Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 10: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

I/ MỤC TIÊU:

Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được:

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm

- Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây chôm chôm.

- Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây chôm chôm.

- Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống chôm chôm, kĩ thuật trồng và nhân giống chôm chôm.

- Các số liệu về phát triển nghề trồng chôm chôm ở địa phương.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:

 1/ Kiểm tra bài cũ: Qui trình trồng cây xoài?

 2/ Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 10: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 20 Bài 10: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CHÔM CHÔM I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được: Biết được giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây chôm chôm. Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây chôm chôm. Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống chôm chôm, kĩ thuật trồng và nhân giống chôm chôm. Các số liệu về phát triển nghề trồng chôm chôm ở địa phương. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Kiểm tra bài cũ: Qui trình trồng cây xoài? 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu bài học Cây chôm chôm là cây ăn quả quen thuộc, lâu năm thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở các tỉnh miền Nam nước ta. Vùng Long Khánh Đồng Nai là vùng có trồng cây chôm chôm nhiều nhất. Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng cao, ngon nên có giá trị kinh tế hàng hóa tốt. --> Ghi đầu bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm. HS trả lời: Quả chôm chôm chứa nhiều : +Protein tiêu hóa thành axit amin rồi hấp thụ vào cơ thể. +Chất béo tiêu hóa thành glyxerin và axit béo. +Gluco hấp thụ trực tiếp vào cơ thể. +Vitamin. +Chất khoáng. Quả chôm chôm được ăn tươi, làm xirô, đóng hộp, làm nước giải khát Các bộ phận khác của cây chôm chôm còn có giá trị: +Rễ làm thuốc hạ nhiệt. +Hạt chế biến socola +Vỏ chữa sưng, tấy miệng, lợi. Yêu cầu HS hoạt động nhóm: đọc SGK, tìm thông tin trả lời câu hỏi sau: ? Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm như thế nào? Quả chôm chôm được sử dụng như thế nào? Các bộ phận khác của cây chôm chôm có giá trị gì? HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm. Đại diện các nhóm trả lời sau khi đọc ở SGK và sau khi thảo luận. Yêu cầu HS hoạt động nhóm: đọc SGK, tìm thông tin trả lời câu hỏi sau: 1? Cây chôm chôm có những đặc điểm thực vật cơ bản gì về rễ, lá, hoa? 2? Những đặc điểm này có liên quan gì đến kĩ thuật trồng và chăm sóc? 3? Cây chôm chôm có nhu cầu gì về nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng và đất? HOẠT ĐỘNG 4. Tìm hiểu kĩ thuật trồng , chăm sóc, thu hoạch , bảo quản, chế biến cây và quả chôm chôm. HS đọc và nghiên cứu SGK , cộng kinh nghiệm sản xuất ở gia đình để trả lời. H.23 HS tự lực tìm thông tin. GV nêu câu hỏi để HS hệ thống lại kiến thức về qui trình kĩ thuật: trồng, chăm sóc cây chôm chôm. ? Qui trình kĩ thuật sản xuất cây chôm chôm gồm những khâu nào? Nội dung cơ bản của mỗi khâu? GV tổng kết: Qui trình kĩ thuật sản xuất cây chôm chôm: Giống(H.23: chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái Lan)-->Nhân giống( Chiết cành và ghép) --> Trồng cây (Thời vụ:tháng 4-5; khoảng cách: 8x8, Đào hố: 60x60x60; bón lót: phân hữu cơ + phân hóa học) --> Chăm sóc ( làm cỏ, vun xới quanh gốc; Bón thúc: phân đạm và kali. 3 lần: khi hái quả và tỉa cành. Khi ra hoa. Khi nuôi quả; Tưới nước để giữ ẩm; Tạo hình; sửa cành để cắt bỏ cành vượt; Phòng trừ sâu bệnh như: rệp sáp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng)--> Thu hoạch ( khi quả màu vàng ( chôm chôm nhản), màu đỏ(chôm chôm Thái, chôm chôm tróc), cắt chùm quả vào buổi sáng)--> Bảo quản ( để nơi thoáng mát, xếp trong sọt hay hộp, túi nilon ở nhiệt độ 100C)--> Chế biến (Nước giải khát, đóng hộïp) HOẠT ĐỘNG 5. Tổng kết - Dặn dò. Đọc ghi nhớ. Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/57 Xem trước bài 12: D Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_10_ky_thuat_tro.doc
Giáo án liên quan