Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Biết được giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

 Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm

 Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chôm chôm và quả chôm chôm

 Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Chuẩn bị bông chôm chôm, quả một số giống chôm chôm, một số hoa và quả chôm chôm bị bệnh

 2.Học sinh

 Học bài 10

 Nghiên cứu trước bài 11

 Đem theo hoa và quả một số giống chôm chôm

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn 07/1/2009 Tiết 21 Ngày dạy 13/1/2009 Bài 11 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHÔM CHÔM @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Biết được giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chôm chôm và quả chôm chôm Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Chuẩn bị bông chôm chôm, quả một số giống chôm chôm, một số hoa và quả chôm chôm bị bệnh 2.Học sinh Học bài 10 Nghiên cứu trước bài 11 Đem theo hoa và quả một số giống chôm chôm III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Trình bày giá trị dinh dưỡng của quả xoài? Ví dụ chứng tỏ xoài có tác dụng làm thuốc? Xoài có đặc điểm thực vật và cần những điều kiện ngoại cảnh nào? Giới thiệu bài mới (3’) Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều nơi trong cả nước. Quả chôm chôm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để tìm hiểu xem kĩ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm có những vấn đề gì cần lưu ý. Chúng ta cùng nghiên cứu bài 10. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 6’ I.Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin nhất là vitamin C Quả chôm chôm dùng để ăn tươi, chế biến thành xi rô hoặc đóng hộp HĐ1. Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm Cho HS xem mẫu vật quả chôm chôm chín. Yêu cầu HS giới thiệu một vài giá trị dinh dưỡng của chôm chôm? Quả chôm chôm được dùng như thế nào? Giới thiệu công dụng làm thuốc của chôm chôm • Trái xanh có tác dụng như thuốc tẩy giun, làm thuốc tiêu giúp ăn ngon miệng, tác dụng như thuốc làm giảm tiêu chảy và bệnh lỵ. • Trái chín chứa nhiều vitamin C, Canxi và Phospho. • Trong 100g thịt chôm chôm chứa 38,6mg vitamin C; 30,0mg Phospho và 22mg Canxi và 140mg Kali, chỉ cần ăn vài trái chôm chôm là đã đủ nhu cầu về vitamin C hàng ngày của bạn (50-60mg vitamin C/ngày). • Thịt chôm chôm nghiền nát thành bột nhão, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da rất tốt. • Lá chôm chôm giã nhỏ dùng làm thuốc đắp hai bên thái dương làm dịu cơn nhức đầu. • Ở Malaysia, chôm chôm còn được dùng như một vị thuốc, vỏ khô của trái được bán trong các cửa hàng thuốc địa phương, nước sắc vỏ cây được dùng như một phương thuốc trị bệnh tưa miệng ở trẻ em, dùng để hạ nhiệt, giảm sốt. Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin nhất là vitamin C Quả chôm chôm dùng để ăn tươi, chế biến thành xi rô hoặc đóng hộp 7’ II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh 1.Đặc điểm thực vật - Thuộc họ Bồ hòn Hoa chôm chôm gồm hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi tuỳ từng giống và mùa khác nhau. Chùm hoa mọc ở đầu cành. 2.Yêu cầu ngoại cảnh -Nhiệt độ: chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ20-300C -Rất cần ánh sáng, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc trong tán cây. -Lượng mưa 2000 mm /năm, phân phối đều trong năm -Thích hợp nhất là đất thịt pha cát, tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt, pH từ 4,5-6,5 HĐ2. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm Giới thiệu chôm chôm thuộc họ Bồ hòn Đưa cho HS xem hoa chôm chôm Hoa cây chôm chôm có đặc điểm gì? Yêu cầu ngoại cảnh của chôm chôm Nhiệt độ Ánh sáng Đất pH Lượng mưa Treo sơ đồ sau Cây chôm chôm cần những yêu cầu ngoại cảnh nào? Hoa chôm chôm gồm hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi tuỳ từng giống và mùa khác nhau. Chùm hoa mọc ở đầu cành. HS trả lời như sau: Nhiệt độ: chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ20-300C Chôm chôm rất cần ánh sáng, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc trong tán cây. Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm, phân phối đều trong năm Chôm chôm được trồng trên nhìeu loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt pha cát, tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt, pH từ 4,5-6,5 14’ III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.Giống cây 2.Nhân giống cây Chủ yếu là chiết và ghép. 3.Trồng cây -Thời vụ -Khoảng cách trồng -Đào hố, bón lót 4.Chăm sóc -Làm cỏ, vun xới -Bón phân thúc -Tưới nước -Tạo hình, sửa cành -Phòng trừ sâu bệnh HĐ3. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm Đưa một số quả chôm chôm khác giống với nhau, giới thiệu các giống. Em hãy nêu một số giống chôm chôm mà em biết? Giới thiệu ưu nhược điểm của các giống chôm. Chôm chôm thường được nhân giống bằng biện pháp nào? Trồng chôm chôm ở thời điểm nào là thích hợp nhất? Vì sao? Khoảng cách trồng chôm chôm như thế nào là hợp lí? Tại sao em lại chọn khoảng cách đó? Nên đào hố và bón lót như thế nào? Câu hỏi thảo luận: khi trồng cây chôm chôm, cần tiến hành chăm sóc như thế nào? Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng chất chất độc hoá học trong phòng trừ sâu bệnh hại. Giới thiệu một số giống chôm chôm mà các em biết: chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm, chôm chôm ta Chủ yếu là chiết và ghép. Thích hợp trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) ở miền Nam vì do yêu cầu ngoại cảnh thì miền Nam thích hợp nhất Tuỳ giống và tuỳ loại đất mà có thể chọn khoảng cách 8x8, 10x10m. Do chôm chôm là cây lâu năm, thân to, rễ ăn rộng, tán vươn xa do vậy cần được trồng ở khoảng cách lớn. Đào hố 60x60x60cm. Bón lót 20-30kg phân chuồng và 1kg lân/hố. Học sinh thảo luận trong 5 phút Làm cỏ quanh gốc cây diệt cỏ dại và nơi ẩn nấp của sâu bệnh Tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp chủ yếu với đạm và kali, cần bón 3 thời điểm sau: Sau khi thu hoạch quả, tỉa cành: bón chủ yếu là phân hữu cơ kết hợp NPK. Trước khi ra hoa (bón đón hoa): bằng phân đạm và kali. Bón nuôi quả chủ yếu là đạm và kali kết hợp bón phân vi lượng để tăng tỉ lệ đậu quả và nâng cao chất lượng quả. Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều. Tưới nước xung quanh gốc giữ ẩm thường xuyên. Đặc biệt trước khi cây ra hoa 1 tháng cần cách nước hoàn toàn, sau đó phun thuốc kích thích ra hoa, tưới phân và nước đầy đủ, cây sẽ ra hoa đồng loạt Cắt bỏ các cành nhỏ yếu, cành bị sâu bệnh, tạo tán Cần phòng trừ một số sâu như rệp sáp, rầy, sâu đục cành, đục quả; một số bệnh như bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, phấn trắng 5’ IV.Thu hoạch và bảo quản Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần, khi quả chuyển vàng (chôm chôm nhãn) hoặc từ vàng sàng đỏ thì thu hoạch Bảo quản nơi khô ráo, trong túi kín ở nhiệt độ thấp. HĐ4. Tìm hiểu về thu hoạch, bảo quản chôm chôm Nên thu hoạch quả vào lúc nào? Tại sao? Bảo quản quả như thế nào? Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần, khi quả chuyển vàng (chôm chôm nhãn) hoặc từ vàng sàng đỏ thì thu hoạch Bảo quản nơi khô ráo, trong túi kín ở nhiệt độ thấp. Cây chôm chôm Nhiệt độ .. Ánh sáng Đất .. pH Lượng mưa .. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Hoàn thành sơ đồ sau Trả lời các câu hỏi sau: Quả chôm chôm có những giá trị nào? Khi trồng chôm chôm cần lưu ý những vấn đề gì? Trình bày các khâu chăm sóc chôm chôm? B.Đánh giá C.Công việc về nhà Học bài 11 Nghiên cứu bài12, phân công cho từng nhóm vẽ và trình bày (đem theo vật thật nếu có) của các loại sâu bệnh. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_11_ky_thuat_tro.doc