Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 11-17

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép chữ T.

2. Kỹ năng:

Làm được các thao tác kĩ thuật trong qui trình ghép chữ T.

3. Thái độ:

Có ý thức kỉ luật, trật tự vệ sinh, an tòan lao động trong và sau khi thực hành.

II. Chuẩn bị:

Mỗi nhóm:

- Dao sắc: 1 con/HS.

- 1 kéo cắt cành.

- 1 cây làm gốc ghép.

-1 cành để lấy mắt ghép.

- Dây buộc (ni lông).

- Tranh vẽ các thao tác ghép.

III. Tổ chức hoạt động dạy – học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:(không)

 

doc18 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 11-17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày dạy Tiết 11: THỰC HÀNH: ghép.(Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành. 2. Kỹ năng: Làm được các thao tác kĩ thuật trong qui trình ghép đoạn cành. 3. Thái độ: Có ý thức kỉ luật, trật tự vệ sinh, an tòan lao động trong và sau khi thực hành II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: - Dao sắc: 1 con/HS. - 1 kéo cắt cành. - 1 cây làm gốc ghép. -1 cành để lấy mắt ghép. - Dây buộc (ni lông). - Tranh vẽ về qui trình ghép. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:(không) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1:Giới thiệu bài thực hành. GV nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt:biết và làm được các thao tác kĩ thuật trong qui trình ghép cành. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Hoạt động 3: Thực hành. -GV: Giới thiệu và làm mẫu từng bước của qui trình ghép đoạn cành, vừa làm vừa giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật. -GV nhấn mạnh những yêu cầu kĩ thuật về thời vụ, chọn gốc ghép, cành ghép . . . Tiết 12 -GV: Yêu cầu 1-2 HS nhắc lại qui trình ghép đoạn cành. -HS: Nhắc lại. -GV: Tổ chức cho HS thực hành. Theo dõi, sửa chữa sai sót cho HS trong khi thực hành. Kết thúc giờ học, GV hướng dẫn HS thu dọn vật liệu , dụng cụ, làm vệ sinh nơi làm việc và vệ sinh cá nhân. I. Dụng cụ và vật liệu. HS chuẩn bị. II. Thực hành. -GV làm mẫu. -HS quan sát và thực hành theo GV. 4. Đánh giá kết quả: GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp: nêu lên ưu nhược điểm của từng nhóm, sau đó cho điểm các nhóm. 5. Dặn dò: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho tiết ghép chữ T. 6. Rút kinh nghiệm. Tuần 12 Ngày dạy Tiết 12 : THỰC HÀNH: ghép.(Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép chữ T. 2. Kỹ năng: Làm được các thao tác kĩ thuật trong qui trình ghép chữ T. 3. Thái độ: Có ý thức kỉ luật, trật tự vệ sinh, an tòan lao động trong và sau khi thực hành. II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: - Dao sắc: 1 con/HS. - 1 kéo cắt cành. - 1 cây làm gốc ghép. -1 cành để lấy mắt ghép. - Dây buộc (ni lông). - Tranh vẽ các thao tác ghép. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:(không) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1:Giới thiệu bài thực hành. GV nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt:biết và làm được các thao tác kĩ thuật trong qui trình ghép chữ T. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Hoạt động 3: Thực hành. -GV: Giới thiệu và làm mẫu từng bước của qui trình ghép chữ T, vừa làm vừa giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật. -GV nhấn mạnh những yêu cầu kĩ thuật về thời vụ, chọn gốc ghép, mắt ghép . . . -GV: Yêu cầu 1-2 HS nhắc lại qui trình ghép chữ T. -HS: Nhắc lại. -GV: Tổ chức cho HS thực hành. Theo dõi, sửa chữa sai sót cho HS trong khi thực hành. Kết thúc giờ học, GV hướng dẫn HS thu dọn vật liệu , dụng cụ, làm vệ sinh nơi làm việc và vệ sinh cá nhân. I. Dụng cụ và vật liệu. HS chuẩn bị. II. Thực hành. -GV làm mẫu. -HS quan sát và thực hành theo GV. 4. Đánh giá kết quả: GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp: nêu lên ưu nhược điểm của từng nhóm, sau đó cho điểm các nhóm. 5. Dặn dò: Chuẩn bài 7. 