I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng vào thực tế trồng trọt.
3. Thái độ: - Có hứng thú học nghề trồng cây ăn quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
1. GV: - GV: SGK, SGV, Tranh ảnh minh hoạ.
2. HS: SGK - Vở ghi, vở bài tập học bộ môn; thước kẻ, bút chì, tẩy.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
- Trực quan.
- Hỏi đáp.
- Hợp tác nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A vắng: .
Lớp 9B vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ
? HS1: Nêu vai trò của nghề trồng cây ăn quả?
? HS2: Nêu các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả?
3. Bài mới
3.1. Vào bài: (Nghề trồng cây ăn quả có vai trò quan trọng. Vậy cây có đặc điểm chung như thế nào? Kĩ thuật trồng cây như thế nào để có năng suất cao? cô cùng các em nghiên cứu bài học hôm nay: Một số vấn đề chung về cây ăn quả.
49 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Chương trình học kì 1 - Trường THCS Vĩnh Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ 2, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tiết 1 - Bài 1:
giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
i. mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài, HS nêu được:
- Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả.
- Đặc điểm và yêu cầu của người lao động đối với nghề trồng cây ăn quả.
2. Kỹ năng:
- Hiểu về đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả và chỉ ra xu hướng phát triển của nghề.
3. Thái độ: - Yêu thích học nghề trồng cây ăn quả.
ii. chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:- Giáo án; sơ đồ H.1, H.5 ( SGK – Tr 7).
- SGK; SGV.
2. Chuẩn bị của HS: + Vở ghi công nghệ 9.
+ SGK + phiếu học tập cá nhân.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan.
- Hỏi đáp.
- Hợp tác nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A vắng: .........................................................................
Lớp 9B vắng: .........................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài , vở ghi, dụng cụ học tập.
- HS1: Nghề trồng cây ăn quả cung cấp những sản phẩm gì trong đời sống và kinh tế?
3. Bài mới
3.1. Vào bài: - Dựa vào câu trả lời của HS, GV đặt vấn đề giói thiệu vào bài học.
3.2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: I - Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả?
- GV yêu cầu HS:
+ Nghiên cứu thông tin SGK.
+ Quan sát tranh vẽ SGK – Tr 5
? Hãy kể một số loại cây ăn quả ở địa phương mà em biết?
? Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống và kinh tế?
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của nghề trồng cây ăn quả.
? Nêu vị trí của nghề trồng cây ăn quả?
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận về vị trí của nghề trồng cây ăn quả.
1. Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả:
a. Vai trò:
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS trả lời :.....
- HS khác nhận xét bổ xung (nếu cần).
- HS nêu kết luận vai trò của nghề trồng cây ăn quả và ghi bài.
2. Vị trí:
- HS trả lời :.....
- HS khác nhận xét bổ xung (nếu cần).
- HS nêu kết luận vị trí của nghề trồng cây ăn quả và ghi bài.
*Kết luận: + Vai trò: - Góp phần phát triển kinh tế.
- Nâng cao đời sống nhân dân, xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu.
+ Vị trí: Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động 2: II - tìm hiểu: đặc điểm, yêu cầu
của nghề trồng cây ăn quả
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
? Hãy nêu những đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả?
- Đọc thông tin tham khảo SGK và hình 2 - Tr 6.
? Nêu các yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả?
- Để nghề trồng cây ăn quả đạt năng suất cao, người lao động cần phải đạt yêu cầu gì?
? Vì sao người lao động phải có những yêu cầu đó?
- GV chốt kiến thức.
1. Đặc điểm của nghề:
- 1-2 HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS rút ra kết luận về dặc điểm của nghề.
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- HS tìm hiểu thông tin kết hợp sự hiểu biết trả lời yêu cầu của người lao động trong nghề trồng cây ăn quả.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: 1. Đặc điểm của nghề:
- Đối tượng lao động: Là các loài cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
- Nội dung lao động gồm các công việc: Nhân giống, làm đất gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
- Dụng cụ lao động gồm: cày, bừa, cuốc, dao, thuổng, xẻng, rổ, xảo, thau, thùng, thúng....
- Điều kiện lao động: Khí hậu, phân bón, thuốc trừ sâu, nước, tư thế...
- Sản phẩm lao động gồm: các loại quả: Cam, chanh, chuối, bưởi, dừa, táo, lê, các loại dưa, nho, cà phê, điều....
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Phải có tri thức về khoa học; am hiểu thực tiễn sản xuất.
- Có lòng yêu nghề, cần cù, chịu khó, năng động, ham học hỏi, sáng tạo....
- Có kĩ năng về kĩ thuật.
Hoạt động 3: III - triển vọng của nghề
- GV y/cầu HS đọc thông tin SGK -Tr 7 và trả lời các câu hỏi sau: ? Triển vọng của nghề ntn?
? Nhà nước có những chính sách gì đối với nghề trồng cây ăn quả?
- GV y/c HS rút ra kết luận về triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
? Để đáp ứng yêu cầu phát triển, chúng ta cần phải làm gì? Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em đã thực hiện tốt những công việc nào?
- GV chốt kiến thức.
- HS thực hiện theo y/cầu của GV.
- 1 HS trả lời.
- HS khác nhận xét. bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Nghề trồng cây ăn quả có nhiều triển vọng phát triển nghề trong tương lai, ngày càng được khuyến khích phát triển sản xuất ra nhiều mặt hàng đáp ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu.
4. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ; mục “Em có biết” SGK - Tr7.
- Trả lời câu hỏi SGK - Tr 7.
5. Hướng dẫn học bài :
- Học thuộc bài, phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK- Tr 7
- Đọc trước bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả SGK – Tr 9
- ôn kiến thức về cấu tạo, đặc điểm cây 2 lá mầm.
Ngày 20tháng 8 năm 2012
Phó hiệu trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Ngày 20.tháng 8 năm 2012
Tổ trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Tuần 2
Thứ 2, ngày 27 tháng 8 năm 2012
Tiết 2 - Bài 2:
một số vấn đề chung về cây ăn quả
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng vào thực tế trồng trọt.
3. Thái độ: - Có hứng thú học nghề trồng cây ăn quả.
II. Đồ dùng dạy và học
1. GV: - GV: SGK, SGV, Tranh ảnh minh hoạ.
2. HS: SGK - Vở ghi, vở bài tập học bộ môn; thước kẻ, bút chì, tẩy.
III. Phương pháp dạy - học
- Trực quan.
- Hỏi đáp.
- Hợp tác nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A vắng: .........................................................................
Lớp 9B vắng: .........................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
? HS1: Nêu vai trò của nghề trồng cây ăn quả?
? HS2: Nêu các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả?
3. Bài mới
3.1. Vào bài: (Nghề trồng cây ăn quả có vai trò quan trọng. Vậy cây có đặc điểm chung như thế nào? Kĩ thuật trồng cây như thế nào để có năng suất cao? cô cùng các em nghiên cứu bài học hôm nay: Một số vấn đề chung về cây ăn quả.
3.2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: I - tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả
- GV nêu câu hỏi:
? Cây ăn quả có giá trị gì? Quỉa và các bộ phận khác của cây)
? Trồng cây ăn quả có ý nghĩa gì đối với môi trường?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, lấy các ví dụ minh hoạ?
? Giá trị nào của cây ăn quả là quan trọng nhất?
- GV chốt kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét bổ sung
=>Rút ra kết luận: Giá trị của việc trồng cây ăn quả.
*Kết luận: + Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người.
+ Làm thuốc chữa bệnh: cao huyết áp, dạ dày, tim mạch, suy nhược thần kinh...
+ Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản, đồ hộp, nước giải khát ...
+ Bảo vệ môi trường sinh thái: cung cấp khí ôxi, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, chắn gió, chống xói mòn, làm đẹp cảnh quan...
Hoạt động 2: II- tìm hiểu đặc điểm thực vật
và yêu cầu ngoại cảnh cảu cây ăn quả
- GV y/c HS tìm hiểu thông tin, các nhóm suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau
? Cây ăn quả có đặc điểm thực vật như thế nào? ( rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt ....)
- GV giải thích cơ sở khoa học của việc bón thúc cho cây ăn quả.
- Những điều kiện nào ảnh hưởng đến năng suất trồng cây ăn quả?
? Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với cây ăn quả?
? Cây ăn quả thường là những cây ưa sáng hay những cây ưa bóng?
? Cần cung cấp cho cây ăn quả những loại chất dinh dưỡng nào?
? Đất ảnh hưởng tới cây ăn quả như thế nào?
? Nhiệm vụ của HS là gì để đáp ứng yêu cầu nghề trồng cây ăn quả đạt n/ suất cao?
- HS vận dụng kiến thức và hiểu biết trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được:
+ Đặc điểm thực vật của cây ăn quả về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt => Từ đó thấy được cơ sở khoa học của việc bón thúc cho cây để có năng suất cao.
+ Yêu vầu ngoại cảnh của cây ăn quả: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất( SGK) thấy được các tác động của con người để thu được năng suất cao.
+ Nhiệm vụ của HS để đáp ứng yêu cầu của nghề: Phải có tri thức khoa học, phải yêu nghề, phải có sức khoẻ tốt ....
* Kết luận: 1. Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:
- Rễ (rễ cọc, rễ chùm): giúp cây đứng vững và hút nước muối khoáng, chất dinh dướng nuôi cây => Cần chăm sóc cây để rễ phát triển tốt.
- Thân: có nhiều cành mang quả => cần tạo cành để có nhiều quả.
- Hoa: (hoa đực hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính) => cần có biện pháp tốt để cây thụ phấn tốt.
- Quả: Có loại quả hạch, quả mọng => cần có cách chọn giống, bảo quản, chế biến phù hợp.
2. Yêu vầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
- Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất thích hợp.
- Các tác động của con người để thu được năng suất cao.
4. Củng cố: - Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học.
- Đọc phần ghi nhớ SGK – Tr 15
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Trồng cây ăn quả có gía trị gì?
? Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?
? Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất trồng cây ăn quả ntn?
5. Hướng dẫn học bài :
- Học bài kết hợp vở ghi và SGK trả lời câu hỏi 1,2 SGK – Tr 15.
- Đọc trước phần III và IV bài: Một số vấn đề chung về cây ăn quả Tr 11, 15.
Ngày.....tháng 8 năm 2012
Phó hiệu trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Ngày.....tháng 8 năm 2012
Tổ trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Tuần 4
Thứ....., ngày .... tháng .... năm 2012
Tiết 3 - Bài 2:
một số vấn đề chung về cây ăn quả ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS trình bày được một số quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả và yêu cầu thu hoạch, bảo quản và chế biến quả.
2. Kĩ năng: Biết ứng dụng các kỹ thuất để chăm sóc cây ăn quả tại địa phương và gia đình.
3. Thái độ: - Có ý thức trồng và chăm sóc cây ăn quả trong vườn có năng suất cao và chất lượng tốt.
II. Đồ dùng dạy và học
1. GV: SGK, SGV, Tranh: sơ đồ của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt và kích thước hố trồng cây ăn quả; Phiếu học tập, bảng phụ.
2. HS: SGK, vở ghi, giấy nháp...
2. HS: SGK - Vở ghi, vở bài tập học bộ môn; thước kẻ, bút chì, tẩy.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan.
- Hỏi đáp; - Hợp tác nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A vắng: .........................................................................
Lớp 9B vắng: .........................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: Trồng cây ăn quả có gía trị gì ? Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?
? HS2: Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất cây ăn quả như thế nào?
3. Bài mới
3.1. Vào bài: (Nghề trồng cây ăn quả có vai trò quan trọng. Vậy kĩ thuật trồng cây như thế nào để có năng suất cao? cô cùng các em nghiên cứu tiếp bài học hôm nay: Một số vấn đề chung về cây ăn quả.
3.2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: I- tìm hiểu kỹ thuật trồng cây ăn quả
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 SGK- Tr11.
- GV cho HS điền kết quả trên bảng.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
? Chọn giống cây ăn quả cần đảm bảo những yêu cầu gì?
? Người ta nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào?
? ở địa phương em, gia đình em nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào?
- GV cho HS trả lời, rút ra kết luận.
? Trồng cây ăn quả theo quy trình nào?
Cần đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?
? Nêu một số biện pháp chăm sóc cây ăn quả mà em biết?
? Tác dụng của việc làm cỏ vun xới là gì?
? Khi nào thì bón thúc cho cây ăn quả và tác dụng của việc bón thúc là gì?
? Tưới nước cho cây nhằm mục đích gì?
? Tại sao cần tạo hình, sửa cành cho cây?
? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh mà em biết?
- GV cho HS trả lời câu hỏi.Yêu cầu lớp nhận xét.
? Liên hệ với gia đình, địa phương em đã thực hiện những biện pháp kĩ thuật nào?
- GV chốt kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành trả lời câu hỏi:
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 SGK – Tr11.
- Đại diện nhóm điền kết quả trên bảng, lớp nhận xét; Rút ra kết luận: Cây ăn quả vùng:
+ Nhiệt đới: chuối, dứa, mít, cam, xoài,ổi, na, đu đủ, sầu riêng, khế, vú sữa...
+ á nhiệt đới: cam, quýt, bưởi nhãn, hồng, mơ, hạt dẻ,...
+ ôn đới: táo tây, mơ, đào, mận, nho,....
- HS trả lời câu hỏi.
+ Chọn giống cây ăn quả có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống được sâu bệnh, thích nghi tốt với ngoại cảnh, môi trường.
+ Phương pháp nhân giống: vô tính ( giâm, chiết, ghép); hữu tính (gieo hạt).
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét => Rút ra kết luận: Kỹ thuật trồng cây ăn quả:
+ Đúng thời vụ.
+ Đúng khảng cách.
+ Đào hố, bón lót: trước khi trồng cây 15-30 ngày.
+Quy trình trồng cây:
Đào hố => bóc vỏ bầu => đặt cây vào hố=> lấp đất => tưới nước.
- HS đọc và nghiên cứu SGK- Tr12.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, cần nêu được:
+ Làm cỏ, vun xới:
+ Bón phân thúc: khi cây chưa ra rễ, ra hoa, bón sau khi đã thu hoạch.
+ Tưới nước:
+ Tạo hình, sửa cành:
+ Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sử dụng chất điều hoà dinh dưỡng:
- HS rút ra kết luận về biện pháp kĩ thuật trồng cây ăn quả.
* Kết luận: Để trồng cây ăn quả đạt năng suất cao cần phải trồng đúng kĩ thuật:
Trồng đúng thời vụ, khoảng cách trồng hợp lí; đúng quy trình; không trồng cây khi gió to, trời nắng; trồng cây có bầu đất, tạo hình, tỉa cành, bấm ngọn phù hợp từng loại cây và vào thời điểm thích hợp; chăm sóc cây trồng, chọn giống tốt, phòng trừ sâu bệnh, dùng chất điều hòa sinh trưởng...
Hoạt động 2:
II- tìm hiểubiện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
? Khi nào thì thu hoạch cây ăn quả? Thu hoạch cây ăn quả cần lưu ý gì?
? ở địa phương em thu hoạch cây ăn quả như thế nào?
? Bảo quản cây ăn quả bằng biện pháp nào? ở địa phương em có biện pháp nào bảo quản cây ăn quả?
? Các loại quả được chế biến như thế nào?
- HS thảo luận, nêu nhận xét.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận:
- Thu hoạch đúng độ chín , nhẹ nhàng, cẩn thận, lúc trời mát, để nơi râm mát.
- Bảo quản: dúng quy định về VS an toàn thực phẩm, để trong kho lạnh, không chất đống.
- Chế biến: Sấy khô, làm mứt, làm nước giải khát, xirô.....tùy theo loại quả.
4. Củng cố: ? Nêu nội dung chính bài học. Đọc ghi nhớ SGK – Tr 15.
? Nêu các biện pháp kỹ thuật trồng cây ăn quả?
? Nêu cách thu hoạch, chế biến và bảo quản ?
5. Hướng dẫn học bài :
-Học bài kết hợp vở ghi và SGK trả lời câu hỏi SGK- Tr 15.
- Đọc trước bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
-Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả ở địa phương em.
Ngày.....tháng 9 năm 2012
Phó hiệu trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Ngày.....tháng 9 năm 2012
Tổ trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Tuần 5
Thứ....., ngày .... tháng 9 năm 2012
Tiết 4 - Bài 3:
các phương pháp nhân giống cây ăn quả
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được mục đích của việc xây dựng vườn ươm cây giống và ý nghĩa của việc nhân giống cây ăn quả, các yêu cầu kỹ thuật khi chọn địa điểm vườn ươm, yêu vầu kỹ thuật của việc nhân giống.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng kĩ thuật nhân giống đơn giản vào thực tế trồng cây ở gia đình.
3. Thái độ: - Có ý thức trồng và chăm sóc cây trong vườn ươm.
B.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, Tranh: H4, 5, 6, 7, 8. SGK- Tr 20; 21; Bảng phụ - Hình 4: Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả.
- HS: SGK.
C. Phương pháp dạy - học:
- Trực quan. -Nêu vấn đề; - Tìm tòi, quan sát.
- Hỏi đáp; - Hợp tác nhóm.
D.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A vắng: .........................................................................
Lớp 9B vắng: .........................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: ? Trình bày những biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả?
? HS2: ? Trình bày những biện pháp kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến?
3. Bài mới
3.1. Vào bài:
3.2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: I- tìm hiểu kỹ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả
HĐ của thầy
HĐ của trò
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Nêu mục đích của vườn ươm?
? Vườn ươm có tầm quan trọng ntn trong việc nhân giống và tạo giống?
? Khi chọn vườn ươm cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
? Phân tích ý nghĩa của khu vực trồng cây giống trong vườn ươm?
? Phân tích ý nghĩa của khu vực nhân giống?
? Khu vực luân canh trong vườn ươm có ý nghĩa gì?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, rút ra kết luận: Mục đích của công tác xây dựng vườn ươm là:
+ Chủ động tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất.
+ Chủ động tạo số lượng giống cây với chất lượng cao.
* ý nghĩa và tầm quan trọng của vườn ươm:
+ Giống là một khâu quan trọng quyết định năng suất.
+ Chủ động sản xuất giống đảm bảo chất lượng và số lượng.
+ Địa điểm vườn ươm: SGK - tr 16.
+ Thiết kế vườn ươm: SGK- tr 16.
Hoạt động 2: II.1 - tìm hiểuphương pháp nhân giống hữu tính
? Người ta nhân giống cây ăn quả với những loại cây nào?
- GV gợi ý cho HS nêu những ưu điểm nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.
? Khi gieo hạt người ta làm như thế nào?
? ở địa phương em sử dụng phương pháp gieo hạt những loại cây nào?
- HS nêu được: Thường nhân giống cây ăn quả với những loại cây: Na, bưởi, táo, vải, nhãn, đào, hồng, mận, cam, quýt, mít, đu đủ....
