I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây ; thu hoạch, bảo quản, chế biến quả.
Có thái độ yêu thích nghề trồng cây ăn quả, hình thành tư duy kỹ thuật nhân giống cây.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Bảng 2, hình3.SGK và các sơ đồ cần thiết
2.Học sinh
Học thuộc bài 2 (tiết 1)
Nghiên cứu trước phần còn lại của bài 2
III.Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
a. Trình bày các giá trị của cây ăn quả?
b. Trình bày đặc điểm thực vật của cây ăn quả?
c. Phân tích các yêu cầu về ngoại cảnh của cây ăn quả?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả (Tiếp theo) - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn 26/8/2008
Tiết 3 Ngày dạy 03/9/2008
Bài 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ
(TIẾT2)
@&?
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây ; thu hoạch, bảo quản, chế biến quả.
Có thái độ yêu thích nghề trồng cây ăn quả, hình thành tư duy kỹ thuật nhân giống cây.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Bảng 2, hình3.SGK và các sơ đồ cần thiết
2.Học sinh
Học thuộc bài 2 (tiết 1)
Nghiên cứu trước phần còn lại của bài 2
III.Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
Trình bày các giá trị của cây ăn quả?
Trình bày đặc điểm thực vật của cây ăn quả?
Phân tích các yêu cầu về ngoại cảnh của cây ăn quả?
Giới thiệu bài mới (3’)
Hầu hết các loại cây ăn quả đều có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nhân dân ta trồng khắp mọi nơi.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để trồng cây ăn quả đạt kết quả cao cần có hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thật trồng cây ăn quả qua tiết thứ hai của bài 2.
Các hoạt động dạy - học
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
1.Giống cây: phong phú, đa dạng, gồm: cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
2.Nhân giống
Nhân giống hữu tính bằng hạt
Nhân giống vô tính bằng cách giâm cành, chiết, ghép, tách chồi và nuôi cấy mô.
3.Kỹ thật trồng
a.Thời vụ
Miền Nam: tháng 4 – 5(đầu mùa mưa)
Miền Bắc: tháng 2 – 4(vụ xuân) và tháng 8 – 10 (vụ thu)
b.Khoảng cách trồng hợp lý tuỳ giống
c.Đào hố phù hợp
Bón lót bằng phân hữu cơ và phân lân.
d.Trồng cây theo quy trình:
Đào hó trồng à bóc vỏ bầu à đặt cây vào hố àlấp đất à tưới nước.
HĐ3. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
Nước ta có thể trồng được những nhóm cây ăn quả ở những đới khí hậu nào? Tại sao?
Treo bảng 2.Các loại cây ăn quả
Tuy nhiên, để có được nhiều giống cây ăn quả có chất lượng cao cần phải làm gì?
Chúng ta có những phương pháp nhân giống nào?
Cây ăn quả đều được nhân giống bằng tất cả các phương pháp này phải không? Tại sao?
Ở miền Nam chúng ta nên trồng cây con vào thời điểm nào là thích hợp nhất? Tại sao?
Theo em, ở miền Bắc nên trồng vào thời điểm nào là thích hợp nhất? Tại sao?
Mùa nào miền Bắc không nên trồng? Tại sao?
Khoảng cách trồng cây phụ thuộc vào yếu tố nào?Tại sao?
E
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trải dài trên nhiều vĩ độ, địa hình đa dạng, phức tạp nên có thể trồng được nhiều loại cây ăn quả khác nhau từ ôn đới, á nhiệt đới đến nhiệt đới
Đọc bảng 2
Cần tiến hành chọn lọc, lai tạo thật kỹ để tạo ra được những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống được sâu bệnh và thích nghi cao.
Nhân giống hữu tính bằng hạt
Nhân giống vô tính bằng cách giâm cành, chiết, ghép, tách chồi và nuôi cấy mô.
Mỗi loại cây ăn qủa đều có đặc tính sinh học riêng, có loại áp dụng phương pháp nhân giống này, có loại áp dụng phương pháp nhân giống kia. Do vậy không thể áp dụng tất cà các phương pháp nhân giống cho một loại cây được.
Nên trồng vào tháng 4-5 vì thời điểm này là bắt đầu mùa mưa, cây trồng sinh trưởng mạnh và đỡ tốn công chăm sóc, tưới nước.
Nên trồng vào tháng 2 – 4 vì thời điểm này khí hậu ấm áp, cây trồng đang sinh trưởng mạnh nhất.
Tháng 8-10 trồng cũng tốt vì đây là thời điểm cây trồng tích luỹ chất dinh dưỡng nên trồng cây không bị mất sức.
Mùa mưa thường gây nên lũ, mưa phùn kéo dài sẽ làm cây trồng đẽ bị chết. Mùa đông không trồng được vì thời tiết quá giá rét.
Khoảng cách trồng phụ thuộc tuỳ loại cây, độ rộng tán cây, độ ăn lan toả của rễ và tuỳ loại đất.
Bảng 2.CÁC LOẠI CÂY ĂN QUẢ
STT
Nhóm
Các loại cây ăn quả điển hình
1
Cây ăn quả nhiệt đới
Chuối, dứa, mít, xoài, dừa, hồng xiêm, ổi, na, sầu riêng, măng cụt, khế, vú sữa, trứng gà, chôm chôm, thanh long, đu đủ, đào lộn hột.
2
Cây ăn quả á nhiệt đới
Cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, vải, bơ, hồng, mơ, hạt dẻ
3
Cây ăn quả ôn đới
Táo tây, lê, mận, nho, dâu tây
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ”
Chọn câu đúng nhất
Cây ăn quả thường có
Hoa đực nhiều
Hoa cái nhiều
Hoa lưỡng tính nhiều
Cả 3 loại hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính
Điền vào chỗ trống từ thích hợp
Cây ăn quả thường có rễ có thể ăn sâu đến. và rễ .. phân bố ở độ sâu.. ; có thân.là chủ yếu. Cây ăn quả thường có 3 loại hoa:., có nhiều loại quả: .. và hạt đa dạng tuỳ loại quả.
Cây ăn quả thích hợp với điều kiện ngoại cảnh như thế nào?
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
Học bài 2
Nghiên cứu trước phần còn lại của bài 2
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_2_mot_so_van_de.doc