6. Rút kinh nghiệm. Tuần 13 Ngày dạy Tiết 13: KIỂM TRA THỰC HÀNH I. Trắc nghiệm (6 đ) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Phương pháp nhân giống hữu tính của cây ăn quả: Giâm cành Gieo hạt Ghép Chiết cành. Câu 2: Vườn ươm cây ăn quả được chhia làm mấy khu vực? 2 khu vực 3 khu vực 4 khu vực 5 khu vực Câu 3: Trồng cây mẹ lấy mắt ghép thuộc khu nào trong vườn ươm cây ăn quả? Khu cây giống Khu luân canh Khu ra ngôi gốc ghép Khu nhân giống Câu 4: Khó giữ được đặc tính cây mẹ, lâu ra hoa, quả là nhược điểm của phương pháp nhân giống: Vô tính Hữu tính Ghép cành Chiết cành Câu 5: Gắn một đoạn cành lên gốc của cây cùng họ là phương pháp nhân giống bằng cách: Chiết cành Gieo hạt Giâm cành Ghép Câu 6: Quy trình chiết cành gồm: a. 3 bứơc b. 4 bước c. 5 bước d. 6 bước Câu 7: Tách chồi là phương pháp nhân giống vô tính. a. Đúng b. Sai Câu 8:Giâm cành là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ. a. Đúng b. Sai Câu 9: Điền tiếp vào chỗ trống trong sơ đồ sau: Chăm sóc cành giâm Cắt cành giâm a) Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Chọn và cắt cành ghép b) II. Trắc nghiệm (4 đ) Câu 1: Hãy nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chiết cành và giâm cành.(3 đ) Câu 2: Hãy nêu quy trình chiết cành.(1đ) ĐÁP ÁN CÔNG NGHỆ 9 I. Trắc nghiệm (6 đ) Mỗi câu đúng đạt 0.5đ Câu 1: b Câu 5: d Câu 2: a Câu 6: c Câu 3: a Câu 7: a Câu 4: b Câu 8: a Câu 9: Mỗi từ điền đúng 0,5đ. a) Xử lí cành giâm, cắm cành giâm b) Ghép đoạn cành, kiểm tra sau khi ghép II. Trắc nghiệm (4 đ) Câu 1: Gồm 10 ý( Mỗi ý đúng đạt 0,3 đ) Câu 2: Gồm 5 ý( Mỗi ý đúng đạt 0,2 đ) Tuần 14 Ngày dạy Tiết 14: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. 2. Kỹ năng: Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng cây ăn quả có múi.. 3. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các giống cây điển hình. - Tranh vẽ kĩ thuật trồng và chăm sóc. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:(không) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Tiết 14 Hoạt động 1: Tìm hiểu các giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi. -GV: Hãy kể các loại cây ăn quả có múi? -HS: Cam, quýt, chanh, bưởi . . . -GV: Cho HS đọc phần I SGK và gọi HS trả lời: Hãy nêu giá trị của quả cây có múi. -HS: Trả lời. -GV: Chốt lại à ghi bảng. -HS: Ghi vở. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. GV giới thiệu và lưu ý HS về sự phân bố của rễ cây (loại rễ con hút chất dinh dưỡng) giúp HS hiểu biện pháp bón phân cho cây ăn quả có hiệu quả . GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ (hình 15 SGK) và nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. GV nhấn mạnh những yếu tố có vai trò quan trọng (nhiệt độ, độ ẩm, đất) đối với kĩ thuật trồng, chăm sóc cây. I. Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi. - Cung cấp chất dinh dưỡng: vitamin, đường, chất khoáng . . . - Lấy tinh dầu: vỏ cam, quýt . . . - Làm thuốc: vỏ cam, quýt . . . -Nguyên liệu cho nhà máy chế biến: làm nước quả, đóng hộp. II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. 1. Đặc điểm thực vật. - Loại cây có nhiều cành. - Rễ phát triển mạnh. - Hoa có mùi thơm, thường ra rộ cùng với cành non phát triển. 