I. Mục tiêu
- Dạy xong bài này học sinh cần đạt được
+ Hiểu được sự cần thiết, kiểm tra an toàn trong mạngđiện trong nhà
+ Hiểu được các kiêmt tra an toàn mạng điẹn trong nhà
+ Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điẹn của mạng điện trong nhà
II. Chuẩn bị
- Một số mẫu đây dẫn điện cũ và mới.
- Một số thiết bị điều khiểm và bảo vệ của mạng điện như cầu trì, ổ cấm.
- Bút thử điện
II. Tiến trình lên lớp
1. ổn định( 1/)
- Kiểm tra sĩ số
- ổn định trật tự
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 29-33 - Trịnh Thị Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: 5/4/200
Tiết 29
Ngày dạy:12/4/2007
Bài 11
Lắp đặt dây dẫn của mạng điệnh trong nhà
I. Mục tiêu
- Dạy xong bài này học sinh cần đạt được
+ Biết được một số phương pháp lắp đặt đây đẫn điện của mạng điện trong nhà
+ Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau
II. Chuẩn bị
- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn điịen trong nhà
- Một số mẫu đay dẫn điện
II. Tiến trình lên lớp
1. ổn định( 1/)
- Kiểm tra sĩ số
- ổn định trật tự
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
ĐVĐ: Đường dây dẫn điện là toàn bộ các dây dẫn điện, cáp cùng với các chi tiết gia cố, các kết cấu và các chi tiết bảo vệ phù hợp với các chi tiết lắp đặt điên . Theo qui tắc lắp đặt điện, mạng điện trong nhà có hai kiểu: lắp đặt kiểu nổi và kiểu ngầm.Để hiểu rõ hai cách lắp đặt này chúng ta cùng nghiên cứu bài: Lắp đặt dây dẫn điện
Hoạt động của Gv – hs
Tg
Nội dung
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi, dây dẫn được đặt trong ống cách điện PVC và trên sứ cách điện
GVnhấn mạnh cho hs hiểu được việc lựa chọn phương pháp
?Hãy nêu một số yêu cầu để người ta lựa chọn phương pháp lắp đặtdây dẫn kiẻu nổi?
HS - ĐK môi trường lắp đặt dây dẫn
Yêu cầu kỹ thuật của đường dây dẫn điện
Yêu cầu của người sử dụng
? Theo em các vật liệu , phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC ?HS- ống nói chữ T, ống nối chữ L, ống nối thẳng, kẹp đỡ ống
?Các phụ kiện kèm theo ống PVC có công dụng gì?
HS - ống nói chữ L: sử dụng khi nối hai ống vuông góc với nhau
- ống nối chữ T: dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ
- ống nối thẳng dùng để nối hai ống luồn dây với nhau
- kẹp đỡ ống Dùng để cố định óng luồn dây dẫn trên đường
?Theo em các vật liệu , phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn điện trên Puli sứ, kẹp sứ là gì?
HS - Đường dây phải song song với vật kiến trúc
Tổng diện tích của dây dẫn trong ống không vượt quá 40 % tiết diện ống
Không dùng các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống
Cấm không được nối dây ở trong đường ống
Bảng điện phải cách mặt đất 1,3 – 1,5m,
GV cho học sinh tìm hiểu về PP lắp đặt dây dẫn ngầm qua tranh ảnh
? theo em hiểu MĐSH được lắp đặt ngầm là như thế nào?
