho HS làm bài cá nhân sau đó gọi một vài HS lên bảng trình bày,cả lớp nhận xét đánh giá.GV cho điểm. HS:Làm bài sau đó chuẩn bị trình bày và bảo vệ ý kiến của mình. *Nhận xét các thực đơn của các bạn xem đã hợp lý chưa?Có thể sửa như thế nào để hợp lý hơn? Hoạt động 4:Tổng kết bài –dặn dò GV:Nhận xét ,rút kinh nghiệm,đánh giá chung về bài thực hành theo tổ và bài làm cá nhân TIếT 8. thực hành xây dựng thực đơn a.mục tiêu: Dạy xong bài này,GV phải làm cho học sinh: Hiểu các loại thực đơn dùng trong ăn uống. Biết cách xây dựng thực đơn dùng trong bữa ăn hàng ngày,các bữa liên hoan chiêu đãi. Thực hiện được một số loại thực đơn dùng trong liên hoan,chiêu đãi và có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế. b.chuẩn bị: Mẫu hình ảnh về tổ chức bữa tiệc tự phục vụ với nhiều món ăn sắp xếp trên bàn,bữa tiệc dọn theo thực đơn có người phục vụ. Danh mục các món ăn,thức uống,món tráng miệng....dùng cho tiệc,liên hoan. c.các hoạt động dạy học Hoạt động 1:thực đơn dùng cho các bữa liên hoan ,chiêu đãi GV:Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có,kết hợp tính chất bữa tiệc mà chuẩn bị thực đơn cho phù hợp. Có hai loại thực đơn chính: *Thực đơn bữa ăn tự phục vụ. *Thực đơn bữa ăn có người phục vụ. GV cho học sinh xem hình ảnh các kiểu bữa ăn đó Học sinh nghe GV giới thiệu các loại bữa ăn,có thể tham khảo thêm các thực đơn của một vài nhà hàng trong thực tế để hình dung ra các bữa ăn đó như thế nào. Hoạt động 2:Thảo luận tổ GV:Ghi các yêu cầu lên bảng sau đó cho các tổ thảo luận,tìm các món ăn thích hợp xây dựng thực đơn. VD:Xây dựng một thực đơn cho một tiệc mừng sinh nhật cho bà nội em nhân dịp bà tròn 70 tuổi? HS:Thảo luận theo tổ để tiến hành xây dựng thực đơn theo yêu cầu GV ghi trên bảng. Cử đại diện tổ trình bày trước lớp. Hoạt động 3:học sinh tự làm bài thực hành xây dựng thực đơn GV:Ghi yêu cầu lên bảng:Em hãy xây dựng một thực đơn tiệc cưới. Cho HS làm bài cá nhân sau đó gọi một vài HS lên bảng trình bày,cả lớp nhận xét đánh giá.GV cho điểm. HS:Làm bài sau đó chuẩn bị trình bày và bảo vệ ý kiến của mình. *Nhận xét các thực đơn của các bạn xem đã hợp lý chưa?Có thể sửa như thế nào để hợp lý hơn? Hoạt động 4:Tổng kết bài –dặn dò GV:Nhận xét ,rút kinh nghiệm,đánh giá chung về bài thực hành theo tổ và bài làm cá nhân Dặn dò học sinh đọc trước bài”Trình bày và trang trí bàn ăn” Tiết 9.trình bày và trang trí bàn ăn a.mục tiêu: Dạy xong bài này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được một số hình thức trình bày trang trí bàn ăn theo đặc thù ăn uống của Việt nam và phương tây. Thực hành sắp xếp trang trí được bàn ăn. Có kỹ năng vận dụng vào thực tế. b.chuẩn bị: Hình ảnh các dạng bàn ăn được trình bày theo phong cách Việt nam và phương tây,hình ảnh bàn ăn được trang trí đẹp phù hợp yêu cầu của bữa ăn. Một số kiểu cắm hoa trang trí bàn ăn. c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:giới thiệu bài. GV:Gọi HS nêu một số tập quán ăn uống của các dân tộc mà các em biết,từ đó liên hệ đến một số hình thức trình bày và trang trí bàn ăn theo đặc thù ăn uống thích hợp. GV cùng làm việc với HS để đi đếnkết luận:Cần có sự sắp xếp hợp lý và trình bày bàn ăn chu đáo,đẹp mắt để góp phần làm cho bữa ăn thêm tươm tất và ngon miệng. GV:ghi đề bài lên bảng vàgiải thích mục tiêu của bài. HS:Trả lời theo sự hiểu biết của mình. Hoạt động 2:hướng dẫn cách trình bày bàn ăn. GV:Do đặc thù ăn uống của các dân tộc nên cách tổ chức ăn uống và trình bày bàn ăn có khác n

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_nau_an_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan