I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn điện trong nhà. Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điên trong nhà
2. Kỹ năng: kiểm tra được 1 số yêu cầu an toàn mạng điện trong nhà.
3. Thái độ: giáo dục ý thức cẩn thận, biết bảo đảm an toàn lao động khi làm việc. Yêu thích hứng thú với công việc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
o Dây dẫn điện mới và cũ. Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện, cầu dao , công tắc. Một số đồ dùng điện. Bút thử điện
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các thiết bị như: công tắc cầu chì, ổ cắm điện, phích điện.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 31+32: Kiểm tra an toàn của mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32, 33 Ngày dạy: 14-24/4
Bài 12: KIỂM TRA AN TOÀN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Tiết 31, 32
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn điện trong nhà. Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điêïn trong nhà
2. Kỹ năng: kiểm tra được 1 số yêu cầu an toàn mạng điện trong nhà.
3. Thái độ: giáo dục ý thức cẩn thận, biết bảo đảm an toàn lao động khi làm việc. Yêu thích hứng thú với công việc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Dây dẫn điện mới và cũ. Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện, cầu dao , công tắc. Một số đồ dùng điện. Bút thử điện
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các thiết bị như: công tắc cầu chì, ổ cắm điện, phích điện.
III. CÁC HOẠT DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tìm hiểu bài học (5’).
? Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi?
? Một số yêu cầu kỹ thuật của phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
- Nêu yêu cầu cần thiết của việc kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- Tìm hiểu tại sao phải kiểm tra an toàn mạng điện, cần phải kiểm tra những gì?
Hoạt động 2: Kiểm tra dây dẫn điện (20’)
- Nêu câu hỏi: Cho biết đường dây dẫn điện vào nhà em:
? Là loại dây gì?
? Vỏ cách điện có bị tróc hay nứt không?
? Mối nối có được bọc cách điện cẩn thận không?
? Có bị chùng, bị võng xuống không?
? Có gần cây cối không ?
- Thảo luận, trả lời câu hỏi, tổng hợp kết quả:
+ Dây có vỏ bọc cách điện
+ Không bị tróc hay nứt vỏ, nếu có thì thay dây mới.
+ Các mối nối phải được bọc cách điện
+ Trả lời theo thực tế. Nếu dây chùng, võng nên căng lại. Không để đường dây gần cây cối.
1. Kiểm tra dây dẫn điện:
Kiểm tra an toàn của vỏ bọc cách điện về vết nứt, về hở cách điện của đường dây dẫn điện.
Kiểm tra dây ngoài trời về độ chùng võng, vướng cây cối
Hoạt động 3: Kiểm tra cách điện mạng điện (20’)
- Nêu câu hỏi:
? Dây dẫn trong nhà được đặt trong vật liệu gì?
? Các ống cách điện luồn dây dẫn có chắc chắn hay bị dập vỡ không?
? Nếu bị dập vỡ ta cần xử lý như thế nào?
- Gọi 1 HS và yêu cầu kiểm tra mạng điện trong lớp.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Dây dẫn trong nhà thường được luồn trong ống nhựa.
+ Trả lời theo thực tế (không nên để ống cách điện bị bong hay dập vỡ)
+ Nếu ống dập vỡ cần thay ống mới?
- Cả lớp theo dõi, kiểm tra mạng điện trong lớp.
2. Kiểm tra cách điện mạng điện
Kiểm tra các ống cách điện luồn dây dẫn.
Hoạt động 4: Kiểm tra các thiết bị điện (25’)
- Nêu câu hỏi:
? Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì?
? Cầu dao, công tắc cần kiểm tra những gì?
- Cho HS làm bài tập (phiếu)
- Treo bảng phụ bảng 12.1 hướng dẫn đặt đúng hướng
? Cầu chì cần kiểm tra những gì?
? Ổ cắm và phích cắm điện cần kiểm tra những gì?
- Thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nêu các thiết bị: công tắc, cầu dao, cầu chì, ổ điện, phích cắm.
+ KT vỏ, các mối nối, sự tiếp xúc của các cực, hướng đóng-cắt
- Làm BT nêu cách khắc phục cho các trường hợp.
+ KT vị trí lắp đặt, nắp-vỏ, số liệu- kích thước dây chảy.
+ KT thân-vỏ, các mối nối, chốt tiếp xúc, môi trường xung quanh.
3. Kiểm tra các thiết bị điện:
a. Cầu dao, công tắc:
b. Cầu chì:
c. Ổ cắm, phích cắm:
Hoạt động 5: Kiểm tra các đồ dùng điện (15’)
- Nêu câu hỏi, HD trả lời:
? Ở gia đình thường dùng các đồ dùng điện nào?
? Cần kiểm tra những gì trên các đồ dùng điện?
- Thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số đồ dùng thông dụng (đèn, quạt, nồi cơm điện )
+ KT vỏ, các bộ phận cách điện, dây dẫn, phích cắm, các mối nối, các hư hỏng, an toàn về điện,
4. Kiểm tra các đồ dùng điện:
Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn (5’)
- Yêu cầu HS về nhà thực hành:
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau:
- Thực hành: Kiểm tra dây dẫn, mạng điện, các thiết bị điện, các đồ dùng điện ở nhà.
- Chuẩn bị: “Ôn tập cuối năm”
Tân Tiến, ngày 13 tháng 4 năm 2009
KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_3132_kiem_tra_an_toan_cua_mang.doc