HS – Là dây dẫn đặt trong ống , trong cấc rãnh ngầm trong tường , trần, sàn bêtông
GV nhấn mạnh
Việc lắp đặt ngầm phải đảm bảo các yêu cầu
- Tiến hành lắp đặt trong môi trường khô ráo. Trong mọi trường hợp đặy dây dẫn trực tiếp trên rãnh tường hoặc trong ống đều phải dùng hộp nối dây ở chỗ nối đường ống
Số dây hoặc tiết diện dây dẫn phải dự tính tăng thêm nhu cầu tiêu thụ diịen sau này nhưng không vượt quá 40 %tiết diện ống
- Bên trong ống phải sạch, miệng ống phải nhẵn
- Không dùng chung dây dẫn điện xoay chiều và một chiều và các đường dây không cùng cấp điện áp vào chung một ống
- Bán kính cong của ống khi đặt trong bêtông không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống
- Tất cả các ống đều phải nối đát
20/
17/
I. Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi
* Khi lựa chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi cần chú ý một số yêu cầu
- ĐK môi trường lắp đặt dây dẫn
-Yêu cầu kỹ thuật của đường dây dẫn điện
- Yêu cầu của người sử dụng
* Các vật liệu , phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC
- ống nói chữ T
- ống nối chữ L,
- ống nối thẳng
- kẹp đỡ ống
Các vật liệu , phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn điện trên Puli sứ, kẹp sứ
- Đường dây phải song song với vật kiến trúc
- Tổng diện tích của dây dẫn trong ống không vượt quá 40 % tiết diện ống
- Không dùng các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống
- Cấm không được nối dây ở trong đường ống
- Bảng điện phải cách mặt đất 1,3 – 1,5m
- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống
- Đường dây dẫn xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ
II. Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm
Là dây dẫn đặt trong ống , trong cấc rãnh ngầm trong tường , trần, sàn bêtông
*Việc lắp đặt ngầm phải đảm bảo các yêu cầu
- Tiến hành lắp đặt trong môi trường khô ráo. Trong mọi trường hợp đặy dây dẫn trực tiếp trên rãnh tường hoặc tong ống đều phải dùng hộp nối dây ở chỗ nối đường ống
Số dây hoặc tiết diện dây dẫn phải dự tính tăng thêm nhu cầu tiêu thụ diịen sau này nhưng không vượt quá 40 %tiết diện ống
- Bên trong ống phải sạch, miệng ống phải nhẵn
- Không dùng chung dây dẫn điện xoay chiều và một chiều và các đường dây không cùng cấp điện áp vào chung một ống
- Bán kính cong của ống khi đặt trong bêtông không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống
- Tất cả các ống đều phải nối đát
4. Củng cố:5/
Gv yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
5. hướng dẫn về nhà:2/
- Học theo các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài 12
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 9 tháng 4 năm 2007
Giám hiệu kí duyệt
Tuần 30
Ngày soạn: 15/4/200
Tiết 30
Ngày dạy:19/4/2007
Bài 12
Kiểm tra an toàn mạng điẹn trong nhà
I. Mục tiêu
- Dạy xong bài này học sinh cần đạt được
+ Hiểu được sự cần thiết, kiểm tra an toàn trong mạngđiện trong nhà
+ Hiểu được các kiêmt tra an toàn mạng điẹn trong nhà
+ Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điẹn của mạng điện trong nhà
II. Chuẩn bị
- Một số mẫu đây dẫn điện cũ và mới.
- Một số thiết bị điều khiểm và bảo vệ của mạng điện như cầu trì, ổ cấm...
- Bút thử điện
II. Tiến trình lên lớp
1. ổn định( 1/)
- Kiểm tra sĩ số
- ổn định trật tự
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của Gv – hs
Tg
Nội dung
? Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nàh em là loại dây gì? có bị trùng, võng xuống không.
? Theo em cỡ dây điện như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không.
? Nếu dây dẫn điện vào nhà em gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn thì phải sử lý như thế nào?
HS Thảo luận
GV kết luận: Dây dẫn điện vào các căn hộ tiêu thụ có vỏ cách điện cao su thiết diện lõi là 4 ly ( 4mm2). Nếu là lõi đồng và 6 ly nếu là lõi nhôm. Như vậy cỡ dây này đảm bảo cho dòng điện sử dụng vì nó cho phét dòng điện 35 A đi qua. Nếu dây dẫn điện vào nhà gần các cành cây thì không an toàn vì mưa bão cành gẫy làm đứt dây điện rất guy hiểm cho người và các phương tiện qua lại, vì vậy phải sử lý bằng cách chặt quang các cành cây gần dây dẫn điện.
GV hướng dẫn HS kiểm tra dây dẫn điện trong nhà qua việc đặt câu hỏi
- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây trần vì rất nguy hiểm đến tính mạng con người tronh nhà. Nếu dây dần cũ, có vết nứt, hở cách điện phải thay dây mới
- GV hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn có chắc chắn hay bị dập vỡ không và nếu bị giập vỡ thì phải thay thế.
HS tiến hành kiểm tra theo yêu cầu GV
20/
1- Kiểm tra dây dẫn điện.
- Dây dẫn điẹn trong nhà có nên dùng dây trần không?
? Em hãy kiểm tra xem dây điện có cũ không? Có những vết nứt và hở cách điện không? Nếu có cần xử lý như thế nào.
