Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 19: Kĩ thuật trồng cây xoài và cây chôm chôm

A- Mục tiêu.

- Biết được giá trị dinh dưỡng của cây xoài, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài, cây chôm chôm.

- Hiểu đượccác biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch, bảo quản và chế biến quả xoài, quả chôm chôm.

- Có ý thức học tập hăng say và yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

B- chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu SGK, SGv và các tài liệu tham khảo, Chuẩn bị các hình vẽ liên quan đến nội dung bài học.

HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 10 SGK, tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài, cây chôm chôm ở gia đình và địa phương.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

3- Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 19: Kĩ thuật trồng cây xoài và cây chôm chôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết19. Tuần19 Thứngàythángnăm 200. Bài 10 Kĩ thuật trồng cây xoài và cây chôm chôm. A- Mục tiêu. Biết được giá trị dinh dưỡng của cây xoài, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài, cây chôm chôm. Hiểu đượccác biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch, bảo quản và chế biến quả xoài, quả chôm chôm. Có ý thức học tập hăng say và yêu thích nghề trồng cây ăn quả. B- chuẩn bị. GV: Nghiên cứu SGK, SGv và các tài liệu tham khảo, Chuẩn bị các hình vẽ liên quan đến nội dung bài học. HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 10 SGK, tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài, cây chôm chôm ở gia đình và địa phương. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Xoài là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở nước ta để lấy quả, lấy gỗ, che phủ đất, chống xói mòn. Quả xoài, quả chôm chôm chín có màu sắc hấp dẫn, ăn ngon, mùi thơm, được nhiều người ưa thích nên xoài được coi là cây ăn quả quý đang được phát triển mạnh ở nước ta. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài, cây chôm chôm. Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của quả Xoài, quả Chôm chôm Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả xoài, quả chôm chôm? Giá trị dinh dưỡng của quả Xoài. Đường chiếm từ 11 đến 12, chứa nhiều vitamin, chất khoáng, axit hữu cơ, có thể dùng để ăn tươi, chế biến nước uống, đóng hộp Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm.. Quả chôm chôm chứa nhiều Potein, chất béo, gluco, vitamin, chất khoáng Hoạt động3: Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. Để trồng Xoài chúng ta cần hiểu những đặc điểm gì về cây xoài? Hãy nêu tóm tắt về yêu cầu ngoại cảnh của cây Xoài? Dựa vào đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây Xoài GV đưa ra đặc điẻm của cây Chôm Chôm. * Đặc điểm thực vật của cây Xoài. Rẽ ăn sâu nên khả năng chịu hạn tốt, rễ to tập trung trên tầng đất mặt từ o đến 50cm. Hoa ra từ đầu ngọn cành thành từng chùm gồm có hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. * Yêu cầu ngoại cảnh của cây Xoài. Nhiệt độ thích hợp 24 đến 26 độ. Lượng mưa 1000 đến 1200mm, cần có mùa khô để phân hoá mầm hoa. ánh sáng cần đủ sáng. Đất: Phù hợp với nhiều loại đất đặc biệt là đất phù sa, đất ven sông Độ PH từ 5,5 đến 6,5. Hoạt động 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc. GV yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK và kiến thức thực tế hãy kể tên một số giống cây xoài phổ biến? ? Trong thực tế người ta thường nhân giống cây Xoài bằng những phương pháp nào? GV yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ thuật trồng cây xoài ở thực tế gia đình và điại phương? Chúng ta cần phải chăm sóc cây xoài như thế nào? Gv giới thiệu các biện pháp chăm sóc đối với cây chôm chôm và yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu trong SGK. Một số giống cây Xoài phổ biến. Xoài cát, Xoài thơm, Xoài bưởi, Xoài thanh ca, Xoài Yên Châu Nhân giống: Sử dụng 2 phương pháp: Gieo hạt. Ghép. Trồng cây. Thời vụ: Vụ Xuân, Mùa mưa. Khoảng cách: Tuỳ từng loại đất và tuỳ từng giống cây. Đào hố và bón lót: Tuỳ từng loại đất và tuỳ từng giống cây. Chăm sóc. Làm cỏ, vun xới: Nhặt cỏ và vun xới quanh gốc cây. Bón phân thúc: N-P-K theo tỉ lệ 1-1-1từ 300 đến 500g cho 1 gốc cây. Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên khi cây cò nhỏ và vào mùa khô, Tạo hình, sửa cành: Cần tỉa sớm những cành nhỏ, cành sâu, cầnh thấp Phòng trừ sâu bệnh: Cần làm thường xuyên và lấy biện pháp canh tác làm biện pháp chủ yếu. Hoạt động 5: Thu hoạch- Bảo quản. Cần thu hoạch và bảo quản quả xoài như thế nào để đảm bảo chất lượng? GV yêu cầu học sinh nêu các biện pháp thu hoạch và bảo quản đối với cây chôm chôm. Thu hoạch: Đúng độ chín,khi quả có màu vàng da cam, có mùi thơm, thịt quả màu vàng. Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng, nhiệt độ thấp. 4- Củng cố. Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. ? Cây xoài, cây chôm chôm có những đặc điểm sinh học gì, chúng có liên quan gì đến kĩ thuật trồng và chăm sóc? 5-Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và trả lời câu hỏi cuối bài vào vở. Chuẩn bị bài 12. . Hết tuần 19.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_19_ki_thu.doc
Giáo án liên quan