Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2, Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.

 - Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.

 - Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý.

 2. Kỹ năng

 - Quan sát, tìm hiểu và phân tích.

 3. Thái độ

 - Say mê hứng thú ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên :

 - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ.

 2. Học sinh :

 - Sách giáo khoa, vở ghi, học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới

 - Sưu tầm một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ.

III. Tiến trình bài dạy

 1.Kiểm tra bài cũ :

 (?) Em hãy lấy ví dụ về các vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện mà em đã học ?

 TL : - Vật liệu dẫn điện : Đồng, nhôm, vàng, bạc.

 - Vật liệu cách điện : Cao su, nhựa, gỗ khô.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2, Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 9A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 9B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Tiết 2: Bài 2 VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện. - Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu. - Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý. 2. Kỹ năng - Quan sát, tìm hiểu và phân tích. 3. Thái độ - Say mê hứng thú ham thích môn học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa, vở ghi, học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới - Sưu tầm một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ. III. Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ : (?) Em hãy lấy ví dụ về các vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện mà em đã học ? TL : - Vật liệu dẫn điện : Đồng, nhôm, vàng, bạc..... - Vật liệu cách điện : Cao su, nhựa, gỗ khô..... 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung về dây dẫn điện GV : Đưa cho học sinh một số dây điện và treo tranh hình 2.1 SGK . ? Em hãy kể tên một số loại dây dẫn điện mà em biết ? GV : Cho học sinh làm việc theo nhóm làm bài tập phân loại dây dẫn điện theo bảng 2.1 SKG. GV : Kết luận lại bài tập trên bằng cách treo bảng phụ cho học sinh so sánh GV : Để tránh học sinh nhầm lẫn giữa khái niện lõi và sợi giáo viên đặt câu ? ? Em hãy phân biệt lõi và sợi của dây dẫn điện ? GV : Cho học sinh làm bài tập điền từ vào chỗ trống trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện GV: Treo tranh hình 2-2 SGK và mẫu vật kết hợp cho học sinh đọc thông tin. ? Dây dẫn điện được bọc cách điện có cấu tạo như thế nào ? GV : có thể dẫn dắt hoc sinh rút ra kết luận về cấu tạo dây dẫn điện gồm có : Lõi dây, phần cách điện và vỏ bọc cơ học. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cách sử dụng dây dẫn điện GV : Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK tìm hiểu về cách sử dụng dây dẫn điện sao cho hợp lí,các cách lưu ý khi sử dụng dây dân điện. GV : Cho học sinh quan sát bảng mã kí hiệu dây dẫn điện thiết kế mạng điện. Hoạt động 4 : Tìm hiểu về dây cáp điện và vật liệu cách điện GV : yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK tìm hiểu về dây cáp điện,về cấu tạo và cách sử dụng dây cáp điện GV cho học sinh tìm hiểu thêm về vật liệu cách điện làm bài tập SGK - 12 HS : Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi trên. HS : Làm bài tập theo nhóm sau đó đưa bài tập các nhóm so sánh HS : Làm bài cá nhân theo khái niện phân biệt lõi và sợi,từ đó làm bài tập trong sách giáo khoa. HS : Đọc thông tin và quan sát tranh vẽ. HS suy nghĩ dựa trên tài liệu trong sách giáo khoa,trả lời câu hỏi của GV. Các cá nhân sau khi tìm hiểu về cấu tạo của dây dẫn điện ghi nội dung tìm hiểu được vào vở. HS : Đọc nội dung SGK tìm hiểu về cách sử dụng dây dẫn điện,cách lựa chọn dây dẫn điện sao cho hợp lí nhất đối với từng mục đích sử dụng. HS tìm hiểu nội dung SGK tìm hiểu thêm về dây cáp điện và vật liệu cách điện. I.DÂY DẪN ĐIỆN 1. Phân loại - Có loại dây dẫn trần, dây dẫn bọc cách điện, dây dẫn lõi nhiều sợi, dây dẫn lõi 1 sợi. - Lõi là phần trong của dây, lõi có thể có 1 sợi hay nhiều sợi. 2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện. - Gồm 2 phần : + Lõi : thường làm bằng đồng hoặc nhôm, được chế tạo 1 sợi hoặc nhiều sợi. + Vỏ cách điện : gồm 1 lớp hoặc nhiều lớp thường làm bằng cao su hoặc chất cách điện tổng hợp (PVC) - Vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có mài sắc khác nhau để rễ phân biệt và trong khi sử dụng. 3. Sử dụng dây dẫn điện - Việc lựa chọn dây dẫn cần tuân thủ theo bảng thiết kế, trong thiết kế dây dẫn thường được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ : Dây dẫn bọc cách điện thường là M(nxF) trong đó : M là lõi đồng, n là số lõi dây, F là tiết diện của dây lõi (mm2) - Đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện : M(2x1,5), A(2x2) II.DÂY CÁP ĐIỆN 1.Cấu tạo : SGK - 11 2.Sử dụng cáp điện : SGK – 11/12 III.VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN : 3.Củng cố: - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời trong phần củng cố nội dung bài học: (?) Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện ? (?) Em hãy cho biết tạo sao lớp vỏ cách điện thường có màu sắc khác nhau ? (?) Trong quá trình sử dụng ta cần chú ý những điểm gì ? 4.Dặn dò : - Học bài theo SGK, vở ghi, trả lời các câu ? ở cuối bài - Tìm và đọc thêm một số thông tin ở dây điện điện dựa theo bảng 1

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_2_bai_2_vat_lieu_dien_dung_tron.doc
Giáo án liên quan