2. Yêu cầu ngoại cảnh. - Các loại cây ăn quả thường trồng vào vụ xuân và vụ thu (phía Bắc), múa mưa (phía Nam) - Nhiệt độ thích hợp 25 – 270C - Độ ẩm không khí: 70 – 80 % - Lượng mưa trung bình 1000 – 2000 mm/năm. - Aùnh sáng đủ, không ưa ánh sáng mạnh. - Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan. - Tầng đất dày, độ PH: 5,5 – 6,5 4. Củng cố: Hãy nêu giá trị dinh dưỡng và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. 5. Dặn dò: Chuẩn bị phần III. Trồng và chăm sóc. 6. Rút kinh nghiệm. Tuần 15 Ngày dạy Tiết 15 : KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi. 2. Kỹ năng: Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng cây ăn quả có múi.. 3. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các giống cây điển hình. - Tranh vẽ kĩ thuật trồng và chăm sóc. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu giá trị dinh dưỡng và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Tiết 14 Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi. GV cho HS làm quen với một số giống cây ăn quả có múi chủ yếu, những giống cây quí, đặc sản ở địa phương. -GV:Gợi ý cho HS nêu lên những phương pháp nhân giống cho từng loại cây. -HS: Trả lời theo sự hướng dẫn của GV. -GV: Tổng hợp và nhấn mạnh phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay là chiết và ghép. -GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi phần III.3 SGK. -HS: Trả lời. => GV chốt lại. => HS ghi vở. -GV: với những loại cây khác nhau thì khoảng cách trồng của chúng có giống nhau không? -HS: Trả lời (khác nhau) -GV: Việc chuẩn bị trồng như đào hố, bón phân lót cần được tiến hành như thế nào? -HS: Cần tiến hành sớm, đảm bảo cho cây con có điều kiện phát triển tốt. -GV: Kích thước hố là bao nhiêu? -HS: Rộng 60 – 80 cm, sâu 40 – 60 cm. -GV: Làm cỏ, vun xới nhằm mục đích gì? -HS: làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, sâu bệnh. -Gv: Cách bón phân thúc cho cây ăn quả có gì khác với cây trồng khác? -HS: Trả lời. -GV: Công việc tạo hình, sửa cành nhằm mục đích gì? -HS: Giúp cây phát triển cân đối . . . à tăng năng suất. -GV: Nhấn mạnh: để hạn chế sự thiệt hại , phải phát hiện sớm, tổ chức phòng trừ kịp thời, hạn chế dùng thuốc hoá học . . . Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản. -GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi :+ Thu hoạch quả cần đảm bảo những yêu cầu gì? + Có những phương pháp nào thường dùng trong bảo quản? Để bảo quản quả được lâu phải làm gì? -HS: Nghiên cứu SGK và trả lời từng câu hỏi của GV. -GV: Nhận xét. III. Kĩ thuật trồngvà chăm sóc. 1. Một số giống cây ăm quả có múi trồng phổ biến. (SGK) 2. Nhân giống cây. Gồm chiết cành và ghép. 3.Trồng cây. a) Thời vụ: - Các tỉnh phía Bắc: tháng 2 – 4 hoặc tháng 8 - 10 - Các tỉnh phía Nam: tháng 4 – 5 (đầu mùa mưa) b) Khoảng cách trồng: Tuỳ từng loại cây, chất đất. c) Đào hố, bón phân lót: Kích thước hố rộng từ 60 – 80 cm, tuỳ theo địa hình, loại đất. 4. Chăm sóc: Làm cỏ, vun xới. Bón phân thúc. Tưới nước. Tạo hình sửa cành. Phòng trừ sâu, bệnh. Tóm lại đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về cách trồng, chăm sóc để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. IV. Thu hoạch, bảo quản. 1. Thu hoạch. Đúng độ chín. 2. Bảo quản. Bảo quản trong kho lạnh, không xếp chồng lên nhau . . . 4. Củng cố: Hãy nêu các biện pháp về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài :KĨ THUẬT TRẦNG CÂY NHÃN. 6. Rút kinh nghiệm. Tuần 16 Ngày dạy Tiết 16: KĨ THUẬT TRẦNG CÂY NHÃN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. 2. Kỹ năng: Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch, bảo quản của cây nhãn. 3. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các giống cây nhãn phổ biến. - Tranh vẽ kĩ thuật trồng và chăm sóc. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu các giá trị dinh dưỡng của quả nhãn. -GV cho HS đọc phần I SGK và gọi HS tóm tắt giá trị dinh dưỡng của quả nhãn. -HS: Trả lời câu hỏi của GV. -GV: Đưa ra những số liệu về thu thập của việc trồng cây nhãn à giá trị kinh tế của việc trồng nhãn so với các cây ăn quả khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. GV giới thiệu và lưu ý HS về sự phân bố của rễ cây. Gồm 3 loại hoa trên một chùm hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu và nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây nhãn. -GV nhấn mạnh những yếu tố có vai trò quan trọng như (nhiệt độ, độ ẩm, đất) đối với kĩ thuật, chăm sóc cây. Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. GV cho HS quan sát hình 18 SGK về một số giống nhãn và yêu cầu HS nêu lên các giống nhãn khác mà HS biết. GV bổ sung và tổng hợp lại ý kiến phát biểu của HS. GV hướng dẫn HS phân tích kĩ các khâu kĩ thuật chủ yếu là:Nhân giống là khâu quan trọng (chiết cành và ghép) GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi về thời vụ thích hợp để trồng nhãn ở từng vùng nước ta. -HS: Trả lời câu hỏi của GV. -GV: Chốt lại (phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng sinh thái) -GV: Khoảng cách trống ở từng loại đất có giống nhau không? -HS: Khác nhau. Dựa vào bảng 5, GV hướng dẫn HS tìm hiểu kích thước hố và khối lượng phân bón từng vùng. Trong các biện pháp chăm sóc, GV cần chú ý cho HS khâu bón phân thúc theo hhình chiếu tán cây kết hợp với tưới nước, xới cỏ, vun gốc. Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến. -GV cần cho HS nắm được những yêu cầu và biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến. -HS: Thu hoạch vào buổi sáng (chiều) trong ngày nắng ráo (vì lúc này trời râm mát nên không ảnh hưởng đến cây) I. Các giá trị dinh dưỡng của quả nhãn. - Aên quả tươi hoặc sấy khô. - Nước giải khát, đồ hộp. - Làm thuốc. II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. 1. Đặc điểm thực vật. - Rễ cọc. - Lá kép lông chim. - Hoa xép thành chùm ở ngọn và nách lá gồm: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính trên một chùm. 2. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ thích hợp 21 – 270C - Lượng mưa trung bình 1200 mm/năm. - Độ ẩm không khí: 80 – 85 % - Aùnh sáng đủ, không ưa ánh sáng mạnh. - Đất: không kén đất. III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc. 1. Một số giống cây nhãn phổ biến. (SGK) 2. Nhân giống cây. Phương pháp nhân giống chủ yếu là chiết cành và ghép. 3. Trồng cây. a) Thời vụ. Phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng sinh thái. b) Khoảng cách. Tuỳ từng loại đất. c) Đào hố, bón phân lót. Kích thước hố tuỳ từng loại đất. 4. Chăm sóc. - Làm cỏ, vun xới. - Bón phân thúc. -Tưới nước. -Tạo hình, sửa cành. -Phòng trừ sâu bệnh. III. Thu hoạch, bảo quản, chế biến. 1. Thu hoạch. - Đúng độ chín. - Thu hoạch vào buổi sáng (chiều) 2. Bảo quản. - Bảo quản nơi râm mát. - Cho vào hốp cactông hoặc vào kho lạnh. 3. Chế biến. Sấy khô. 4. Củng cố: Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: Chuẩn bị trước bài: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY VẢI. 6. Rút kinh nghiệm. Tuần 17 Ngày dạy Tiết 17: KĨ THUẬT TRẦNG CÂY VẢI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được giá trị dinh dưỡng của quả vải, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải. 2. Kỹ năng: Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch, bảo quản của cây vải. 3. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các giống cây vải phổ biến. - Tranh vẽ kĩ thuật trồng và chăm sóc. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nâu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. - Hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây nhãn. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu các giá trị dinh dưỡng của quả vải. -GV: Yêu cầu HS nêu giá trị dinh dưỡng của quả vải. -HS: Chứa các chất đường, vitamin, chất khoáng. -GV: Chốt lại . -HS: Ghi vở. -GV: Đưa ra những số liệu về thu thập của việc trồng cây vải của nhân dân địa phương hay các nơi khác để minh hoạ cho HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải. -GV: Cây vải đựơc trồng bằng những phương pháp nào? - HS: Hạt, cành chiết hoặc ghép. -GV: Rễ cây vải ăn sâu hay ăn nông? -HS: Rễ ăn sâu (hạt), rễ ăn nông (cành chiết) -GV: Cần nhấn mạnh đến các yếu tố nhiệt độ và nước nhất là ở thời kì phân hoá mầm hoa. Cây vải có thời gian (tháng 11,12,1) yêu cầu nhiệt độ thấp dưới 130C. Năm nào mùa đông ít lạnh thì vải ra hoa kém. Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây vải. GV cho HS phát hiện thêm các giống vải đang trồng ở địa phương và nơi khác. GV nhấn mạnh: nhân giống là khâu quan trọng, phải được chuẩn bị sớm và đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Phương pháp nhân giống phổ biến là chiết cành và ghép. Trong cac biện pháp chăm sóc, cần nhấn mạnh đến khâu bón phân thúc cho cây (số lần bón, khối lượng phân một lần bón) Việc phòng trừ sâu, bệnh phải được tiến hành sớm, kịp thời, đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến. GV nhấn mạnh các yêu cầu về kĩ thuật trong việc bẻ cành vải để đảm bảo cho cây vẫn ra hoa, quả nhiều ở vụ sau.Đồng thời áp dụng các phương pháp bảo quản chế biến quả vải có hiệu quả . I. Các giá trị dinh dưỡng của quả vải. Là cây đặc sản ở tỉnh đồng bằng sông Hồng. -Aên quả tươi hoặc sấy khô. -Chế biến nước giải khát, đóng hộp. -Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. -Mật hoa nuôi ong. -Cho bóng mát. II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. 1. Đặc điểm thực vật. - Trồng bằng hạt, cành chiết và ghép. - Rễ ăn sâu (hạt), rễ ăn nông (cành chiết). - Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. 2. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ thích hợp 24 – 290C. Nhiệt độ thích hợp cho việc ra hoa, thụ phấn 18 – 240C - Lượng mưa trung bình 1250 mm/năm. - Độ ẩm không khí: 80 – 90 %, chịu hạn. - Aùnh sáng: chịu nắng. - Đất:phù sa, đất đồi, thích hợp nhất là đất phù sa, đất đồi, thích hợp nhất là đất phù sa có tầng đất dày, độ PH 6 – 6,5. III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc. 1. Một số giống cây vải phổ biến. Vải chua, vải thiều, vải lai giữa vải chua và vải thiều. 2. Nhân giống cây. Chiết cành và ghép cành và ghép mắt. 3. Trồng cây. a) Thời vụ. - Vụ xuân từ tháng 2 àtháng 4. - Vụ thu từ tháng 8 à tháng 9. b) Khoảng cách. Tuỳ từng loại đất. c) Đào hố, bón phân lót. Đào hố, bón phân lót trước khi trồng một tháng, kích thước hố, khối lượng phân tuỳ từng loại đất. 4. Chăm sóc. a) Làm cỏ, vun xới. Kết hợp trồng xen các cây họ đậu. b) Bón phân thúc. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch, bón phân theo hình chiếu tán cây. c)Tưới nước. Thường xuyên, hạn chế khi cây ra hoa. d)Tạo hình, sửa cành. Cắt cành vượt, cành sâu bệnh. e)Phòng trừ sâu bệnh. Giống cây nhãn. III. Thu hoạch, bảo quản, chế biến. 1. Thu hoạch. - Đúng độ chín, bẻ từng chùm quả 2. Bảo quản. Bảo quản nơi khô thoáng, cho vào hộp cactông, túi nilông. 3. Chế biến. Sấy khô ở nhiệt độ từ 500C – 600C. 4. Củng cố: Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết kiểm tra ôn tập. 6. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_11_17.doc
Giáo án liên quan