Lưu ý: Dây dẫn không được buộc lại với nhau để tránh làm nhiệt độ tăng có thể hỏng lớp cách điện
2- Kiểm tra cách điện của mạng điện
- kiểm tra các ống luồn dây xem có bị dập vỡ không nếu bị dập vỡ cần sử lý như thế nào
4. Củng cố:5/
- Tại sao phải kiểm tra định lỳ an toàn điện của mạng điẹn trong nhà.
5. hướng dẫn về nhà:2/
- Học theo các câu hỏi trong SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 9 tháng 4 năm 2007
Giám hiệu kí duyệt
Tuần 31
Ngày soạn: 15/4/200
Tiết 31
Ngày dạy:26/4/2007
Bài 12
Kiểm tra an toàn mạng điẹn trong nhà
I. Mục tiêu
- Dạy xong bài này học sinh cần đạt được
+ Hiểu được sự cần thiết, kiểm tra an toàn trong mạngđiện trong nhà
+ Hiểu được các kiêmt tra an toàn mạng điẹn trong nhà
+ Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điẹn của mạng điện trong nhà
II. Chuẩn bị
- Một số mẫu đây dẫn điện cũ và mới.
- Một số thiết bị điều khiểm và bảo vệ của mạng điện như cầu trì, ổ cấm...
- Bút thử điện
II. Tiến trình lên lớp
1. ổn định( 1/)
- Kiểm tra sĩ số
- ổn định trật tự
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của Gv – hs
Tg
Nội dung
? Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì? Thường được lắp ở đâu
HS: Cầu dao thường được lắp ở đầu đường dây chính. Cầu chì được lắp ở dây pha để bảo vệ cho các thiét bị và đồ dùng điện. Công tắc được lắp trước các mạch điện./ ổ cắm điện lắp ở những nơi thuận tiện và an toàn cho việc sử dụng đồ dùng điện. Phích điện lắp trực tiếp với các đồ dùng điện để lấy điện từ ổ cắm điện.
- GV cho HS đưa ra cách khắc phục cột b cho cách trường hợp cột a.
HS thảo luận
GV kết luận
? Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì cháy
- GV nhấn mạnh cho HS biết việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết, nhiều tai nạn điện sảy ra lò do sử dụng đồ dùng điện không an toàn điện.
- GV đưa ra một vài đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện như : hỏng dây dẫn, phích cắm; bị rò điện, GV cho HS dùng bút thử điện để kiểm tra.
GV hướng dẫn HS quan sát kiểm tra cách điện đồ dùng điện.
- GV cho HS thoả luận về cách kiểm tra các đồ dùng điện
20/
1- Kiểm tra các thiết bị điện
a- Cầu dao, cung tắc
Hộy đưa ra những các khắc phục ( Cột b cho các trường hợp cột a.
Nếu vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ phải thay vỏ mới.
Nếu mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiết xúc không tốt hoặc lỏng phải tháo ra nối lại mối nối.
- Nếu ốc viết sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra, phải dùng tô vít vặt trặt lại, nếu ốc vít trpnf phải thay ốc mới.
b- Cầu chì
Cầu chì phải đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị và đồ dùng điện.
Cầu chì phải có nắp che không để hở.
Kiểm tra sự phù hợp của số liệu định mức cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện
c- ổ cắm điện và phích cắm điện
- Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phaie chắc chấn, đẩm bảo phải tiếp xúc tốt với các ỏ cực của ổ cắm điện.
- Các đầu dây nối của ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện.
- Nếu mạng điện dùng nhiều các điện áp khác nhau thì nên dùng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau.
Không nên đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoạc nhiều bụi.
2- Kiểm tra các đồ dùng điện.
Kiểm tra các bộ phận các điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên ven. Chi tiết nào vỡ cần thay ngay.
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không dạn nứt. Kiểm tra kỹ các chỗ nối và phích cắm, chỗ nối vào đồ dùng điện nếu bị gãy, có vết dạn nứt thì khi vặn soán dễ gây ngấn mạnh hoặc trạm điện ra vỏ.
- Phải kiểm tra định kỳ các đò dùng điện nếu bị hư hỏng được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào các đồ dùng điện đó đảm bảo các yêu cầu mới đưa vào sử dụng
4. Củng cố:5/
- Tại sao phải kiểm tra định lỳ an toàn điện của mạng điẹn trong nhà.
