Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 1-15 - Bùi Thị Hoa

I. Mục tiêu

 - Kiến thức:+ Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

- Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng phát triển tư duy kỹ thuật.

-Thái độ : Có ý thức bảo vệ các giống cây ăn quả có giá trị .

II. Chuẩn bị

 Giáo án bài soạn, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A:

2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3. Bài mới:

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 1-15 - Bùi Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trồng cây ăn quả Tuần 1: Ngày giảng: 9A: 10/8/09 Tiết 1: Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả. I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống. + Biết được các đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả. Qua đó biết được triển vọng của nghề trồng cây ăn quả. - Kỹ năng: + Rèn luyện năng lực khái quát hoá. -Thái độ : Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các giống cây ăn quả quý hiếm, yêu thích nghề trồng vây ăn quả. II. Chuẩn bị Giáo án bài soạn III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả ? Hãy kể tên các giống cây ăn quả quý ở nước ta mà em biết? (Vải thiều- Hải Dương, nhãn lồng- Hưng Yên, bưởi- Đoan Hùng, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm) ? Quan sát hình 1 SGK em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và kinh tế? ? Em có biết hiện nay nước ta có bao nhiêu nhà máy chế biến rau, quả ? (khoảng 17 nhà máy trong đó có 12 nhà máy chế biến đồ hộp, 5 nhà máy đông lạnh) HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của nghề và những yêu cầu đối với nghề. ? Đọc mục II SGK-T6, em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì? ? Có những yêu cầu gì đối với người làm nghề trồng cây ăn quả ? HĐ3: Tìm hiểu triển vọng của nghề. HS đọc thông tin SGK nêu triển vọng của nghề. ? Tại sao nghề trồng cây ăn quả lại được khuyến khích phát triển? GV yêu cầu HS đọc bảng 1.SGK ? Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề cần thực hiện tốt các công việc gì? (Làm tăng năng suất và chất lượng...) I- Vai trò vị trí của nghề trồng cây ăn quả * Vai trò: -Cung cấp cho người tiêu dùng các chất: Vitamin, đường, chất khoáng, năng lượng... -Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đò hộp, nước giải khát. - Xuất khẩu. * Vị trí: Chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. II.Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 1. Đặc điểm của nghề a, Đối tượng lao động: Cây ăn quả b,Nội dung lao động: Nhân giống -> làm đất -> gieo trồng -> chăm sóc -> thu hoạch -> bảo quản->chế biến. c,Dụng cụ lao động: Cuốc, xẻng,bình tưới .... d, Điều kiện lao động: Lao động chủ yếu ở ngoài trời. e, Sản phẩm: Các loại quả 2. yêu cầu của nghề đối với người lao động. a,Có tri thức. b, Có lòng yêu nghề. c, Có sức khoẻ tốt. III. Triển vọng của nghề. Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển để: - Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. 4.Củng cố - Yêu cầu HS đọc "ghi nhớ "-SGK - Gọi 1 HS hệ thống nội dung chính của bài học, GV nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5.Dặn dò - HS trả lời câu hỏi cuối bài học. - Đọc trước và chuẩn bị bài 2 -SGK Tuần 2: Ngày giảng: 9A: 17/8/09 Tiết 2: Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả . I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng phát triển tư duy kỹ thuật. -Thái độ : Có ý thức bảo vệ các giống cây ăn quả có giá trị . II. Chuẩn bị Giáo án bài soạn, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả. ? Nêu gía trị dinh dưỡng của cây ăn quả? ? Quả và một số bộ phận khác có giá trị gì? GV mở rộng thêm cho HS về những khó khăn trong việc xuất khẩu quả của Việt Nam sang các nước khác. ? Cây ăn quả có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường? HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. ? Cây ăn quả có mấy loại rễ, nêu tác dụngcủa mỗi loại rễ?(2 loại rễ: Rễ cọc giữ cho cây đứng vững, rễ chùm hút nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây) ?Cây ăn quả thường có thân gì, có tác dụng như thế nào?(Thường là thân gỗ để đỡ khối lượng quả lớn) ?Thông thường cây ăn quả có mấy loại hoa đó là những loại hoa nào ?(Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính) ?Kể tên một số loại cây ăn quả thuộc vào quả hạch, quả mọng, quả vỏ cứng ? ? Tại sao chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm thực vật của cây ăn quả? Để chọn giống, thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển phù hợp) HĐ3: Tìm hiểu khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng . ? Cây ăn quả thích hợp với nhiệt độ trong khoảng nào? ? Cây ăn quả thích hợp với độ ẩm và lượng mưa khoảng bao nhiêu? ? Kể một số loại cây ăn quả ưa ánh sáng và một số loại cây ưa bóng râm? - Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK. I- Giá trị của việc trồng cây ăn quả 1. Giá trị dinh dưỡng. -Chứa nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein... - Chứa nhiều loại vitamin: A, B1, ... 2. Giá trị khác - Quả và các bộ phận khác có khả năg chữa một số bệnh: Dạ dày, tim mạch, cao huyết áp.. -Quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp. - Xuất khẩu. 3. Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, chống xói mòn, bảo vệ đất. II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. 1. Đặc điểm thực vật a. Rễ b. Thân c. Hoa d. Quả và hạt - Quả hạch: Đào, mơ, mận.. - Quả mọng: Cam, quýt.... - Quả vỏ cứng: Dừa. đào lộn hột.. 2. Yêu cầu ngoại cảnh a. Nhiệt độ Tuỳ từng loại cây. b.Độ ẩm và lượng mưa - Độ ẩm: 80-90% - Lượng mưa: 1000-2000 mm/năm c. ánh sáng - Cây ăn quả ưa ánh sáng: Hầu hết các loại cây ăn quả ưa ánh sáng: Cam, nhãn, vải, xoài... - Cây ưa bóng râm: Dâu tây, dứa... d. Chất dinh dưỡng. e. Đất 4.Củng cố - Yêu cầu HS đọc "ghi nhớ "-SGK - Gọi 1 HS hệ thống nội dung chính của bài học, GV nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5.Dặn dò - HS trả lời câu hỏi 1cuối bài học. - Đọc trước và chuẩn bị mục III -SGK. Tr11 Tuần 3: Ngày giảng: 9A: 9B: Tiết 3: Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả . (tiếp theo) I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả. - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tế cuộc sống. -Thái độ : Hình thành ý thức,bảo vệ cây ăn quả. II. Chuẩn bị Giáo án bài soạn, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu giống cây ăn quả ? Cây ăn quả ở nước ta gồm mấy nhóm? Hãy điền các loại cây ăn quả mà em biết theo mẫu bảng 2 trong SGK. HS thảo luận nhóm theo phiếu học tập HĐ2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả ? Người ta thường dùng phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả? HĐ2: Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây ăn quả. ? Thời gian nào trồng cây ăn quả là thích hợp? ? Tại sao nên trồng dày hợp lí?(Tận dụng được đất, vừa dễ chăm sóc) ? Nêu kỹ thuật đào hố cây ăn quả? (SGK) ? Nêu kỹ thuật trồng cây ăn quả? (SGK) ? Khi trồng cần lưu ý những vấn đề gì?Cần phải làm như thế nào để giữ ẩm, hạnchế cỏ dại và chống xói mòn đất? III- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả 1. Giống cây - Cây ăn quả nhiệt đới: Chôm chôm, thanh long, măng cụt, sầu riêng ... - Cây ăn quả á nhiệt đới: Cam, quýt, chanh, bưởi, hồng xiêm... - Cây ăn quả ôn đới: Lê, đào, mận, nho... 2. Nhân giống - Phương pháp hữu tính: Gieo hạt. - Phương pháp vô tính: Giâm cành, chiết cành, ghép, tách chồi... 3.Trồng cây ăn quả. a. Thời vụ - Đối với các tỉnh phía Bắc: Vụ xuân và vụ thu. - Đối với các tỉnh phía Nam: Đầu mùa mưa. b. Khoảng cách trồng c. Đào hố, bón phân lót d. Trồng cây * Lưu ý: - Nên trồng cây có bầu đất - Đặt cây và giữa hố cho ngay ngắn lấp lớp đất mặt xuống dưới, lớp đất dưới phủ lên trên - Không trồng cây khi có gió, giữa trưa nắng. - Trồng xong nên buộc dây với cọc đỡ. - Phủ rơm rạ hoặc các vật liệu khác xung quanh gốc cây. Trồng xen cây ngắn ngày. 4. Củng cố (5 phút) - Gv nêu câu hỏi củng cố bài : Nêu kĩ thuật cơ bản trồng cây ăn quả ? - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5.Dặn dò (5 phút) - HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học - Đọc trước và chuẩn bị mục III. 4 và mục V bài 2 SGK. Tuần 4: Ngày giảng: 9A: 9B: Tiết 4: Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả . (tiếp theo) I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, biết cách thu hoạch, bảo quản và chế biến các loại quả. - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tế cuộc sống. -Thái độ : Có hứng thú học tập nghề trồng cây ăn quả, có ý thức bảo vệ môi trường trong việc phòng trừ sâu bệnh khi sử dụng các biện pháp hoá học. II. Chuẩn bị Giáo án bài soạn, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các kĩ thuật trồng cây ăn quả ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả ? Nêu mục đích của việc làm cỏ vun xới?(Diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh, làm đất tơi xốp) ?Bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật góp phần bảo vệ môi trường như thế nào? ? Khi bón phân thúc cho cây ta nên bón trực tiếp vào gốc cây hay bón theo hình chiếu của tán lá cây? ? Bón phân thúc cho cây ăn quả vào mấy thời kì, ta nên sử dụng những loại phân gì để bón? (Bón vào 2 thời kì: Bón khi cây chưa ra hoa hoặc đã ra hoa và bón sau khi thu hoạch quả. Thường sử dụng phân chuồng kết hợp với phân hoá học hoặc bùn ao , phù sa...) ? Thời kì nào cây cần đủ nuớc? HS đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. ? Mục đích của việc tạo hình, sửa cành là gì? (Tạo bộ khung khoẻ, mang được khối lượng quả lớn, giảm sâu bệnh) ? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh? ở địa phương em thường sử dụng biện pháp nào để phòng trừ sâu bệnh? ? Khi sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh chúng ta cần lưu ý vấn đề gì ? HS đọc lưu ý Tr.14 SGK ? Phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật góp phần bảo vệ môi trường như thế nào? GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hướng dẫn HS để HS nắm bắt được thế nào là sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đúng kĩ thuật. GV phân tích và nhấn mạnh việc sử dụng chất kích thích ra hoa đậu quả và lớn nhanh ở quả không đúng kĩ thuật sẽ có tác hại đến môi trường và sức khoẻ của con người. HĐ2: Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến ?Gia đình em thường thu hoạch quả vào thời gian nào? Nêu cách thu hoạch quả tại gia đình em? GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và giới thiệu các cách bảo quản quả ở những nơi trồng nhiều các loại quả. Yêu cầu HS liên hệ cách bảo quản quả tại gia đình. ? Gia đình em trồng được những loại quả gì, cách chế biến các loại quả đó như thế nào? (Quả mơ, mận, táo..: Làm xirô quả, nhãn ,vải sấy khô..) III- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả 4. Chăm sóc a. Làm cỏ, vun xới b.Bón phân thúc - Bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật, phân hữu cơ đã hoai mục, vùi trong đất tránh ô nhiễm môi trường. - Bón thêm bùn khô khô, phù sa cung cấp dinh dưỡng cho cây, ghóp phần cải tạo đất. - Bón theo hình chiếu của tán lá cây. c. Tưới nước d. Tạo hình, sửa cành e. Phòng trừ sâu bệnh - Kĩ thuật canh tác: Mật độ trồng, bón phân, giống... -Biện pháp sinh học, thủ công - Sử dụng thuốc hoá học - Phòng trừ sâu bẹnh kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp, sử dụng thuốc hoá học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây độc cho người và động vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. g. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng IV- Thu hoạch, bảo quản, chế biến 1. Thu hoạch -Thu hoạch vào lúc trời mát. - Khi thu hoạch phải đảm bảo đúng độ chín, nhẹ nhàng, cẩn thận. 2. Bảo quản (SGK Tr16) 3. Chế biến Tuỳ từng laọi quả mà có cách chế biến khác nhau. 4. Củng cố - Gv nêu câu hỏi củng cố bài : Địa phương em thường trồng được những loại quả gì? Nêu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến các loại quả đó ? - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5.Dặn dò - HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học - Đọc trước và chuẩn bị bài 3 SGK. Tuần 5: Ngày giảng: 9A: 9B: Tiết 5: Bài 3: các phương pháp nhân giống cây ăn quả . I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được kỹ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả. + Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính. - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng phát triển tư duy kỹ thuật. -Thái độ : Có hứng thú học tập nghề trồng cây ăn quả. II. Chuẩn bị Giáo án bài soạn, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các biện pháp chăm sóc cây ăn quả ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu các bước xây dựng vườn ươm cây ăn quả ? Địa điểm để làm vườn ươm cây ăn quả phải đảm bảo những yêu cầu gì? ? Loại đất nào thích hợp với vườn ươm cây ăn quả? (đất có pH=6,6 -> 7,5 GV giới thiệu các bước thiết kế vườn ươm cây ăn quả. ? Nêu tác dụng các khu trên?(HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi trên) HĐ2:Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả ? Nhân giống hữu tính là gì? ? Khi tiến hành nhân giống bằng phương pháp này chúng ta cần chý ý những vấn đề gì? Gia đình em đã tiến hành nhân giống bằng phương pháp này như thế nào? HS đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế tại gia đình. ?Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này? GV lấy các dẫn chứng để HS dễ dàng nhận ra ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống này. ? Chiết cành là gì? ? Cành chiết phải đảm bảo những yêu cầu gì? HS đọc thông tin SGK nêu những yêu cầu của cành chiết. ? Gia đình em đã thực hiện nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp này chưa? Nếu đã thực hiện em hãy cho biết thời vụ chiết cành thích hợp? ? Chiết cành có ưu và nhược điểm gì? III. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 1. Chọn địa điểm - Thuận đường giao thông - Đất tốt, gần nguồn nước. 2. Thiết kế vườn ươm a. Khu cây giống b. Khu nhân giống c. Khu luân canh II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 1. Phương pháp nhân giống hữu tính. - Là phương pháp tạo cây con bằng hạt. * Ưu điểm: - Đơn giản, dễ làm, chi phí ít. - Hệ số nhân giống cao. - Cây sống lâu * Nhược điểm: - Khó giữ được đặc tính của cây mẹ, lâu ra hoa quả. 2. Phương pháp nhân giống vô tính. a. Chiết cành - Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con. - Thời vụ chiết cành: + Vụ xuân và vụ thu: Với các tỉnh phía Bắc. + Đầu mùa mưa: Với các tỉnh phía Nam. * Ưu điểm: - Giữ được đặc tính của cây mẹ - Mau cho cây giống và ra hoa đậu quả sớm. * Nhược điểm: - Hệ số nhân giống thấp - cây chóng cỗi và tốn công. 4. Củng cố - Gv nêu câu hỏi củng cố bài : Địa phương em thường nhân giống cây ăn quả theo phương pháp nào ? Vì Sao? - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5.Dặn dò - HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học - Đọc trước và chuẩn bị bài 3 mục 2.Tr18- SGK. Tuần 6: Ngày giảng: 9A: 9B: Tiết 6: Bài 3: các phương pháp nhân giống cây ăn quả (tiếp theo) I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được kỹ thuật của phương pháp nhân giống vô tính. - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống. -Thái độ : Có hứng thú học tập nghề trồng cây ăn quả. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ưu nhược điểm của 2 phương pháp nhân giốngcây ăn quả đã học ở tiết học trước? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1:Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả ? Giâm cành là gì? ? Để thực hiện phương pháp giâm cành đạt kết quả cần làm tốt những khâu kĩ thuật nào? HS đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế tại gia đình. ?Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này? GV lấy các dẫn chứng để HS dễ dàng nhận ra ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống này. ? Ghép là gì? ? Để thực hiện phương pháp ghép đạt kết quả cần làm tốt những khâu kĩ thuật nào? HS đọc thông tin SGK nêu những yêu cầu kĩ thuật SGK đã nêu. GV và HS cùng tìm hiểu các cách ghép: ghép cành, ghép mắt, mà SGK đã nêu rõ. ? Ghép có ưu và nhược điểm gì? 2. Phương pháp nhân giống vô tính. b.Giâm cành Là phương pháp nhân giống dựa trên sự hình thành rễ phụ cảu cac sđoạn cànhđã cắt rời khỏi cây mẹ. * Ưu điểm: - Giữ được đặc tính của cây mẹ - Mau cho cây giống và ra hoa đậu quả sớm. - Hệ số nhân giống cao * Nhược điểm: - Đòi hỏi kĩ thuật và thiết bị cần thiết. c.Ghép Là phương pháp cắt một đoạn cành hay mắt để ghép lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây con mới. * Ghép cành: + Ghép áp + Ghép che bên + Ghép nêm - Kĩ thuật ghép: * Ghép mắt: + Ghép cửa sổ + Ghép chữ T + Ghép mắt nhỏ có gỗ. - Kĩ thuật ghép: * Ưu điểm: - Giữ được đặc tính của cây mẹ - Ra hoa đậu quả sớm. - Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh - Hệ số nhân giống cao - Duy trì được nòi giống. * Nhược điểm: - Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép. 4. Củng cố - Gv gọi HS đọc “ghi nhớ “ SGK - Gv nêu câu hỏi củng cố bài : So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả đã học? - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5.Dặn dò - HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học - Đọc trước và chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài 4: Thực hành. Tuần 7: Ngày giảng: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: Tiết 7: Bài 4: Thực hành: Giâm Cành I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được các bước của quy trình giâm cành, yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước. - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng thực hành đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật. -Thái độ : Có ý thức thực hành nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh an toàn. II. Chuẩn bị Dụng cụ và các vật liệu cần thiết như mục I SGK .Tr24 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả: Giâm cành ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1:Giới thiệu bài thực hành GV nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành. HĐ2: Tổ chức thực hành -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Phân chia nhóm và nơi thực hànhcủa từng nhóm. - Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Mỗi nhóm giâm 1 luống đất để so sánh sự ra rễ nhanh hay chậm. - Tiến hành giâm trên luống đất. HĐ3: Thực hành ? Gia đình em thường giâm những loại cây gì? - GV yêu cầu HS nêu một số loại cây thường dùng phương pháp giâm cành như: Rau ngót, rau khoai lang, sắn ... GV giới thiệu đó là cách giâm các loại cây nông nghiệp. Còn đối với cây ăn qua cách giâm phức tạp hơn. - Gv vừa giới thiệu vừa làm mẫu từng bước của quy trình giâm cành. - Gv yêu cầu HS nhắc lại quy trình giâm cành. Sau khi thấy HS đã nắm được quy trình và các yêu cầu kĩ thuật , GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đã chia - Gv theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS trong khi thực hành. - Kết thúc giờ học Gv yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và vệ sinh nơi thực hành, vệ sinh các nhân. I. Chuẩn bị II. Thực hành Bước 1: Cắt cành giâm Bước 2: Xử lí cành giâm Bước 3: Giâm cành Bước 4: Chăm sóc cành giâm. 4. Đánh giá kết quả thực hành - HS tựđánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí : + Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. + Thực hiện đúng quy trình. + Thời gian hoàn thành + Số lượng cành giâm được. - Gv đánh giá nhận xét kết quả thực hành của HS và nhận xét đánh giá chung đối với giờ thực hành. 5.Dặn dò - Nhắc nhở HS tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ vật liệu để tiết sau tiếp tục thực hành. Tuần 8: Ngày giảng: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: Tiết 8: Bài 4: Thực hành: Giâm Cành (tiếp theo) I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được các bước của quy trình giâm cành, yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước. - Kỹ năng: + Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành giâm cành đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, làm thành thạo các bước của quy trình giâm cành có thể áp dụng giâm cành tại gia đình đối với nhiều loại cây. -Thái độ : Có ý thức thực hành nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh an toàn. II. Chuẩn bị Dụng cụ và các vật liệu cần thiết như mục I SGK .Tr24 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước của quy trình giâm cành ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1:Giới thiệu bài thực hành GV nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành. HĐ2: Tổ chức thực hành -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Các nhóm và nơi thực hành của từng nhóm đã được phân công ở tiết học trước. - Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Mỗi nhóm giâm 1 luống đất để so sánh sự ra rễ nhanh hay chậm. - Tiến hành giâm trên luống đất. HĐ3: Thực hành - Gv yêu cầu HS nhắc lại quy trình giâm cành. Sau khi thấy HS đã nắm vững quy trình và các yêu cầu kĩ thuật , GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đã chia. - Gv theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS trong khi thực hành. - Kết thúc giờ học Gv yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và vệ sinh nơi thực hành, vệ sinh các nhân. I. Chuẩn bị II. Thực hành Bước 1: Cắt cành giâm Bước 2: Xử lí cành giâm Bước 3: Giâm cành Bước 4: Chăm sóc cành giâm. 4. Đánh giá kết quả thực hành -GV tổ chức cho HS các nhóm đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí ở tiết trước đã nêu. - Gv đánh giá nhận xét kết quả thực hành của HS dựa vào kết quả đánh giá của các nhóm và kết quả theo dõi của GV trong quá trình HS thực hành. Cho điểm một số nhóm giâm cành đẹp đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật. - Gv nhận xét đánh giá chung đối với giờ thực hành. 5.Dặn dò - Nhắc nhở HS chuẩn bị các dụng cụ vật liệu như mục I.SGK.Tr26 để tiết sau thực hành: Chiết cành. - Nhắc nhở HS tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ vật liệu để tiết sau tiếp tục thực hành. Tuần 9: Ngày giảng: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: Tiết 9: Bài 5: Thực hành: chiết Cành I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được các bước của quy trình chiết cành, yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước. - Kỹ năng: +Rèn luyện kỹ năng thực hành chiết cành đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật. -Thái độ : Có ý thức thực hành nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh an toàn. II. Chuẩn bị Dụng cụ và các vật liệu cần thiết như mục I SGK .Tr26 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống chiết cành ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1:Giới thiệu bài thực hành GV nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành. HĐ2: Tổ chức thực hành -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Các nhóm và nơi thực hành của từng nhóm đã được phân công ở tiết học trước. - Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HĐ3: Thực hành - Gv vừa giới thiệu vừa làm mẫu từng bước của quy trình chiết cành, giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật. ? Tại sao phải cạo sạch lớp vỏ trắng ở sát phần thân gỗ? (Cho rễ ra nhanh, cắt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cành chiết từ cây mẹ) ? Tại sao đất bó bầu lại cho rễ bèo, rơm rạ? (Làm cho đất tơi xốp, giữ được độ ẩm, rễ phát triển thuận lợi) ? Tại sao lại dùng dây nilon để buộc bầu mà không dùng các loại dây khác? (Vì dây nilon bền, ít bị đứt,sẽ giữ được bầu đất không bị rơi.) GV nhắc nhở luôn HS là ở bước 5 chúng ta không thực hiện được tại lớp vì để cắt được cành chiết chúng ta cần chờ 1 thời gian khi cành chiết ra rễ có màu vàng ngà mới thực hiện được. - Gv yêu cầu HS nhắc lại quy trình chiết cành. Sau khi thấy HS đã nắm được quy trình và các yêu cầu kĩ thuật , GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đã chia. - Gv theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS trong khi thực hành. - Kết thúc giờ học Gv yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và vệ sinh nơi thực hành, vệ sinh các nhân. I. Chuẩn bị II. Thực hành Bước 1: Chọn cành chiết. Bước 2: Khoanh vỏ. Bước 3: Trộn hỗn hợp bó bầu Bước 4: Bó bầu. Bước 5: Cắt cành chiết. 4. Đánh giá kết quả thực hành - HS tựđánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí : + Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. + Thực hiện đúng quy trình. + Thời gian hoàn thành + Số lượng cành chiết được. - Gv đánh giá nhận xét kết quả thực hành của HS và nhận xét đánh giá chung đối với giờ thực hành. Cho điểm một số cành chiết đẹp đúng yêu cầu kĩ thuật. 5.Dặn dò - Nhắc nhở HS chuẩn bị các dụng cụ vật liệu như mục I.SGK.Tr26 để tiết sau thực hành: Chiết cành tại vườn trường. Tuần 10: Ngày giảng: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: Tiết 10: Bài 5: Thực hành: chiết Cành (tiếp theo) I. Mục tiêu - Kiến thức:+ Hiểu được các bước của quy trình chiết cành, yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước. - Kỹ năng: +Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành chiết cành đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, thành thạo các bước của quy trình chiết cành, có thể chiết được một số loại cây ăn quả tại gia đình. -Thái độ : Có ý thức thực hành nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh an toàn. II. Chuẩn bị Dụng cụ và các vật liệu cần thiết như mục I SGK .Tr26 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: Võ Thị Sáu: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước của quy trình chiết cành ? 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung HĐ1:Giới thiệu bài thực hành GV nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành. HĐ2: Tổ chức thực hành -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Các nhóm và nơi thực hành của từng nhóm đã được phân công ở tiết học trước. - Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HĐ3: Thực hành - Gv yêu cầu HS nhắc l

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_1_15_bui.doc
Giáo án liên quan