Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà - Tạ Trường Yên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - học sinh biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

 - Biết sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt dây dẫn điện và dây cáp điện

3. Thái độ:

 - Tìm tòi sáng tạo ham học hỏi và yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

 - Một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện.

 - Một số vật liệu cách điện của mạng điện.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số : 9A1. . . . . . . . . . . . vắng:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 9A2. . . . . . . . . . . . vắng:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 9A3. . . . . . . . . . . . vắng:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà - Tạ Trường Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2009 Ngày giảng: 9A1: .../.../2009; 9A2: .../.../2009; 9A3: .../.../2009 Tiết 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà I. mục tiêu 1. Kiến thức: - học sinh biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. - Biết sử dụng một số vật liệu điện thông dụng. 2. Kỹ năng: - Phân biệt dây dẫn điện và dây cáp điện 3. Thái độ: - Tìm tòi sáng tạo ham học hỏi và yêu thích môn học II. Chuẩn bị - Một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện. - Một số vật liệu cách điện của mạng điện. III. tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp Sĩ số : 9A1. . . . . . . . . . . . vắng:. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9A2. . . . . . . . . . . . vắng:. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9A3. . . . . . . . . . . . vắng:. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Kiểm tra - Nêu những nội dung lao động của nghề điện dân dụng - Để trở thành người thợ điện em cần phải phấn đấu rèn luyện như thế nào? 4. Bài học Đặt vấn đề: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện gồm dây dẫn điện, dây cáp điện và những vật liệu cách điện. Vậy những vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà bao gồm những vật liệu gì? chúng ta cùng nghiên cứu bài học “ vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà” Hoạt động 1: Tìm hiểu về dây dẫn điện I. Dây dẫn điện 1. Phân loại Học sinh tìm hiểu và phân loại dây dẫn điện ghi vào bảng 1-2 SGK -trầnbọc cách điện. -nhiều lõinhiều sợi 2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên - Dây dẫn điện gồm lõi và vỏ - Lõi thường làm bằng đồng hoặc nhôm - Lõi dùng để dẫn điện - Vỏ dùng để cách điện Vỏ dây dẫn thường có màu khác nhau để dễ dàng khi sử dụng 3. Sử dụng dây dẫn điện Học sinh tìm hiểu bài - M là vật liệu làm lõi - n là số lõi dây. - F là tiết diện lõi. Học sinh khắc sâu chú ý + Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn điện để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng + Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài (dây dẫn có phích cắm điện) Em hãy kể một số dây dẫn điện mà em biết? Cho học sinh làm việc theo nhóm để phân loại dây dẫn điện. Để khắc sâu kiến thức giáo viên cho học sinh điền vào ô trống - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu cấu tạo và trả lời câu hỏi + Dây dẫn gồm mấy phần? + Lõi thường làm bằng vật liệu gì? + Vỏ làm bằng vật liệu gì? + Các phần có tác dụng gì? + Ngoài cấu tạo ra dây dẫn còn có đặc điểm gì không? - Tại sao trên vỏ dây dẫn thường có màu khác nhau - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật Gọi học sinh đọc ký hiệu M(2x1,5) - Giáo viên lưu ý học sinh 2 điểm khi sử dụng như sách giáo khoa Hoạt động 2: Tìm hiểu dây cáp điện II. Dây cáp điện Học sinh phân biệt dây dẫn điện và dây cáp điện 1. Cấu tạo Cấu tạo gồm 2 phần + Lõi(1) bằng đồng hoặc nhôm. + vỏ cách điện (2) bằng nhựa hoặc cao su + Vỏ bảo vệ được chế tạo phù hợp với môi trường làm việc: chịu nhiệt, chịu nặn, chịu ăn mòn 2. Sử dụng dây cáp điện Học sinh liên hệ thực tế Nêu lên phạm vi sử dụng của dây cáp điện Giáo viên đưa ra một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện để học sinh phân biệt Cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm hiểu và mô tả cấu tạo dây cáp điện Cho học sinh liên hệ với thực tế từ đó kết luận về phạm vi sử dụng Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu cách điện III. Vật liệu cách điện Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên - Vật liệu cách điện là vật liệu ngăn không cho dòng điện chạy qua - Vật liệu cách điện gồm: + Pu li sứ + ống luồn dây dẫn + Vỏ cầu chì + Vỏ đui đèn + Mica Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Vật kiệu cách điện là gì? Yêu cầu học sinh quan sát mạng điện ở trong lớp chỉ rõ đâu là vật liệu cách điện Tại sao phải có vật liệu cách điện? Những vật liệu cách điện phải đảm bảo những yêu cầu gì? Cho học sinh làm bài tập gạch chéo vào ô trống chỉ vật liệu cách điện ở sách giáo khoa Giáo viên cho học sinh quan sát một số vật liệu cách điện (nếu có) và nêu tên gọi. Hoạt động 4: Củng cố bài học và hướng dẫn về nhà - Cho học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa - Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_2_vat_lieu_dung_trong_lap_dat_m.doc
Giáo án liên quan