+ Phương pháp nhân giống bằng hạt không được ứng dụng rộng rãi, mà chỉ sử dụng:
- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
- Gieo hạt với cây chưa có phương pháp nhân giống nào khác tốt hơn.
- Đối với những cây đa phôi gieo hạt để giữ lại những đặc tính của cây mẹ.
- HS vận dụng kiến thức. Yêu cầu nêu được: + Tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.
- HS trả lời.
4. Củng cố: - Nêu nội dung chính của bài học.
? Tại sao phải xây dựng các khu vườn ươm? Nêu những yêu cầu kỹ thuật của địa điểm chọn vườn ươm?
? Khi nào người ta sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt? Liên hệ với việc nhân giống bằng hạt ở gia đình, địa phương em.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài kết hợp vở ghi và SGK trả lời câu hỏi 1,3SGK - Tr23
- Đọc trước mục II.2 phương pháp nhân giống vô tính bài 3: “Các phương pháp nhân giống cây ăn quả”.
- Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả khác ở địa phương.
Ngày.....tháng 9 năm 2012
Phó hiệu trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Ngày.....tháng 9 năm 2012
Tổ trưởng
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Tuần 6 Thứ....., ngày .... tháng 9 năm 2012
Tiết 5 - Bài 3:
các phương pháp nhân giống cây ăn quả ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được khái niệm và yêu cầu của nhân giống hữu tính.
- Biết so sánh ưu điểm nhược điểm của các phương pháp nhân giống, liên hệ với thực tế ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng kĩ thuật nhân giống vô tính vào thực tế trồng cây ở gia đình.
3. Thái độ:
- Có ý thức trồng, chăm sóc cây giống trong vườn.
B.Chuẩn bị:
- GV: + SGK, SGV, Tranh: H 5, 6, 7, 8. SGK- Tr 19,20 21;
+ Phiếu học tập (Bảng 3- SGK Tr 22).
- HS: SGK; Phiếu học tập ( Bảng 3- SGK Tr 22).
C. Phương pháp dạy - học:
- Trực quan. -Nêu vấn đề; - Tìm tòi, quan sát.
- Hỏi đáp; - Hợp tác nhóm.
D.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A vắng: .........................................................................
Lớp 9B vắng: .........................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: ? Tại sao phải xây dựng các khu vườn ươm? Nêu những yêu cầu kỹ thuật của địa điểm chọn vườn ươm?
? HS2: ? Khi nào người ta sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt?
3. Bài mới
3.1. Vào bài:
3.2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 2 (Tiếp theo):
II. 2 - tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả mà em biết?
? Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính bằng chiết cành?
? Khi chiết cành cần lưu ý những điểm gì?
? Khi ghép cây cần chú ý những điểm nào?
? ở địa phương em thấy người ta chiết những loại cây nào?
- GV cho HS trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV y/c HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
? Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính bằng giâm cành?
? Khi giâm cành cần lưu ý những điểm gì?
? Giâm cành khác với chiết cành ở điểm nào? ở địa phương em thấy người ta giâm những loại cây nào?
- GV cho HS trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính bằng ghép cành?
? Khi ghép cành cần lưu ý những điểm gì?
? Ghép cành khác với chiết cành, giâm cành ở điểm nào?
? ở địa phương em thấy người ta ghép những loại cây nào?
- GV cho HS trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, rút ra kết luận:
a. Chiết cành: - Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.
- Cành chiết phải là cành khoẻ, không bị sâu bệnh, có đường kính từ 1-1,5 cm.
- Ví dụ: Chiết cành của cây chanh, cây bưởi, cây hồng xiêm ...
- HS vân dụng kiến thức. Yêu cầu nêu được:
b. Giâm cành: - Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng ra rễ phụ của các đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ
- Kỹ thuật giâm cành: ( Sgk- Tr 18)
- Ví dụ : Giâm cành đối với các cây bưởi, thanh long, ....
c.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_chuong_trinh_h.doc