5. hướng dẫn về nhà:2/
- Học theo các câu hỏi trong SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 9 tháng 4 năm 2007
Giám hiệu kí duyệt
Tuần 32
Ngày soạn: 25/4/2007
Tiết 32,33
Ngày dạy: /2007
Tổng kết và ôn tập
I. Mục tiêu
- Dạy xong bài này học sinh cần đạt được
+Biết đặc điểm, yêu cầu của nghề điện dân dụng, có liên hệ với bản thân để chọn nghề
+Biết sử dụng các dụng cụ trong lắp đặt điện
+Hiểu một cách tổng quát quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà
II. Chuẩn bị
- Câu hỏi ôn tập
II. Tiến trình lên lớp
1. ổn định( 1/)
- Kiểm tra sĩ số
- ổn định trật tự
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của Gv – hs
Tg
Nội dung
- GV nêu mục tiêu ôn tập:
+Biết đặc điểm, y/c của NDDD, có liên hệ với bản thân để chọn nghề,
+Biết sử dụng các dụng cụ trong lấp đặt điện
+Hiểu một cách tổng quát quy trình lắp đặtmạng điên trong nhà
Gv cho HS làm việc theo nhóm những nội dung sau:
+Kiểm tra việc chuẩn bị của các thành viên trong nhóm về nội dung ôn tập
+Thảo luân nhóm về từng nội dung ôn tập
*Giới thiệu nghề điện dân dụng:ý nghĩa và đặc điểm y/c của nghề
*An toàn lao độngtrong công việc lắp đặt điện
*Dụng cụ và vật liệu trong lắp đặt điện
*Lắp đặt mạng điện trong nhà: lập kế hoạch công việc và quy trình lắp đặt mang điện
*Kiểm tra sản phẩm
*Kiẻm tra an toàn mạng điện trong nhà
- GV tổng kết các kiến thức, kỹ năng cần ghi nhớ:
Câu1: Dây dẫn và dây cáp điện có cấu tạo khác nhau như thế nào? dây cáp được lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà?
Câu2: Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả kời mà em cho là đúng:
Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là:
A.Ampe kế
B.Ôm kế
C.Oát kế
D.Vôn kế
Câu3: Tại sao trên vỏ các máy biến áp cần phải có vôn kế và ampe kế?
Câu4: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mối nối cần hàn và được cách điện?
Câu5: Hãy trình bày quy trình lắp bảng điện. Có thể bỏ qua công đoạn vạch dấu trong quy trình đó được không? Tại sao?
Câu6: Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
Câu7: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu1: Dây dẫn và day cáp điện có cấu tạo khác nhau: Cáp bao gồm nhiều dây dẫn điện.Dây cáp được lăp trước công tơ ở mạng điện trong nhà.
Câu2: Khoanh vào chữ cái đứng trước cau trả lời đúng:
Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là:
D. Vôn kế
Câu3: Trên vỏ các máy biến áp cần phải có vôn kế và ampe kế để biết điẹn áp và dòng điện của mạng điện trong nhà, từ đó tăng giảm điện áp và dòng điện cho phù hợp với thiết bị điện.
Câu4: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách vặn xoắn cơ học, kẹp đai hoặc hàn. Các mối nối cần được hànđẻ có được độ bền cơ học cao và đẫn điện tốt, sau đó được cách điện để đảm bảo an toàn.
Câu5: Quy trình lắp bảng điện
Vạch dấu Khoan lỗ BĐ
Nối dâyTBĐ của BĐ Lắp TBĐ vào
BĐ Kiểm tra
Không thể bỏ qua công đoạnn vạch dấu trong quy trình đó, vì nếu không vạch dấu thì các thiết bị lắp trên bảng điện sẽ không hợp lý và chính xác
Câu6: Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện: sơ đồ nguyên lý chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lăp ráp...các phần tử của mạng điện, còn các sơ đồlắp đặt biểu thị vị trílắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tửcủa mạch điện và còn dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện.
Câu7: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạng điện phụ thuộc vào vị trí lắp đặt các thiết bị của mạch điện.
Câu8: Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lý va sơ đồ lắp đặt của mach điện.
Sơ đồ nguyên lý:
Đặc điểm: Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử
Công dụng: Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện
Sơ đồ lắp đặt:
-Đặc điểm: Biểu thị rõ ràngvị trí, cách lắp đặt của các phần tử
-Công dụng: Dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện
4. Củng cố:
GV nhận xét bài ôn tập
5. hướng dẫn về nhà
Dặn dò học sinh ôn tập ở nhà để chuẩn bị bài kiểm tra.
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2007
Giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_29_33_trinh_thi_hang.doc